TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M

Home | BÙI BA?O TRÚC | BÙI BA?O TRÚC [tt] | BÙI BA?O TRÚC 1 | BÙI BA?O TRÚC 2 | BÙI BA?O TRÚC 3 | BÙI BA?O TRÚC 4 | BÙI BA?O TRÚC 5 | BÙI BA?O TRÚC 6 | CHU TÂ'T TIÊ'N | CHU TÂ'T TIÊ'N [tt] | CHU TÂ'T TIÊ'N 1 | CHU TÂ'T TIÊ'N 2 | CHU TÂ'T TIÊ'N 3 | CHU TÂ'T TIÊ'N 4 | CHU TÂ'T TIÊ'N 5 | CHU TÂ'T TIÊ'N 6 | CHU TÂ'T TIÊ'N 7 | CHU TÂ'T TIÊ'N 8 | CHU TÂ'T TIÊ'N 9 | HÀ HUYÊ`N CHI | HÀ HUYÊ`N CHI [tt] | HÀ HUYÊ`N CHI 1 | HÀ HUYÊ`N CHI 2 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH [tt] | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 1 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 2 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 3 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 4 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 5 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 6 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 7 | Ha.o Nhiên NGUYÊN~ TÂ'N ÍCH 8 | MINH THÙY | SONG THAO | SONG THAO [tt] | SONG THAO 1 | SONG THAO 2 | SONG THAO 3 | SONG THAO 4 | SONG THAO 5 | SONG THAO 6 | SONG THAO 7 | SONG THAO 8

CHU TÂ'T TIÊ'N 5

HAI CHỊ EM

 

HAI CHỊ EM

(Chu Tất Tiến)

 

 

  Tự nãy giờ, Lan cứ chạy ra chạy vào mãi, không một lúc nào cô bé đứng yên đuợc năm, mười phút. Tay Lan lóng ngóng, cầm cái gì cũng muốn làm đổ. Nếm chút canh thì uớt áo. Vo tí gạo thì vuơng vãi đầy nhà. Lan cứ  rủa thầm mình hoài. Rõ nỡm ! Khỉ ạ ! Cô hai để đầu óc đi đâu đấy ? Tiểu thư nhà tôi lúng túng như ăn vụng bột ấy ! Toàn những câu mà mẹ hay mắng ngày xưa. Nhưng giờ thì chả có ai mắng Lan cả. Mẹ đã không còn để cốc đầu Lan, để la mắng Lan. Mẹ đã yên nghỉ rồi.  Mà yên nghỉ ở đâu nhỉ ? Trên lớp bùn đại duơng hay ... trong bụng cá ? Vừa chợt thoáng nghĩ tới đây, Lan bỗng thấy chung quanh như nhoè hẳn đi. Nuớc mắt tràn ra dàn dụa. Lan gục đầu vào tuờng, nức nở. Mẹ ơi ! Mẹ ơi ! Bố ơi ! Chân Lan nhũn ra. Lan chỉ muốn ngồi sụp xuống, ngồi bệt dưới đất hay nằm lăn ra nhà rồi nhắm mắt lại, và chết. Mặc cuộc đời. Mặc tất cả. Chết là hết ! Hết sầu, hết khổ, hết cô đơn, hết lo đong gạo từng ngày.  Nhưng ... còn Linh ? Linh ư ? Mặc nó luôn ! Không được ! Không kệ nó đuợc ! Em của chị mà ! Em yêu quý của chị mà ! Linh ! Linh đâu rồi ? Lan  đứng thẳng dậy, vuốt nuớc mắt, nuớc mũi, nhìn ra phía cửa. Vẫn chẳng thấy ai. Ngõ hẻm vẫn vắng lặng. Giờ này lũ con nít chưa đi học về, chỉ có mấy đứa bé thò lò mũi xanh đang ở trong nhà với bà nội hay bà ngoại. Nguời lớn đang cầy cuốc hay ngồi bên đống hồ sơ, duới mấy câu khẩu hiệu dài dán ngang trên tuờng: "Hồ chủ tịch vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta" hoặc "Không có gì quý hơn Độc Lập, Tự Do."

