TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M

Home | BÙI BA?O TRÚC | BÙI BA?O TRÚC [tt] | BÙI BA?O TRÚC 1 | BÙI BA?O TRÚC 2 | BÙI BA?O TRÚC 3 | BÙI BA?O TRÚC 4 | BÙI BA?O TRÚC 5 | BÙI BA?O TRÚC 6 | CHU TÂ'T TIÊ'N | CHU TÂ'T TIÊ'N [tt] | CHU TÂ'T TIÊ'N 1 | CHU TÂ'T TIÊ'N 2 | CHU TÂ'T TIÊ'N 3 | CHU TÂ'T TIÊ'N 4 | CHU TÂ'T TIÊ'N 5 | CHU TÂ'T TIÊ'N 6 | CHU TÂ'T TIÊ'N 7 | CHU TÂ'T TIÊ'N 8 | CHU TÂ'T TIÊ'N 9 | HÀ HUYÊ`N CHI | HÀ HUYÊ`N CHI [tt] | HÀ HUYÊ`N CHI 1 | HÀ HUYÊ`N CHI 2 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH [tt] | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 1 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 2 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 3 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 4 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 5 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 6 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 7 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 8 | MINH THÙY | SONG THAO | SONG THAO [tt] | SONG THAO 1 | SONG THAO 2 | SONG THAO 3 | SONG THAO 4 | SONG THAO 5 | SONG THAO 6 | SONG THAO 7 | SONG THAO 8

BÙI BA?O TRÚC 1

lacovn_chiecchauruachan.jpg
(HOÀNG LAN CHI su'u tâ`m)

LÁ CỜ VIỆT NAM

 

LÁ CỜ VIỆT NAM
(Bùi Bảo Trúc )



Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh có hai bức ảnh rất nổi tiếng, đó là bức Tiếc Thương chụp một phụ nữ tay cầm tấm thẻ bài, những giọt lệ lăn trên má và bức Vá Cờ với một phụ nữ đang khâu lại lá cờ.


Một người khóc thương một người nằm xuống, một người kim chỉ vá lại chỗ rách của lá cờ là hai hình ảnh bi thảm của cuộc chiến. Một bức làm người ta nghĩ ngay đến người vì lá cờ ở dưới mà bỏ mình. Lá cờ có chỗ rách được vá lại cho lành, gìn giữ cái mà người lính trong bức ảnh kia đã vì nó mà hy sinh.


Tờ Xuân Người Việt ở trang 194 có đăng một bài viết nửa trang của một người tên là Trần Thủy Châu nói là đang học cao học khoa Mỹ Thuật Đại Học UC Davis.


Bài viết đại khái nói về một gia đình làm móng tay, móng chân nuôi con đi học đại học.


Chuyện ấy không có gì đáng nói, nhưng kèm theo bài viết ngắn này là một bức hình chụp cái-gọi-là-tác-phẩm-nghệ-thuật của cô. Gọi nó là “tác phẩm” vì đó là chữ của cô ta, chứ bình thường ra mà xét thì cái mà cô ta sáng tác, nếu gọi việc lấy một cái chậu plastic mua sẵn về, quệt thêm một ít sơn vào là sáng tác thì cũng tội cho hai chữ sáng tác quá. Bức hình mầu chụp một chiếc chậu rửa chân dùng tại các thẩm mỹ viện, các tiệm làm tóc, làm móng tay.


Trông hình thì khó mà nghĩ nó là một tác phẩm nghệ thuật.


Chiếc chậu bằng plastic mầu vàng, có dây điện cắm vào ổ điện để giữ cho nước trong chậu được đúng nhiệt độ. Vòng quanh thành của cái chậu rửa chân mầu vàng là ba sọc mầu đỏ chạy hết vành phía trong chậu.


Phải là người chậm hiểu và thiếu thông minh và ngu xuẩn nhất mới có thể nói cái chậu với ba sọc đỏ trên thành chậu mầu vàng đó không làm cho người ta nghĩ tới lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa.


