CHUYÊ.N LA.
Home | CHUYÊ.N THIÊ`N | CHUYÊ.N THIÊ`N (tt) | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | Va(n 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | THO' | CHUYÊ.N LA. | TIÊ?U LUÂ.N | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | TA`I TU'? | VA(N TÊ'

BIỂN

 

BIỂN

 

Người đàn bà theo cô y tá vào pḥng. Trên giường, một người đàn ông nằm nh́n thẳng lên trần nhà, mắt mở to thao láo.

Cô y tá lay nhẹ vai anh, nói bằng tiếng Pháp:

- Ông Nguyễn, ông Nguyễn, đoán xem ai đây ? ... Nh́n kỹ đi, vợ ông tới thăm ông nè.

Người đàn bà đưa tay ra muốn nói ǵ đó th́ vừa lúc người đàn ông hướng ánh mắt về phía chị, Anh kêu lên thều thào nhưng hớn hở :

- Em! Trời ơi!

Anh loạng quạng ch́a bàn tay khẳng khiu ra, chị như ngần ngại một giây rồi nắm lấy, cầm nhẹ nhàng trong hai tay ḿnh.

Anh mỉm nụ cười héo hon:

- Lạnh không ? Bám, chặt vào!

Chị khẽ khàng đặt tay lên ngực anh. Rồi bỗng bạo dạn hơn, chị choàng qua, siết ṿng tay lại. Nụ cười ngây ngô trên môi anh kéo dài như vô cùng:

- Con đâu em ?

- Con đang ngủ. Anh cũng ráng ngủ một chút đi cho khỏe .

Giọng anh bỗng kêu thất thanh :

- Sát lại. Bám chặt anh. Khéo tuột.

Chị áp sát vào tấm thân gầy g̣ run rẩy, bận bịu gật gật đầu. Tóc anh lưa thưa cứ như muốn dựng ngược lên từng sợi . Chị dịu dàng vuốt những sợi tóc mùa thu của anh, âu yếm như người mẹ. Mắt chị buồn thiu, xa vắng.

- Em nè, vợ chồng, có những lúc, cơm không, lành, canh không ngọt, anh có lỡ giận, la em, cái ǵ em bỏ qua cho anh nghe, đừng giận, bỏ anh, tội, tội, nghiệp, cái chính, là, biết, anh thương, em , vô cùng, nghe em, đời anh, chỉ, có em, và, con ...

Chị khóc:

- Anh đừng nghĩ quẩn quanh nữa. Em không giận anh đâu. Em cũng ... thương anh lắm!

Chị kéo chăn cho anh ngay ngắn. Hai bàn tay hiền dịu vẫn ve vuốt anh. Ngoài đêm, trời hối hả rải tuyết...

 

Sáng sớm hai người y tá vào pḥng. Ông y tá đen to lớn dềnh dàng phủ lên người anh tấm ra trắng muốt. Cô y tá đỡ chị đứng lên và lặng lẽ mở ngăn kéo lôi ra các thứ giấy tờ bọc trong bao ny-lon:

- Ông nhà đi như vậy đỡ khổ cho ông hơn, nhất là có bà bên cạnh. Bao nhiêu lần rồi bệnh viện cố t́m bà mà không ra .

Chị hỏi, hơi tần ngần:

- Lần cuối cùng ông ấy vào đây là lúc nào ?

- Thứ sáu tuần rồi . Bà coi, trời như vầy mà lại trần truồng đứng múa ở vườn Luxembourg!

- Lần này sao bệnh viện lại t́m ra tôi ?

Cô y tá cười:

- Cái khó là cạy răng ông để ông cho biết địa chỉ của bà. Khi ông ta nói "biển" th́ giản dị thôi, cứ bấm minitel ra lục lọi các vùng có biển là t́m ra bà ngay!

Chị cũng cười:

- Phải, giản dị thật!

Hai người y tá đẩy băng ca đi. Ngang qua cửa sổ, tấm ra pha lẫn vùng tuyết ngoài kia . Căn pḥng trống trơn. Chị ra hành lang, lặng lẽ mở bao nylon ra và đọc . Những tia nắng đầu ngày đông u ám rọi lên các thứ giấy tờ và một số thư từ cũ nḥa . Chị vừa đọc vừa khóc. Xong chị xếp lại vào bao, thở dài . Chị quàng lại khăn, kéo cao cổ áo măng-tô lên. Trời rất lạnh.