 

    Lan buớc ra hẳn ngoài cửa, đứng tựa bên hàng rào gỗ cũng xiêu vẹo, thẫn thờ y như tâm hồn Lan đang ngả nghiêng, tơi tả. Bố Lan đi cải tạo. Nguời ta bảo mười ngày thì về, nhưng mãi mấy năm rồi vẫn chả thấy lệnh tha, bố bỏ trốn, bị bắt và bị bắn tại chỗ. Mẹ Lan khóc liệt giuờng mấy tháng rồi dẫn hai đứa con, một đứa muời bẩy, một đứa muời sáu,  tìm đường vuợt biên, vì ở ngay gần biển nên đi dễ dàng. Không ngờ tầu quá nhỏ mà số người đi "can me", nghĩa là đi lậu, không chung tiền, nhiều quá, nên chìm ngay cửa sông. Nguời trên tầu nháo nhào đạp nhau nhẩy xuống. Mẹ Lan cuống cuồng ôm chặt hai đứa con vào lòng và hét vào tai các con:

  -Từ từ ! Guợm đã ! Đừng ra mà chết !

 

  Mẹ đợi cho nguời ta chen nhau ra bớt rồi mới đẩy con ra, tay ôm hai can nhựa mà bà đã lén chộp  đuợc khi vừa nghe tiếng la "tầu chìm", mọi nguời kinh hoảng lao xuống sông không ai để ý. Mẹ dúi vào tay mỗi đứa một cái rồi dặn phải ôm cho chặt, bất cứ giá nào cũng không buông ra, còn mẹ, mẹ ngần  ngừ một chút rồi nhắm mắt nhẩy xuống, hai tay cuốn lấy tay hai con. Sức nặng cuả cả ba mẹ con dính vào nhau làm tất cả chìm lỉm mất mấy giây rồi mới ngoi lên đuợc. Lan và Linh, mỗi đứa một tay đập liên hồi để cố nổi lên với cái can nhưạ, trong khi đó, mẹ bị vướng quần áo nhiều quá, vì mẹ đã mặc sẵn ba bốn lớp để phòng khi cần thay đổi, nên chỉ một vài phút sau, mẹ muốn chìm. Nuớc sặc vào miệng mẹ, nước làm quần áo mẹ nặng như cối đá,  và nước từ từ kéo mẹ xuống duới sâu cùng với chiếc tầu. Lan và Linh gào thét tên mẹ như điên cuồng. Lan gào to nhất đến nỗi muốn khan cả cổ đi mà chẳng có ai bận tâm vì ai cũng lo bơi lấy một mình. Trong khi đó, thì Linh cố nắm lấy tay chị, nắm lấy cái can nhựa để lôi chị đi. Lan như mê man, dẫy dụa, giằng tay Linh ra để bơi quýnh quáng quanh chỗ mẹ vừa chìm, nhưng Linh mếu máo:

  - Chị ơi ! Chị ơi ! Chị Lan ơi ! Đi đi ! Bơi đi ! Em ... mệt lắm rồi !

  Lan vẫn không nghe, cứ quờ quạng, tru tréo, mãi cho đến khi Linh kêu lên:

  -Chị ơi ! Em ... muốn xỉu ..

 

  Lúc ấy, Lan mới sực tỉnh nhìn em, thấy mặt em đã xanh tái, da đã dúm lại, cô mới chợt nhớ đến bổn phận làm chị, hốt hoảng dìu em bơi đi, vưà bơi vừa ngoái lại, nước mắt nước biển choàm ngoàm. Vì hai chị em vốn dân miền biển nên bơi vào bờ không khó, nhất là lại có cái can nhựa. Đến bờ, hai chị em nhìn lại, chỉ thấy rải rác đâu đây một cánh tay vẫy gọi, vài mớ tóc bồng bềnh, vài miếng vải, miếng ván lênh đênh ...

