Lời đầu tiên mà con muốn gửi
đến Đức Hồng Y là lời chân
thành xin lỗi về sự đường đột
của lá thư này. Thật sự,
con không đủ tư cách để viết
thư đến Đức Hồng Y, nhất là
để góp ý với Ngài về môt
lá thư đã được phổ biến
trên nước Mỹ cách đây vài tuần
lễ. Tuy nhiên, vì nhớ lời Chúa dậy:
"Ta là Đường,
là Sự Thật, là Sự Sống", Chúa đến thế gian để
đem lại Sự Thật và lẽ Công Bằng,
nên con xin dựa theo những Sự Thật mà kiến
thức thấp kém của con thu thập được
mà mạn phép trình bầy với Đức
Hồng Y vài sự kiện quan trọng liên quan
đến sinh hoạt Giáo Hội Việt Nam. Một
lý do nữa khiến con phải viết lá thư này là sự thúc đẩy
bởi bổn phận của một con chiên phải bảo
vệ đạo giáo khỏi bị tấn công một
cách vô lý, chỉ vì một tư tưởng
lạ lẫm mà Đức Hồng Y viết trong
lá thư của Ngài. Như Đức Hồng Y
đã biết, sau khi thư
Ngài được phổ biến trên toàn thế
giới, lập tức có rất nhiều kẻ lợi
dụng vài sơ hở trong lá thư ấy
mà dùng mọi phương tiện tấn
công Công Giáo một cách khốc liệt. Nhiều thơ rơi, nhiều bài báo
được phóng trên mạng lưới
toàn cầu với các lời lẽ thô bạo
nhắm vào Đức Hồng Y. Một số kẻ
ác ý lại đưa tín lý Công
Giáo ra để giễu cợt.Lời
của Đấng Tối Cao bị đem ra làm
trò hề. Nếu người Công Giáo
mà không bình tâm trước mọi sự
tấn công đó, có thể một cuộc
chiến tranh Tôn Giáo lại nổ ra, như
ngày xưa ở Việt Nam vào thập niên
60. Máu đã đổ trên nhiều
đường phố Thủ Đô, vài làng
mạc và còn ám ảnh cho mãi đến
bây giờ.Tuy ngày nay, mức
độ chiến tranh như thế không thể
nào xẩy ra tại Hoa Kỳ, nhưng nhất định
sẽ làm cho cộng đồng hải ngoại
phân hóa, vỡ ra thành năm bẩy mảnh.Những người Công Giáo
chân chính, sẽ phải lên tiếng biện hộ
cho tôn giáo của mình.Nhiều
người sẽ tạo ra các cuộc tranh luận
không cần thiết.Kẻ
nóng nẩy thì lại xử dụng loại
ngôn ngữ chiến đấu để tặng cho
người khác tôn giáo.Hai
ba bên sẽ lời qua tiếng lại, dần dần
đi đến chỗ tuyệt giao với nhau.
Như thế, công cuộc đòi Tự Do và
Dân Chủ cho những con người Việt Nam, trong
số đó có những người Công
giáo như Đức Hồng Y, sẽ chỉ còn
là một giấc mơ không bao giờ thành
hiện thực. Vì thế, con mạo muội viết
lá thư này, kính mong Đức
Hồng Y rộng lượng mà tha thứ cho những
điều thô thiển mà con sắp trình bầy
sau đây.
1-Về vụ lá cờ
vàng: Theo Đức Hồng
Y, các con cái Việt Nam lúc thì tôn
trọng cờ vàng, lúc lại treo cờ đỏ.