 

Bước vào ca-bin, chị để cạc vào máy điện thoại và bấm số.

- Anh hả ? Em đây ... Trẻ nhỏ dậy hết chưa ?... Xa quá anh à. Một người đồng bào ... (chị thở dài). Không, dĩ nhiên là không bà con ǵ với ḿnh cả. Khi em tới th́ tối rồi và coi bộ ông ta lẫn lộn hết cả, tưởng em là vợ ...Ơ th́ anh coi, cứ Nguyễn Thị Ngọc ǵ ǵ có vần "ương" theo sau mà chả là em. Ḿnh đă nhận bao nhiêu thứ rồi ...Có, cô y tá đưa hết giấy má thư từ của ông ấy cho em ... Em đọc rồi, vợ con đều chết biển khi vượt biên, chỉ c̣n ông ta sống sót với mấy người thôi ... (chị khóc) .. Xong rồi anh ạ ... Vâng, lúc năm giờ sáng, trong tay em...

 

MIÊNG

(/O-O/ sưu tầm)

 

ÔNG LĂO KỲ LẠ

 

ÔNG LĂO KỲ LẠ

 

Tôi muốn viết từ lâu, kể chuyện một ông lăo kỳ lạ, ông ta sống giữa đời như tất cả chúng ta, song lại hành động rất khác!

 

Lần đầu tiên tôi nghe về lăo là mùa Giáng Sinh 1990. Chiều 24 tháng 12 năm ấy, tôi lên thăm bạn ở thành phố Lausanne. Chúng tôi rủ nhau đi phố sắm sửa vài món quà cho bữa tiệc thân hữu gặp nhau. Phố xá lạnh lẽo và vắng lặng lắm v́ đa số mọi người đă đều đi về đoàn tụ với gia đ́nh. Trời lất phất đổ tuyết, gợi cho lữ khách, tùy tâm trạng, mà cảm thấy lăng mạn hay cô đơn kinh khiếp. Với tôi, năm ấy thật buồn, v́ ba mẹ tôi đi Hoa Kỳ thăm bạn, c̣n tôi v́ phải lo học thi cho học kỳ mùa Đông, nên không đi theo được. Ở lại xứ cao nguyên sương mù, gió lạnh trong mùa Giáng Sinh lê thê quả là một chuyện cô đơn khó chịu. May mà c̣n có bạn bè dễ thương. Họ làm tiệc mời tôi và qua đó cũng ấm ḷng người viễn xứ!

 

Khi ở phố về, chúng tôi chọn đường tắt nên đi ngang qua một chiếc cầu rất dài, bắc lắt lẻo trên ghềnh đá, đứng trên thành cầu nh́n xuống dưới người yếu bóng vía dễ bị xây xẩm v́ chiều sâu hun hút hiểm trở. Người bạn đi chung chợt giật tay tôi chỉ một túp lều vải được dựng ngay bên cạnh đầu cầu. Tôi hơi ngạc nhiên, v́ mùa này không phải là mùa để người ta cắm trại nơi đây! Bạn tôi kể rằng từ 20 năm nay, mỗi năm cứ đến mùa Giáng Sinh lại có ông già đến đây cắm trại. Tôi ngạc nhiên hỏi lư do. Bạn tôi cho biết chiếc cầu này là nơi quyến rũ nhiều người cứ đến mùa Giáng Sinh ra nhảy cầu tự tử. V́ mùa Giáng Sinh ở Thụy Sĩ buồn quá, những người sống cô đơn thường bị cơn trầm cảm (Depression) hành hạ nên dễ t́m cái chết. 20 năm qua, người đàn ông đă cắm trại ở đầu cầu, nếu thấy ai một ḿnh đứng trên cầu, lập tức ông bước tới nói chuyện khuyên nhủ. Trong lều của ông thường có rượu chát, chocolate và vài món quà nho nhỏ. Người có ư định tự tử thường được ông mời vào lều cho uống rượu tâm t́nh, cho đến khi người đó bỏ ư định quyên sinh. Trước khi rời khỏi lều, thể nào họ cũng được ông cho món quà có ư nghĩa, với số điện thoại để sau đó cần người nói chuyện th́ t́m ông. Ông làm việc âm thầm và không nhờ bất cứ hội đoàn nào giúp sức.