 

  Từ đó, hai chị em cô đơn sống nhờ vào tình thương cuả chòm xóm. Mới đầu, họ chỉ cho Lan và Linh đi mót cá đem bán, rồi bán rau. Sau vài tháng, đuợc thằng bạn mách, Linh theo nó ra chợ trời, làm cò mồi kiếm ăn. Dần dà, Linh bán đồng hồ dỏm, thuốc lá dỏm. Có bữa, Linh bị dân mua hàng đánh cho thê thảm. Nhưng đã lì lợm rồi, cậu bé muời bẩy tuổi này thành cáo già, chẳng sợ gì. Linh càng ngày càng chơi bạo hơn. Hễ ai hớ hênh là chôm tuốt. Lần đầu tiên Linh mang về nhà một cái bóp, thở hổn hển:

  - Chị Lan ơi ! Em nhặt đuợc cái này ...

  Lan hiểu ngay, cô tái mặt nhìn em, nói không ra hơi:

  -Em ... em ... sao em dám ...

  Vưà bỏ ra sau bếp tìm nuớc uống, Linh vưà lẩm bẩm gắt:

 - Dám với lại không dám ! Đói tới nơi rồi !

 

  Không dám nói thêm gì với em, Lan thẫn thờ, nhìn chiếc bóp Linh vất tênh hênh trên bàn, mấy miếng giấy, mấy đồng bạc trơ trẽn. Cô đau xót, như có ai cầm dao đâm vào tim mình. Trời ơi ! Đã đến nỗi này ư ? Bố mẹ ơi ! Bố mẹ có linh thiêng thì về mà dậy con cái .. Linh nó đã đi ... ăn cắp rồi ! Nghĩ đến chữ "ăn cắp", Lan giật mình nhìn dáo dác ra cửa. Cô thót nguời lại, sợ hãi. Trời ơi ! Nếu nó bị bắt thì đời cô ra sao ?  Chỉ có hai chị em cô quạnh như hai con gà con, lủi thủi kiếm ăn góc vuờn mà lỡ ra một con có mệnh hệ nào, con kia làm sao sống đuợc ?

  Tự nhiên, cô hét lên:

  - Linh !

  Tiếng hét cuả cô bất ngờ quá làm Linh hốt hoảng ló mặt ra sau khung cửa bếp:

  - Gì vậy, chị ?

   Lan lặng nguời nhìn khuôn mặt thất thần của em một lúc rồi mới mếu máo:

  - Em ... lỡ bị nguời ta bắt thì sao ?

  Thở ra một hơi dài, Linh nhún vai, rất kịch:

  - Đành vậy ! Bắt rồi lại thả. Có giết nguời đâu mà sợ ?

  Cậu bưng ly nuớc ra cạnh bàn, lật tung cái bóp lên  đếm tiền, rồi cười:

  - Đã làm không sợ, đã sợ không làm.

Cậu chìa mớ tiền về phiá chị:

  - Chị cầm lấy này. Đi chợ. Mai chị khỏi cần bán rau nữa.

  Lan né nguời làm như tiền có lửa, dẫy nẩy:

  - Không , chị không cầm đâu. Không ... không ...

  Linh thở dài, cậu nhét tiền vào túi, tỉnh queo:

  - Chị không cầm thì em đút túi. Chốc, em đi mua bánh mì cho chị ăn.

  Rồi làm bộ tếu, Linh nheo mắt với chị:

  -Mua thêm chai ruợu quốc doanh nữa, em với chị cụng ly.

  Lan bịt tai, lắc đầu quầy quậy:

  -Thôi, đừng nói nữa. Chị không nghe đâu.

 

  Lững thững đi ra cửa, Linh huýt sáo như một kẻ lõi đời chính hiệu. Tiếng huýt sáo cuả Linh nghe đứt quãng, khàn khàn. Còn lại một mình, Lan thẫn thờ nhìn lên hai tấm hình trên bàn thờ. Nuớc mắt cô trào ra, vưà thương em, vưà chua xót, phẫn hận.

 

  Mấy ngày sau, như đuợc "tổ phù hộ", Linh chôm về nhà lia lịa. Lúc thì ví đàn ông, lúc thì bóp đàn bà, lúc lại một mớ lẩm cẩm. Linh hào hển kể lại những "chiến công", những thủ đoạn, mánh mung mà cậu đã dùng để "mõi" đồ thiên hạ. Cậu vênh váo:

  - Mẹ kiếp ! Không lấy không được. Trong khi mọi nguời đều rách rưới cả, lại có những con mẹ cán bộ đi sắm vàng. Mình thì đi bộ mỏi cả chân, xe đạp rách cũng không có, lại có những đưá đi gắn máy vèo vèo. Không phải là lũ "cán, cối", lợi dụng cách mạng để làm giầu, cũng là lũ gian thương bóc lột. Chúng hè nhau bóc lột dân nghèo trơ cả khố ra ...