Thưa Ngài, thực tế lịch sử cho thấy,
chỉ có lá cờ vàng là được
chính thức ban hành từ vị nguyên thủ
chính thống của quốc gia Việt Nam mà
thôi. Ngay từ cuộc khởi nghĩa đầu
tiên của Việt Nam, và có lẽ là cuộc
cách mạng đầu tiên trên thế giới,
do Hai Bà Trưng lãnh đạo, cờ của
dân tộc là một lá cờ mầu
vàng. Sau nhiều thế kỷ thăng trầm, với
nhiều mầu cờ khác nhau, đến thời Vua
Gia Long thống nhất sơn hà vào đầu thế
kỷ 19, cờ của Việt Nam vẫn là cờ
vàng. Rồi chính vua Thành
Thái đã công bố lá cờ có Ba
(3) sọc đỏ, tượng trưng cho Ba (3) miền Bắc-Trung-Nam.Đến năm 1954, khi người Việt
Tự Do chọn miền Nam làm quê
hương chính thức, thì lá cờ
vàng lúc ấy bắt đầu rực rỡ
trên khắp thế giới. Cho đến hôm
nay, tuy không thể treo trên đất nước
mình, nhưng vẫn lộng lẫy trên đất
Mỹ một cách chính thức qua các văn
bản quyết nghị của các Tiểu Bang,
và các Thành phố, nơi nào có
người Việt Quốc Gia cư ngụ. Còn
lá cờ đỏ ?Từ
trên nửa thế kỷ nay, chưa có một thể
chế chính trị chính thống nào công
bố lá cờ này là của dân Việt.
Khi lá cờ vàng ba sọc đỏ chính thức
ngạo nghễ trên thành nội Huế những
thập niên 40-50, lá
cờ đỏ vẫn chỉ là cờ hiệu của
một Đảng phái, có gốc rễ ngoại
lai từ phương Bắc.
Sau 1975, Đảng kỳ ấy, cho dù đã bỏ
đi cái búa, cái liềm sắt máu,
mà đổi bằng ngôi sao, thì cũng chỉ
là cờ của một chi nhánh của một
cái Đảng quốc tế đã tan nát,
rơi rớt nhiều ngôi sao khắp nơị Những
ngôi sao vàng Nam Tư, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung gia
Lợi ... đã chìm trong đống rác của
lịch sử. Ngay đến ngôi sao Cam Bốt
cũng đã sẹt xuống bãi bùn nào
đó bên cửa ngõ phía Tây của Việt
Nam
mình. Còn lại một ngôi sao vàng của
đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đang lung lay,
và nhất định sẽ rớt xuống theo quy luật tiến hóa của lịch
sử. Tự Do và Dân Chủ nhất
định sẽ trở về với quê
hương. Thế kỷ 21 sẽ nhất định
không khoan dung cho các nền cai trị
độc tài, đảng trị, tham nhũng, thối
nát, làm băng hoại cả nhiều thế hệ.
Vì vậy, thưa Đức Hồng Y, không
nhất thiết phải đề cập đến việc
"con cái Việt Nam lúc mặc áo đỏ,
lúc mặc áo vàng", vì không phải
là Sự Thật. Chỉ có lá cờ vàng mới
là Cờ Quốc Gia, mới là Quốc Kỳ. Còn lá cờ đỏ kia chỉ là
Đảng Kỳ mà thôi, chưa hề được vị nguyên thủ
quốc gia chính thống nào công bố,
và chưa hề được dân chúng bỏ
phiếu bầu trong một cuộc trưng cầu dân
ý nào. Điều
quan trọng hơn là ngày nào còn
nhìn thấy cái Đảng Kỳ ấy, người
dân Việt Nam còn chẩy nước mắt,
ngào nghẹn nhớ lại hơn hai triệu sinh mạng
đã đổ máu dọc theo chiều dài
quê hương trong hơn 50 năm chiến tranh oan nghiệt,
còn nhớ cả nửa triệu người bỏ
thây trên rừng hay trong biển cả khi chạy
trốn cái mầu đỏ rực máu lửa ấy,
còn nhớ đến Lý Bá Sơ, Đầm
Đùn, nhớ đến những câu gào
thét vang trời "giết, giết
mãi, bàn tay không phút nghỉ", những ngày mà cả nửa
triệu người bị đóng gông Địa
Chủ, Tư Sản, bị chôn sống, đầu
thò lên cho lưỡi cầy kéo qua, bị
mã tấu chặt làm hai đoạn .. Chắc Đức Hồng Y cũng
còn nhớ, cũng mầu máu đỏ ấy
đã phủ trùm lên bao nhiêu nóc
nhà thờ, nhà nguyện, nhà tu; đã
đưa bao vị tu sĩ, chăn chiên, hay bà
Sơ rời bỏ trần thế; đã tước
đoạt đi bao nhiêu địa phận, biến
nhà chung thành ngục tù; biến bệnh viện
thành nơi tra tấn ... Mầu đỏ ấy,
ngày trước tượng trưng cho căm
thù, giết chóc, nay biểu tượng cho những
tâm hồn trẻ thơ bị bán đi làm
nô lệ tình dục khắp năm châu, cho
các công nhân bị đầy đọa xứ
người, cho nguyên một thế hệ
đàng điếm, sa đọa, chụp giật, mánh
mung, và một thứ văn hóa quái đản,
không còn hồn thiêng dân tộc.Kính thưa Đức Hồng Y,
lá cờ đỏ ấy tượng trưng cho Quỷ
Satăng, người Việt chân chính dứt
khoát không bao giờ mặc.