 

Nghe lời kể của bạn tôi, tôi xúc động lắm, thật không ngờ giữa cuộc sống có quá nhiều bon chen, tranh giật lại có Tâm Bồ Tát hiện hành. Tôi kéo bạn tôi đi về phía lều của ông lăo và tỏ ư muốn nói chuyện. Ông lăo mở cửa lều, mời chúng tôi vào. Đó là một người đàn ông có dáng người khắc khổ, tuổi khoảng trên dưới 70 tuổi, gương mặt đầy từ ái. Trong căn lều thiết trí rất đơn giản, có tấm thảm trải cho ấm và một ḷ than nho nhỏ bên cạnh để sưởi, nấu trà, càfê và thức ăn. Ông lăo hỏi chúng tôi sao lại đứng trên cầu bàn luận lâu vậy, giữa thời tiết giá lạnh trong buổi chiều Noël? Tôi kể ông nghe về cảm nhận của ḿnh khi biết chuyện và vô cùng tán thán hạnh nguyện của ông. Ông lăo mỉm cười: "Th́ sống trong đời, ta có thể làm được việc ǵ tốt cho người khác th́ phải cố gắng thôi!" Ông cũng cho biết thêm "có nhiều người oán trách tôi v́ tôi bắt họ tiếp tục sống để chịu khổ!" Chúng tôi nói chuyện với nhau khoảng 1 giờ đồng hồ về nhiều đề tài rất tương đắc, ông lăo rất thông thái, rất tế nhị và khi nói chuyện có sức thuyết phục rất cao. Sau đó chúng tôi từ giă ông để trở về lo bữa tiệc buổi tối.

 

Từ đó, thỉnh thoảng tôi gọi điện thoại nói chuyện với ông. T́nh bạn giữa chúng tôi nảy nở và trở nên thân thiết. Ông tên Peter Dupont, tuổi đă 72 và sống một ḿnh cô độc. Tôi cũng ngạc nhiên không hiểu tại sao ông không có gia đ́nh. Ông bảo: "Khi trước tôi cũng có bà mẹ nữa, v́ phụng dưỡng mẹ nên tôi chẳng lập gia đ́nh, ngày tháng qua đi, trở thành người già khi nào không biết." Ông làm việc tại ngân hàng X với nhiệm vụ chuyển thư từ tài liệu từ văn pḥng này tới văn pḥng khác. Ông không bao giờ nghỉ, trong suốt 40 năm làm việc tại đâỵ Khi mẹ ông qua đời trong đêm, ông đến xin phép ban giám đốc cho ông được nghỉ nửa ngày. Ông giám đốc ngạc nhiên thấy ông xin nghỉ, hỏi lư do mới biết đêm qua mẹ ông qua đời. Ông giám đốc kêu trời và bắt ông nghỉ 1 tuần ở nhà lo mọi chuyện. Sau 3 ngày, ông gọi điện thoại xin cho ông đi làm lại kẻo không ông cũng sẽ "chết" như bà mẹ của ông mất, nếu người ta c̣n bắt ông ở nhà! Quả thật tôi không thể hiểu được tại sao có người ham mê công việc đến thế, ông lăo trả lời những thắc mắc của tôi rằng: "Ta được sống trong xă hội đầy đủ thế này, ta nợ biết bao nhiêu người, nếu không làm việc để trả lại những ân nghĩa ta vay, thời ta nợ đến bao giờ mới trả nổi!?" Tôi giật ḿnh v́ lư luận của ông rất gần với tư tưởng Bồ Tát Đạo của Phật Giáo đại thừa, trong khi ông là Ki Tô Hữu.

 

Với thời gian, chúng tôi khám phá ra ông Dupont cũng chính là khách hàng ở nhà bank nơi bạn tôi làm việc, mặc dù cũng làm việc cho nhà bank, song nhà bank nơi ông làm việc thuộc nhà ngành quản trị gia tài (asset management bank), trong khi ông chưa giàu có để có trương mục tại ngân hàng đó. Ông biết bạn tôi và rất tin tưởng khi có chuyện ǵ có liên quan đến ngân hàng tiền bạc.

 

Thời gian trôi đi, đă 14 năm kể từ ngày tôi quen ông Dupont. Hàng năm ông vẫn đến cắm trại bên cầu, dù rằng tuổi ông đă quá cao và yếu nhiều. Rất nhiều người biết về ông, có những bài phóng sự hay chương tŕnh truyền h́nh nói về ông, song chưa bao giờ những thứ ấy khiến ông để ư! Ông thường tỏ ra khó chịu khi người ta tới quay phim, phỏng vấn ông.