 

  Toàn những câu hoang toàng mà cậu học đuợc từ những chuyến phiêu lưu trong chợ, trong ngõ hẻm, những nơi nghèo nàn khốn khổ mà bọn công an không thèm ngó đến.

 

  Linh lại còn triết lý vụn:

  - Lấy tiền cuả chúng là trả thù cho nhân dân. Lũ "cối, cán" và lũ gian thương đã lấy tiền đâu ra để mà hoang phí, đèo bồng vợ nọ con kia, ngoài việc bóc lột và trấn áp. Ta "chôm" đồ cuả chúng là làm việc chính nghiã.

 

  Lan nghe mà không bao giờ trả lời. Nửa phần thấy em đúng, nửa phần thấy em sai. Nhưng cô không biết cãi nhau với em, chỉ lấy tình thương cuả nguời chị, nay là nguời mẹ, ra mà đùm bọc, che dấu cho em. Dần dần, cô không còn thấy sầu khổ, xấu hổ như trước nữa mà chỉ thấy sợ. Sợ vô cùng. Sợ một ngày nào em cô bị bắt. Thậm chí, bị đánh chết, như cô đã nghe nói có những nguời bị Công an bắt, rồi hôm sau, nguời nhà đuợc báo tin "lên mà nhận xác, thằng ấy đã tự tử trong nhà giam rồi !" Tự tử gì mà bầm tím, bụng trương lên, tay chân đầy vết đập. Nhưng ai dám kêu ca, kiện tụng gì, Công an là vua mà ! Kêu tới Thiên đình thì tội trạng vẫn còn rành rành đó. Nhiều khi thân nhân còn bị hù dọa là "tiếp tay với địch, đánh phá Cách Mạng" nữa. Thôi thì đành nuốt nước mắt mà lo chôn cất con em. Nghĩ đến đấy, Lan rùng mình, nhắm mắt. Đôi lúc, cô chạy a lại chỗ em ngồi, vòng tay ôm lấy em, khóc nức nở:

  -Linh ơi ! Nghe chị đi ! Đừng đi chôm nữa ! Chị bán rau đủ nuôi em rồi mà !

  Linh gạt tay cô ra, mặt nhăn lại, định gắt chị, nhưng lại tội nghiệp, cậu chỉ "hừ hừ" rồi bỏ đi nơi khác:

    - Chị này ! chỉ vớ vẩn !

 

  Lan cứ nghĩ thế nào rồi "đi đêm cũng có ngày gặp ma !" Mà, ngày ấy có lẽ đã đến rồi ! Hai hôm nay Linh không về. Cô tất tuởi đi dọ hỏi khắp nơi, đến mọi chỗ Linh hay lui tới, gặp tất cả bạn nhậu cuả Linh, nhưng hình như mọi nguời đều lảng tránh Lan. Mãi sáng nay, một cậu thân nhất của Linh, hứa hẹn sẽ đi tìm tin cho Lan. Lan chờ mãi ...

 

****

 

  Trời đã tối mịt. Bụng Lan đói như cào như cấu, nhưng cô nuốt không nổi một hột cơm. 9 giờ. 10 giờ. Rồi 10 giờ 30 ... Cô gần xỉu đi vì mệt vì căng thẳng thì có bóng nguời len lách vào. Chồm dậy như muốn vồ lấy nguời mới tới, Lan run giọng:

  -Tân hả ! Sao ? Có tin gì không em ?

  Người mới vào nhìn quanh quất một lúc mới chậm rãi ngồi xuống ghế:

  -Linh nó đi rồi ! Bình yên rồi !

  Lan nắm lấy vai cậu thanh niên, lắc mạnh:

  - Đi ? Mà đi đâu ?

  Tân mệt mỏi nhìn Lan:

  - Nó vô Sàigon rồi ! Bị theo dõi sát nút, nó đi không kịp về nhà báo chị hay. Tụi tui đợi nó đi hai ngày mới báo cho chị, sợ chị làm tùm lum lên thì chết toi cả đám.