2-Về việc lá cờ
vàng làm cản đường Hiệp Thông: Chúng con thành thực không
hiểu từ nguyên lý nào mà lá cờ
vàng lại trở thành một chướng ngại
như thế ?Thiết nghĩ
việc Hiệp Thông là việc các nguồn
tư tưởng khác nhau tuôn đổ về một
giòng chính duy nhất là Thiên Chúa.
Con nguòi được Chúa Ngôi Hai cho
phép được hiệp thông với Ngài
để dâng lời cầu nguyện lên Chúa
Trời. Con người lại hiệp thông với
nhau, từ châu này đến lục địa kia, từ dân tộc này đến
dân tộc khác. Trong khi thi hành
nghi thức hiệp thông, các biểu tượng
của các sắc dân được trưng ra, nhằm
tạo thành một thứ cầu vồng muôn sắc
để ca tụng kỳ công của Thiên
Chúa.Và, các biểu tượng
ấy, chính là lá cờ của mỗi quốc
gia. Lá cờ vàng của người Việt
Nam
chân chính đã được trương ra
trong các cuộc lễ cũng chỉ vì mục
đích như thế đó. Vậy, thì tại
sao lại có thể làm trở ngại cho việc
hiệp thông ?
Con trộm nghĩ, có lẽ Đức Hồng
Y muốn ám chỉ đến việc thương thảo
của Giáo Hội Việt Nam tại quê nhà
với nhà cầm quyền thì đúng
hơn. Gần đây, chúng con được biết
Giáo Hội đang có những dấu chỉ
có sự nhường nhịn nhà cầm quyền
để đổi lấy vài đặc ân từ kẻ có vũ khí,
có nhà tù, cùm gông, và bạo lực.
Giáo Hội đã không nhắc nhở đến
sự việc Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt
miệng, mặc dù đã nổi tiếng
trên hoàn vũ, và lý luận rằng
"Linh Mục Lý làm chính trị",
nên không can thiệp ! Giáo Hội cũng
không nhìn thấy lũ dân
oan đứng đầy đường, khóc la thảm
thiết. Giáo Hội cũng chưa lần lên tiếng
về những vụ hiếp đáp nhân dân,
lợi dụng bạo quyền để giam giữ quyền
sống của con người, ngoài việc tịch
thu đất đai nhà xứ, còn chiếm đoạt
chùa chiền, bắt giam trụ trì, tra tấn Mục
sư. Chưa thấy vị đại diện Giáo Hội
nào lên tiếng đòi công bằng cho
các vị lãnh đạo đáng tôn
kính như Đức Tăng Thống Thích Huyền
Quang, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng
Độ khi các Ngài bị quản chế, bị
tước đoạt quyền đi lại. Trên hết
là Giáo Hội chưa lần lên tiếng về
một con chiên ghẻ là Linh Mục Phan Khắc Từ
vi phạm luật tu trì, xúc phạm thiên chức
linh mục, chỉ vì linh mục này là
thành phần chủ đạo của Mặt Trận
Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của
Đảng Cộng Sản. Ngoài vị này,
còn một số "cha quốc doanh" vẫn hung
hăng tấn công Giáo Hội qua nhiều
phương diện, mà Giáo hội vẫn để
yên. Có lẽ Giáo Hội muốn tạo sự
hiệp thông không điều kiện với
nhà cầm quyền ?