 

Hôm qua, tôi nhận được điện thoại của bạn tôi, tôi đă lặng người đi khi nghe tin ông đă vừa giă biệt cơi đời! Cảm động nhất là trước ngày ông mất, ông nhờ người đẩy xe lăn cho ông tới ngân hàng gặp bạn tôi (sau cơn bệnh cách đây 3 tháng, ông không đi lại được nữa, mà phải ngồi xe lăn), ông mang tất cả các hoá đơn thuế nhà, thuế đất, bill điện nước theo và yêu cầu bạn tôi thanh toán giúp ông. Ông bảo: "Ta biết ta sắp ra đi, nay nhờ anh giúp trang trải hết những nợ nần c̣n sót lại này, ta không muốn c̣n phải nợ nần ǵ khi giả biệt cơi trần." Ông không có nhiều tiền trong trương mục, nhưng sau khi thanh toán c̣n lại một chút, bạn tôi hỏi ông muốn làm ǵ, ông bảo làm ǵ cũng được, song ông có người cháu họ xa, hiện cũng đă 70 tuổi, nếu số tiền c̣n lại đó sau khi ông qua đời, được chuyển cho người cháu với lời nhắn nhủ là "Giáng Sinh năm nay, ráng thay ông, một năm cũng được ra cầu Lausanne cắm trại cứu người, th́ ông sẽ mỉm cười thanh thản ở bên kia thế giới". Chỉ vậy, hai ngày sau đó ông ra đi thanh thản tại bệnh viện gần nhà.

 

Một vị Bồ Tát bằng xương bằng thịt đă âm thầm đến và đi, không để lại dấu vết! Tôi không đi dự tang lễ của ông được, nhưng nghe đâu rất đông người tham dự! Có nhiều người được ông cứu từ 30 năm về trước cũng mang gia đ́nh con cháu tới tiễn ông.

 

Mùa thu ... vắng lặng và buồn quá! Chiếc lá vàng rơi để trở về với cát bụi ... tăng thêm chất màu mỡ cho đất. Một đóng góp cuối cùng! Ông lăo kỳ lạ kia cũng vậy!

 

Mùa Vu Lan 2548

 

QUẢNG DIỆU TRẦN BẢO TOÀN

(/O-O/ sưu tầm)

From: vo do

 

From: vo do

 

CUỐN TIỂU THUYẾT BIẾT NHẢ KHÓI

 

Để khuyến cáo mọi người bỏ thuốc lá, nhiều quốc gia cho in lên vỏ bao những ḍng chữ khuyến cáo, thậm chí h́nh cảnh báo ung thư, viêm phổi... với hy vọng người ta hút thuốc... mất ngon!

 

Vừa rồi nhà xuất bản Blumenbar ở Munich (Đức) đă có một chiêu mới là in những câu chuyện hấp dẫn trên vỏ bao thuốc và bán với giá bán 2 euro một bao.

 

Tung ra thị trường từ Tháng Ba, những cuốn tiểu thuyết biết nhả khói bắt đầu lên cơn sốt ở Đức và thu hút những tên tuổi lớn trên văn đàn nước này như Doris Dorrie, Helmut Krausser, Vladimir Kaminer, Joseph von Westfalen, Maxim Biller... Họ viết những câu chuyện ngắn về t́nh yêu, sự chia ly và nỗi đau. Súc tích, hấp dẫn hay không là quan điểm của mỗi người nhưng ǵ th́ cũng hay hơn đọc về số phận tệ hại của chính ḿnh sau những điếu thuốc lá thơm.

 

Tất nhiên vỏ bao thuốc lá với cả mặt trước lẫn mặt sau cũng chẳng đủ chỗ để đăng tải những câu chuyện lê thê. Bởi vậy quy định của nó là chỉ được phép dài 2,500 chữ. Ví như nhà văn Helmut Krausser viết về một người đàn ông mà những ngón tay của ông ta ghen tuông lồng lộn với nhau. Thế là người đàn ông nọ phải đặt cho chúng những cái tên nam và nữ. Rồi ông phải đi găng tay để cách ly chúng ra mà cũng chẳng xong... Maxim Biller mô tả câu chuyện t́nh ly kỳ giữa Thomas và Melody. Họ yêu nhau, lạc nhau giữa Chicago và cuối cùng t́m thấy nhau ở Paris. Tất cả có 58 ḍng và đọc cẩn thận lắm, bạn cũng chỉ mất chừng 3 phút. Nếu là tiểu thuyết, chắc người ta sẽ viết được 500 trang về câu chuyện t́nh này.