  Lan rã rời ngồi phịch xuống ghế, cô ngơ ngác:

  - Vô Sàigòn, Sàigòn .. Mà ở với ai ?

  Cậu thanh niên cười hì hì,trấn an:

  - Chị đừng lo, Linh nó giỏi xoay sở lắm. Dễ gì ai bắt nạt đuợc nó.

  Chừng như ngại bị hỏi han lôi thôi, Tân đứng dậy lí nhí:

  -Thôi, chị ở lại. Tui về. Có tin gì, tui sẽ báo chị hay sau.

 

  Lan bàng hoàng nhìn theo bóng Tân đi khuất sau mấy dâỹ hàng rào, không kịp cầm giữ, hỏi han thêm. Đi Sàigòn .. Sàigòn ... Vậy là Linh đi rồi ? Sao em không nói cho chị hay, để chị theo vớỉ Em vào trong đó, ai giặt quần áo cho em ? Ai săn sóc em ? Ai cạo gió cho em mỗi khi em kêu nhức đầu, chóng mặt ? Ai nấu cơm cho em ăn nữa ? Nghe nói dân chơi  Saigon  hung dữ lắm, trộm cướp trong đó có băng có đảng, có dao súng, lại có cả lựu đạn nữa .. Em bơ vơ, thế nào cũng bị chúng đánh, chúng đập, chúng hành hạ em .. Rồi chúng có thể ... giết em nữa ...

 

  Một cơn gió lạnh lùa qua khe cửa hở làm Lan choáng váng. Linh ơi ! Em yêu quý cuả chị !  Giờ này em ở đâư ? Em nỡ bỏ chị cô đơn  thế này sao ?

 

  Lan gục đầu vào bàn, nức nở. Vai cô bé 18 tuổi run lên bần bật. Từng thớ thịt co lại, giật trong tấm áo mỏng thô sơ. Bố mẹ ơi ! Bố mẹ ơi ! Bên khung cửa, gió biển vẫn lồng lộng thổi. Những nóc nhà tôn cựa mình rên rỉ.

 

*****

 

  Đuờng sá nghẹt người. Những tiếng rao hàng dồn dập. Tiếng còi xe inh ỏi. Tiếng la "dô ! dô ! ép dô !" của mấy ông xích lô máy, xích lô đạp. Tiếng tu huýt ré lên cuả công an làm Lan cứ giật mình thon thót. Cô ôm chặt gói đồ vỏn vẹn có vài cái quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, mấy cuốn vở ghi chép, mấy món đồ linh tinh cuả con gái và chút tiền dành dụm. Mắt cô dáo dác nhìn quanh. Giờ cô mới thấy sợ, thấy hối hận là đã bỏ quê ra Sàigòn. Nỗi sợ càng lúc càng tăng, dù tâm hồn cô có chai đá, dạn dầy hơn hôm qua rất nhiều. Cô bỏ Đà nẵng ra Sàigòn tìm em, tưởng không khó khăn lắm. Cô nghĩ nó sẽ đến ông chú ở Gò vấp, nhưng không ngờ khi cô tìm tới nơi, nhà ông đã dọn đi kinh tế mới rồi. Thế là cô luống cuống trở lại ga Saigon nửa tìm đuờng về quê, nửa muốn nấn ná mấy bữa xem tin tức. Nhớ lại lúc đầu mới lên xe lửa  cô kinh hoàng quá. Hành khách nhộn nhạo, la hét om xòm. Đồ đạc gồng gánh lủ khủ, bạ chỗ nào nhét chỗ đó. Ghế ngồi cuả mình có khi là hũ mắm, có khi là mấy bó củi.  Ai mà xớ rớ động vào là có chầu ăn đấm đá, bạt tai, hoặc cãi nhau ỏm tỏi. Toàn những khuôn mặt cô hồn các đảng, buôn chuyến, buôn lậu. Một cô bé khoảng chừng hơn hai muơi tuổi, răng sún gần hết mà chỉ huy  mấy tay đàn em nhồi nhét mấy bao tải đựng nhôm vụn vào chân ghế hành khách. Một thanh niên vừa lên tiếng phản đối liền thấy một ánh thép loà lên truớc mặt. "Khôn hồn thì câm ngay !" Mọi nguời đều câm. Kể cả anh soát vé. Tới mỗi cửa ga, là từng bó củi bay ra ngoài cửa toa, phóng xuống đường rầm rầm. Trúng ai chết ráng chịu. Dân buôn chuyến là vua mà. Dân "mõi" cũng thế. Chúng đã chia chác cho các tay soát vé và tài xế hết rồi, nên không ai dám phản đối một tiếng. Lan từng chứng kiến ngay trước mặt, một bà bị móc túi la lên, hành khách đổ xô lại can thì tên cướp cạn bỏ đi tỉnh bơ. Một lúc sau, hắn trở lại với chừng mươi tên nữa, chỉ vào từng người can thiệp, chửi thề:

  - Đ.Mẹ. Đưá nào láng cháng là ăn dao đó nghe ! Bầy đặt anh hùng rơm hả !

 

  Bà con im re. Riêng người bị móc túi ăn thêm một cái tát dúi dụi. Lan nín thở, thu mình duới đất cho đến khi cặp bến Hoà Hưng, Lan càng hãi thêm vì cảnh cướp giựt khơi khơi mà không ai ra tay. Công an chỉ đi một vòng cho có lệ rồi kiếm chỗ hút thuốc ba số mà những tay buôn lậu chia cho. Hôm nay, ra tới bến xe lửa Sàigòn, Lan đang run thì một tay thanh niên nham nhở tiến đến gần, bập bập điếu thuốc:

  - Em mới lên hả ! Đi chơi với anh nghe !

  Cô bé hoảng kinh, lùi ra xa. Mấy tên lưu manh khác cười ha hả. Cả chục cặp mắt nhìn theo Lan, tò mò. Cô bé có cảm giác như người bị chọc tiết, cả nguời nổi gai lên. Một nữ chúa bụi đời khác vẫy vài tên ma cô lại gần Lan, búng tay:

  - Em này còn "ướt" lắm ! cho "nhập nha" đuợc đó !

  Lan hết hồn, bỏ chạy, chả cần biết "ướt" với "nhập nha" là gì. Trong lúc bối rối, cô bé đâm sầm vào một bà sồn sồn đang đi tới, làm bà kia lảo đảo. Lan luống cuống, lắp bắp:

  - Bà ... bà .. cháu xin lỗi ..

  Nguời bị đụng nhìn Lan đăm đăm rồi hỏi giọng rất tử tế:

  - Này, cháu, có phải vưà mới dưới tỉnh  lên không ?

  Lan lắp bắp:

  - Sao ... sao bà biết ?  

   Bà tử tế kia cười mỉm:

  - Biết chứ sao không ? Nhìn là biết liền hà !

  Lan xấu hổ, đỏ mặt, cúi đầu xuống. Bà kia lại hỏi, giọng ân cần:

  - Thế cháu đã tìm ra nguời nhà chưa ? Có chỗ ở chưa mà đứng đây ?

  Lúng búng mãi, Lan mới dám trả lời:

 - Dạ, chưa, bà ạ.

  Bà tử tế kia cầm lấy tay Lan, ân cần:

  - Thế ... thế .. về nhà tôi nhé. Tôi đang đi tìm một nguời giúp việc nhà. May mà lại gặp cháu đây. Trông cháu hiền lành quá. Tôi vui lắm. Nếu cháu muốn, thì về ở với tôi. Tôi trả luơng cao lắm.

  Không ngờ lại có câu nói đó, Lan sửng sốt. Dịp may đã đến chăng ? Sao trên đời lại có chuyện may mắn thế ! Cô nhìn bà tử tế kia đăm đăm. Trông bà tốt tuớng, mát mẻ trong bộ đồ sa teng bóng. Nụ cuời rất tuơi. Cô chưa biết trả lời sao, thì bà tốt bụng kia đã nắm tay Lan ân cần:

  - Thôi, đừng nghĩ ngợi gì nữa. Theo tôi đi ngay. Ở đây, nhiều lưu manh lắm.