Kính thưa Đức Hồng Y,
Viết đến đây, con vô
cùng xúc động khi nghĩ đến lời dậy
của Đức Hồng Y khi nhắc nhớ đến
niềm tin vào sự quan phòng của Thiên
Chúa.Như
thế thì, nếu đã tin vào Chúa, "dù trần truồng,
đói khát, dù khổ đau, con vẫn ngợi
khen Người", thì giáo hữu sẽ
không bao giờ biết sợ đao, thương,
chém giết, tù ngục, hay tra tấn. Nếu
đã tin vào Chúa, thì không sợ
nhà cầm quyền, nếu nhà cầm quyền ấy
chỉ là một nhóm cai trị
vũ trang, không đại diện cho dân
chúng. Như Thánh Kinh đã khẳng định:
"Dù một sợi
tóc trên đầu rơi xuống cũng là
do thánh ý Chúa định". Vậy thì, tại sao lại phải
hiệp thương, hay thỏa hiệp với nhà cầm
quyền Cộng Sản ?
Nếu Người Cộng Sản
có lòng muốn hòa giải, thì tự họ
phải biết cách giải quyết. Người tín hữu can đảm
không phải đóng kịch và không phải
cầu hòa với kẻ giết mình. Vì
đã có Chúa !Nếu Chúa muốn, thì dù cho
có ở trong nhà thép, có bảo vệ
trùng trùng điệp điệp, vẫn đột
nhiên ngã ra mà chết. Nếu Chúa
không muốn, dù cho có súng nhằm thẳng
vào ngực, cũng không thể bị bắn. Vậy,
tại sao lại chúng con lại phải thỏa hiệp
với nhà cầm quyền Cộng Sản, Kính
thưa Đức Hồng Y ?
Người xưa nói: "Biết việc phải mà
không làm, thì là làm trái. Biết
việc trái mà không cản, cũng là
làm trái."Hiện nay, quê hương Việt Nam, bề
ngoài thì hào nhoáng, xa xỉ, nhưng bề
trong là cả một biển trời phân chia giai cấp.
Người nghèo thì khốn khó kinh khủng,
người giầu lại ăn
chơi hơn cả người nước ngoài. Những
ai lên tiếng cho Dân Chủ đều bị
chà đạp dã man, điển hình là
Luật Sư Bùi Kim Thành, cứ bị nhốt
đi nhốt lại trong nhà thương điên,
một biện pháp mà chỉ có ở thời
Trung Cổ của những kẻ cầm quyền không
có con tim mà chỉ có sức mạnh. Có
lẽ Đức Hồng Y không quên được
điều đó, khi mà vài năm trước
đây, trong một dịp hân hạnh được
phỏng vấn Đức Hồng Y, con đã
được nghe Ngài nói chuyện về
các điều kiện sinh sống của các cha
già trong viện hưu dưỡng rất tệ. Nhà cầm quyền, dĩ nhiên, là bỏ
mặc các vị linh mục già cho chết dần
chết mòn, chết trong đau khổ, bệnh hoạn.Việc trợ giúp các cha già
là một việc phải, cần làm.Nhưng ngoài ra, còn biết bao việc phải
mà chưa thấy Giáo Hội Việt Nam làm.
Để rồi, bất ngờ, lá thư
của Đức Hồng Y gây nên một sự
xáo trộn mãnh liệt không những trong
đời sống tín hữu mà còn trong sinh
hoạt cộng đồng, nói chung, nữa.
Chỉ với tư cách một giáo hữu,
con không biết phải viết những lời
nào mà không làm mất lòng Vị Chủ
Chăn Đáng Kính của chúng con, niềm
hãnh diện của toàn thể Giáo Hội
Công giáo Việt Nam. Con chỉ biết cầu
xin Thiên Chúa, Người Cha Nhân Từ của
tất cả chúng ta giúp cho những tấm
chân tình của các người tín hữu
hải ngoại được Đức Hồng Y rộng
lượng dung thứ mà chấp nhận. Để
cho một ngày nào đó, tất cả
giáo hữu và các vị chủ chăn
cùng gặp nhau trong Nước Trời, nơi
không có chiến tranh, không có mầu đỏ
của sắt máu, chỉ có Bình An và Hạnh
Phúc vĩnh cửu.
Một giáo hữu.
Chu tất Tiến.