Và như thế, biểu tượng của một quốc gia đã được đặt vào cái chậu rửa chân.


Lá cờ phải bao nhiêu máu mới dựng được lên ở Quảng Trị, ở Huế, nay nằm trong cái chậu để rửa chân cho những thân chủ của một tiệm nail nào đó, bất kể đó là những bàn chân dơ dáy, hôi thối, ghẻ lở thế nào đi chăng nữa. Những cái chậu mà sau khi rửa chân cho khách hàng, nước ở trong trở thành “dơ dáy, đục ngầu” như chính cô ta viết trong bài viết bên cạnh.


Con người ta là sinh vật duy nhất biết dùng biểu tượng. Lá cờ không phải chỉ là một miếng vải. Nó là biểu tượng của một quốc gia, của lịch sử, của máu xương những người đã chết vì nó.


Đem xé nó, đốt nó, ném nó xuống đất, đạp lên nó là lăng mạ cái quốc gia mà nó biểu tượng. Những cuộc biểu tình bài Mỹ đều có kèm theo cảnh đốt cờ Mỹ, ném lá cờ xuống đất rồi lấy chân đạp lên.


Chỉ có loài vật, những con chó, những con ngựa mới không biết dùng biểu tượng.


Sáng tác phẩm của Trần Thủy Châu, nếu gọi đó là sáng tác của cô, là một sự lăng mạ, sỉ nhục cái đất nước mà cô có thể đã ra đời ở đó, mà gia đình cô, cha mẹ cô cũng đã có thời sống ở đó, dưới lá cờ đó, ở Huế, nơi những người lính nhẩy dù Việt Nam phải đổ bao nhiêu máu mới kéo được lá cờ mầu vàng có ba cái sọc mầu đỏ lên cột cờ ở Phú Văn Lâu.


Hình ảnh mang đầy sỉ nhục đó mà lại được đem đăng trong giai phẩm Xuân của báo Người Việt thì không hiểu được.


Cô ta và báo Người Việt sẽ nói việc làm đó là quyền tự do mà hiến pháp Mỹ bảo vệ. Đúng. Nhưng cứ thử vẽ hình một người đàn ông râu ria tay cầm cuốn kinh Koran vào cái chậu rửa chân rồi đăng lên báo coi những chuyện gì sẽ xẩy ra.


Nói rằng vẽ cái cờ vào chậu rửa chân thì có sao đâu thì có thể gia đình của cô cũng đặt bài vị tổ tiên, bàn thờ gia tiên trong cầu tiêu, vì để như thế chắc cũng không sao phải không cô họa sĩ.


Cô nói là cô hy vọng qua tác phẩm nghệ thuật - chữ của cô - cô hy vọng ít nhiều tôn vinh được những người Việt Nam dũng cảm.


Việc vẽ lá cờ vào cái chậu rửa chân không thể là việc tôn vinh những người Việt Nam và đất nước Việt Nam như con ranh con hỗn láo vô giáo dục, mất dậy Trần Thủy Châu này đã nói. Phải dùng những chữ như thế để nói về một một con nhãi con đã lăng mạ lá cờ của mấy chục triệu người Việt, mà vì lá cờ đó, bao nhiêu người đã chết. Lá cờ bay trên cột cờ Phú Văn Lâu, trên cổ thành Quảng Trị, ở Bình Long, đắp trên quan tài của những người lính, trên những nấm mộ tử sĩ ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.


Nó phải được tôn kính thay vì đem vẽ vào cái chậu rửa chân như con ranh con khốn nạn đã làm và gọi đó là tác phẩm nghệ thuật và được đăng trên báo Xuân Người Việt.


Phải nói cho chúng nó, những đứa lăng mạ, xúc phạm lá cờ này biết điều đó.


Và phải bắt chúng nó xin lỗi. Chúng ta có lý do để phẫn nộ.



Bùi Bảo Trúc

 

(MỸ LOAN sưu tầm, Trần Việt Yên  Ngô Minh Hằng chuyển)

 

website counter