  Rồi bà nói nhỏ vào tai Lan:

  - Bọn chúng chỉ đi tìm những cô gái nhà quê như cháu để bắt làm điếm đấy.

  Và bà lôi Lan đi. Cô bé chẳng biết nói sao, cứ lẳng lặng đi theo. Lên xích lô rồi, Lan vẫn còn ngơ ngác. Bà chủ vuốt tóc Lan, nhìn kỹ thân thể cô bé làm Lan ngượng, cứ né né. Bà chủ cuời:

  - Được lắm. Cô bé xinh lắm. Về nhà tôi tha hồ sung suớng.

  Lan chả biết tha hồ sung suớng như thế nào. Mãi đến khi buớc vào một căn nhà trong một con hẻm lớn, thấy mấy cô gái cỡ tuổi Lan hoặc già hơn, phấn son lòe loẹt, đang ngồi đánh bài, nguời mắt nhìn lên Lan, chép miệng:

  - Lại một "con mòng" ..

 

  Thì Lan hơi hoang mang, ngờ ngợ. Nhưng không kịp nữa rồi. Một vòng tay rắn chắc đã ôm choàng lấy Lan .. Lan ngộp thở, dẫy dụa. Người con gái tỉnh lẻ thét lên, ú ớ ...

 

****

 

  Đã cả năm trôi qua. Lan không còn biết đến thời gian nữa. Ngày nào cũng vậy, nhục nhã ê chề, bị dầy vò như củ khoai, Lan mất hết cảm giác. Nguời chị đi tìm em đã trở thành một cái xác không hồn. Ăn, uống, ngủ, nghỉ như cái máy. Tiếp khách, tiếp khách ... Cho đến một hôm, như thuờng lệ, Lan nằm dài trong phòng, nghe tiếng mẹ chủ chứa, ngọt ngào, sang sảng:

  - Có em mới đây này, thơm lắm. Mới ở tỉnh lên, cậu chịu không ?

  Lan không thèm liếc ra cửa nữa, đợi khách mở cửa phòng buớc vào, rón rén. Cô lẳng lặng  ngồi dậy, cởi áo ra. Người khách đứng lặng nhìn Lan, không cử động. Ngạc nhiên với cử chỉ khác thường, vì mọi ông khách vừa tới cửa là vồ vập, ngấu nghiến Lan như chết đói, Lan ngẩng lên, đanh đá:

  - Sao, hả ? Sao không cởi ra đi ?

  Bỗng Lan rú lên, ôm mặt, lùi sát vào tuờng. Cô thảng thốt kêu lên:

  -Linh !

 

  Phải, ông khách mới vào chính là Linh. Cậu đứng sững nhìn chị trần truồng trên giường, bàng hoàng dụi mắt, không nói một lời. Một lát, cậu "hực" lên một tiếng, lao đầu ra cửa như một thằng điên. Lan chới với, giơ tay với theo bóng em, miệng há hốc. Chữ "em" chưa ra khỏi cửa miệng đã vụt trở thành giòng nước , nức nở. Cô òa lên. Bao phẫn nộ, bao thương đau, bao nhung nhớ, kỷ niệm, oan trái chợt ùa đến vùi cô trên giường, chiếc giường nhơ bẩn của cuộc đời, của xã hội, khiến cô không còn sức chống cự nữa. Cô lả đi, xỉu dần theo tiếng nấc:

  - Em ơi !

 

  Trong một thoáng, tấm thân cô bé bỗng trở nên trắng tinh, thanh khiết. Như bông sen, bông huệ vuơn cao rực rỡ. Như cánh chim thiên nga sáng nào uể oải không muốn bay cao. Trái tim cô đã ngừng đập, để hồn cô vỗ cánh chậm chạp, nhưng hướng tới chỗ vô cùng tuyệt đối bình an, dành riêng cho những tâm hồn yêu thuơng tha thiết.

 

  Ngoài xa, chợt có tiếng xe rít bánh. Tiếng va đập. Tiếng nguời la lên: "Đụng rồi ! Chết rồi ! Cậu kia ! Chết rồi ! Ai kêu Công an đi ..."

 

                                                                                                

 

Chu Tất Tiến.

 

(Thuan Do chuyển)

 

 

website counter