(Thuan Do chuyển)
Con Cào Cào Cô Đơn
Con Cào Cào Cô
Đơn
(CHU TẤT TIẾN)
Buổi sáng thứ Bẩy, ra vườn
hít thở chút không khí ban mai, thuởng
thức một khoảng thời gian êm ả, không
tiếng xe, không khói bụi,
và nhìn ngắm khu vườn yên tĩnh
còn ngái ngủ. Nhiều cánh
lá còn xếp, nhiều cánh hoa còn rung
dưới giọt sương đêm, cỏ dưới
chân còn ướt.Người
và cảnh cùng trong trạng thái buông mềm.Tay
chân, cành lá chưa vươn hết sức,
vẫn chờ mặt trời lên để hoạt
động trong một ngày thật đẹp. Bất
chợt, đang lặng ngắm những cánh mong manh của
một đóa quỳnh vàng, một chú
cào cào xanh từ trong bụi nhẩy ra, mở to
cặp mắt tròn như hòn bi nhỏ xíu,
nhìn con người đứng trước mặt một
cách ngờ vực.
Chiếc đầu nhọn hoắt nghiêng qua
nghiêng lại như đánh giá đối
phương, còn hai chân có những chiếc
răng sắc như dao, nhúc nhích như sẵn
sàng đập xuống cỏ, lấy đà rồi
bay vù đi vào một chỗ nào khuất
khúc. Hai cặp cánh xanh ép bên sườn
nhưng cũng như đôi chân, chỉ một chớp
mắt là giang rộng ra, vút lên, mất hút !
Ơi !
Đã bao nhiêu năm rồi, chưa được
nhìn thấy một chú cào cào xanh ! Có lẽ từ khi qua đất
nước người, có lẽ lâu lắm rồi
thì phải ... Những chú cào cào xanh, biểu
tượng cho một thời thơ ấu quê
nhà, thời chạy theo những cánh chuồn
lơ lửng; chuồn ngô với đôi mắt thật
to và hàm răng thật sắc, đủ
làm cho đứa bé lì lợm phải
hét lên; chuồn lửa với thân dài
đỏ rực; chuồn bà già, chuồn chuồn
kim xanh biếc. Nhưng giữa những cánh chuồn,
cánh bướm, thì chú cào cào xanh
oai hùng nhất, đáng mơ nhất của tuổi
thơ, vì chú bay rất khỏe, nếu buộc
chỉ vào chân, để chú bay vòng trong
nhà, thì thật ác liệt. Tiếng
đập cánh của chú "vù vù"
nghe như tiếng còi chiến thắng, vì
không có thằng nào trong xóm có con
cào cào khổng lồ như thế. Tiếng
đập cánh của chú cũng gợi lên sự
bình an của một thời
mà con người yêu thương nhau. Hàng xóm gọi nhau í ới. Bạn
bè quấn quít lại qua. Ít
thù hận, nhiều thương yêu. Gặp
nhau, tay bắt mặt mừng, nói
chuyện đâu đâu. Thằng Lượm, con
Mót, ông thầy Tầu "ai lồng hồ,
dàng dụn, bạc dụn báng hông ...", anh
bán kẹo kéo "má ơi, con muốn lấy
chồng; lấy anh kẹo kéo, vừa bồng, vừa
nhai".. Không có những trận
chiến giữa hàng xóm với nhau, nếu
có, chẳng qua như một sự xô đũa,
xô bát, ồn ào chút xíu rồi lại
thôi, đâu vào đấy.Những
cãi cọ, cũng sẽ là chiếc đập
cánh của con cào cào, ào một cái
rồi lại trở về bình yên như lũy
tre làng.
Nhưng, bây giờ, ở xứ người, sao
lâu lắm không được nhìn thấy
cào cào, sao lâu lắm không thấy
tình hàng xóm.. Còn cộng
đồng thì sao ? Chỉ khi
nào thấy có sự xuất hiện của Cộng
Sản, có những khiêu khích đến từ
Hà Nội, "thủ đô của phẩm
giá con người", hay "cái nôi của
văn minh nhân loại" như lời quảng
cáo ì xèo cho một nơi chốn mà
nhân phẩm của phụ nữ nghèo bị
chà đạp thê thảm, lúc ấy, mới
thấy sự đoàn kết, vai kề vai, tay nắm
tay, cùng hô lên chung một tiếng "Tự
Do cho Việt Nam". Ngoài ra, sau khi hình bóng Cộng
Sản qua rồi, thì cũng như con cào
cào xanh kia, ít thấy xuất
hiện tình đồng hương, đồng chủng.