 

Ư tưởng xuất bản những câu chuyện ngắn trên vỏ bao thuốc lá để tăng thêm vị ngon trong khi thưởng thức làn khói trắng đă đến sau một buổi thảo luận ư kiến của những kẻ nghiện thuốc. Những lời khuyến cáo trên vỏ bao thuốc của các vị bộ trưởng y tế Châu Âu thật là khó coi, nhưng phải chấp nhận v́ đó là luật pháp. Để tránh sự thưởng thức bị ảnh hưởng, một vỏ bao sạch sẽ, có văn hóa đă được nghĩ ra như các loại vỏ bao kim loại hoặc bằng các chất liệu khác vẫn được bán trên thị trường. Không ai có thể cấm chúng tôi làm điều đó, Wolfgang Farkas, giám đốc nhà xuất bản Blumenbar kể lại. Họ hy vọng sẽ thay đổi toàn bộ chức năng của những lời khuyến cáo đó bằng những lời văn, tất nhiên là chẳng cần liên quan ǵ đến thuốc lá cả. Bởi ai hút thuốc th́ đều biết tác hại của nó rồi, không cần phải cảnh báo nữa. Một câu chuyện đủ dài để lấp hết phần vỏ bao thuốc lá nhưng cũng phải súc tích, hấp dẫn người đọc.

 

Thế là ư tưởng về tiểu thuyết trên bao thuốc lá lần đầu tiên ra đời. T́nh cờ gặp nữ nhà văn Doris Dorrie trong một quán bar, Wolfgang Farkas tŕnh bày ư tưởng này và lập tức được ủng hộ. Doris hứa sẽ viết một câu chuyện ngắn chừng 2,500 chữ. Sau đó, ông dạm hỏi ư kiến một số nhà văn khác và cũng lập tức nhận được sự hợp tác rất vui vẻ. Chúng tôi cứ cười với nhau và bảo có lẽ v́ hầu hết cánh nhà văn đều là những ống khói tích cực, ông Wolfgang vui vẻ nói.

 

Tính cho đến thời điểm Tháng Sáu năm nay, đă có 15,000 cuốn tiểu thuyết trên vỏ bao thuốc lá được bán ra. Tháng Mười này, nhà xuất bản sẽ tung ra serie thứ 4 gồm nhiều tiểu thuyết mini của các nhà văn nổi tiếng và cả 5 câu chuyện hấp dẫn nhất trong 700 tác phẩm dự cuộc thi tiểu thuyết ngắn được tổ chức từ Tháng Năm đến Tháng Bảy.

 

Những câu chuyện trên bao thuốc lá được người hút thuốc sưu tầm, truyền tay nhau trao đổi và trở thành một thứ sành điệu ở các quầy bar. Cả những người chẳng hút thuốc lá bao giờ cũng đi mua những vỏ bao như vậy để tặng, hoặc giữ làm đồ quư cho tủ sách của ḿnh. Người ta đă tổ chức một số buổi hội thảo về đề tài này và thu hút rất nhiều sự quan tâm của độc giả.

Thậm chí đề tài một số chuyện đă xuất bản trong kỳ II, III được viết thông qua các buổi gặp mặt như thế. Mỗi tác giả có thể giữ cho ḿnh một không gian sáng tác riêng có thể vươn tới mọi lĩnh vực. Người đọc có thể thưởng thức văn chương của những cây bút nổi tiếng chỉ trong thời gian một điếu thuốc. Đó chính là sức hút kinh khủng của loại h́nh văn học mới này,

Một nhà văn Đức b́nh luận. Vỏ bao có thể được sử dụng nhiều lần, sau đó cất vào thư viện và như vậy sự đóng góp của nó cho nền văn học sẽ được nhắc đến khi các bộ sưu tập ngày một dày thêm. Chính tôi từng bỏ 10 Euro mua một serie 5 cuốn về đọc ngấu nghiến trong bữa sáng. Công việc của các đồng nghiệp không tệ một chút nào nếu không nói là rất được.


(VO DO sưu tầm, /O-O/ chuyển)

website counter