Chỉ thấy người mình
đánh người mình, người Sàigon
chụp mũ, tấn công người Biên
Hòa, người lính áo xanh tấn công
người lính áo sọc. Đâu
đâu cũng thấy nón cối bay tung.
Kèm theo nón cối là những
văn chương bình dân "mất gà, mất
vịt". Những danh từ, tĩnh từ, trạng từ
vốn được xử dụng thường
xuyên nơi chợ "búa", nay được
đem ra phân phối trên các tờ lá cải,
trong hệ thống truyền thanh, và đặc biệt
là trong hệ thống thư điện tử miễn
phí. Người ta muốn cho nhau thân tàn, ma dại,
chết dở sống dở ..
Sau khi bỏ quê hương để sống ở
xứ lạ, người mình hình như
không mang theo hương vị của lúa, ngô,
khoai, sắn; không giữ được hình ảnh
của nhũng cánh chuồn, cánh bướm;
không nhớ đến những chú cào
cào xanh; không còn thích nghe những câu
ca dao "hỡi anh đi đường cái quan, dừng
chân đứng lại em than đôi lời",
hay "Nhà Bè nước chẩy chia hai, ai
dìa Gia Định, Đồng Nai thì dìa"…
Câu thơ "gió đưa
cành trúc la đà, tiếng chuông Thiên
Mụ, canh gà Thọ Xương" không
còn vẳng trong không gian nữa. Có lẽ
vì không còn cảnh "học trò xứ
Quảng ra thi, thấy cô gái Huệ, chân
đi không rời"... Hay có lẽ vì
không còn những níu kéo "người
ơi, người ở, đừng về",
nên người ở Cali cứ lẳng lặng bỏ
qua Texas, người ở miền Bắc Seattle thiên di
về xứ nóng Arizona, mà chẳng mang theo kỷ
niệm gì ..
Đất nước người, dù sang,
dù đẹp, dù cũng có đồng
quê, nhưng không gọi được tiếng
võng đưa kẽo kẹt ban trưa, tiếng mẹ
ru con ời ợi. Cho
nên, không ai thương ai. Nhìn chung quanh, cứ thấy đầy dẫy kẻ
thù. Khuôn mặt nào cũng
là Cộng Sản. Kể cả các nhà
văn, nhà thơ đã từng chiến đấu
gần hết một đời, còn vài năm nữa
là lẳng lặng ra đi, mà vẫn bị tiếng
không lành. Dĩ nhiên cũng có một
vài khuôn mặt hiếm hoi từng là chiến
sĩ, lúc đi xuống gần chân đồi, mới
đổi giọng tay sai. Họ là
những kẻ bất cố liêm sỉ, tham tiền,
mê sắc, mà bán cả thân phận,
"mua danh ba vạn, bán danh ba đồng"; những
kẻ đó, không đuợc ví với con
cào cào anh dũng, bay "vù vù" kia, mà chỉ xứng đáng
làm thân cuốn chiếu. Gặp ai
đụng tới, thì co giúm lại, mặc cho
trẻ dùng que, vất qua vất lại, cũng
không được ngang tàng như giun, có quẫy
có đạp.
Vì thế, nhìn con cào cào cô
đơn kia, đứng hiên ngang,
ngẩng cổ nhìn con người to hơn ngàn lần
mà không tỏ ra chút nào sợ hãi,
con người có chút nào kính trọng.
Người xưa đã từng nói "Ngược
đời, châu chấu đá xe,
tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe
nghiêng". Con cào cào xanh kia, với
đôi mắt long lanh, với cái đầu liếc
qua liếc lại, mi là biểu tượng của
cô đơn, nhưng cũng là hình bóng
của quê hương yêu dấu. Sao mi không
kéo bầy, kéo lũ về đây, để
cho chúng ta thương yêu nhau hơn, bớt tiếng
bấc tiếng chì, bớt gây gây gổ gổ,
và triệt tiêu đi những hình ảnh
không đẹp của đồng hương
đánh đồng hương, người Việt Bẩy
Lăm chống người Việt Chín Mươi, cựu
chiến sĩ tấn công cựu quân nhân ... Buồn
quá, cào cào ơi !
Con cào cào cô đơn, hình như
hiểu tiếng người, lúc lắc đầu
thêm vài lần, dáng điệu như suy nghĩ
mông lung, rồi chợt đập cánh bay
"vù"...