TRANG Y HẠ gửi TRẠCH GẦM
Tao bị
thương hai chân,
Cưa ngang
đầu gối !
Vết thương
còn nhức nhối.
Da non kéo
chưa kịp lành ..
Ngày "Giải
phóng Miền nam
"Vợ
tao " Ẵm " tao như một đứa trẻ
sơ sanh...!
Ngậm ngùi
rời " Quân-Y-Viện "
Trong
lòng tao chết điếng,
Thấy
người lính Miền bắc mang khẩu súng AK !
Súng
" Trung cộng " hay súng của " Nga " ?
Lúc
này tao đâu cần chi để biết.
Tao
chiến đấu trên mảnh đất tự do Miền
nam
-
Nước Việt, Mang chữ " NGỤY "
thương binh.
Nên
" Người anh em phía bên kia ..
"Đối
xử với tao không một chút thân tình ..!
Mày
biết không !
Tao
tìm đường về quê nhìn không thấy ánh bình minh.
Vợ
tao: Như " Thiên thần" từ trên trời rơi
xuống ..
Nhìn
hai đứa con ngồi trong căn chòi gió cuốn,
Bụi
đất đỏ mù bay !
Tao
thương vợ tao yếu đuối chỉ có hai tay,
Làm
sao " Ôm " nổi bốn con người trong cơn gió
lốc.
Cái
hay là: Vợ tao giấu đi đâu tiếng khóc.
Còn
an ủi cho tao, một thằng lính què !
Tao đóng
hai cái ghế thấp, nhỏ bằng tre,
Làm
"Đôi chân" ngày ngày đi lại
Tao quét nhà; nấu
ăn; giặt quần; giặt áo ..
Cho heo ăn
thật là "Thoải mái" !
Lê lết ra
vườn: Nhổ cỏ, bón phân
Đám bắp
vợ chồng tao trồng xanh tươi
Bông trổ
trắng ngần !
Lên liếp
trồng rau, thân tàn tao làm nốt.
Phụ vợ
đào ao sau vườn, rồi thả nuôi cá chốt.
Đời
lính gian nan sá gì chuyện gió sương ..
Xưa,
nơi chiến trường
Một thời
ngang dọc.
Cụt hai
chân. Vợ tao hay tin nhưng không "Buồn khóc"!
Vậy mà bây
giờ ..
Nhìn tao .. nuớc
mắt bả .. rưng rưng !
Lâu
lắm, tao nhớ mầy quá chừng.
Kể
từ ngày, mày "Được đi Cải tạo"!
Hàng
thần lơ láo - Xa xót cảnh đời ..
Có
giúp được gì cho nhau đâu khi:
Tất
cả đều tả tơi ! Rồi đến mùa
"H.O"
Mầy
đi tuốt tuột một hơi.
Hơn
mười mấy năm trời ..
Không
thèm quay trở lại
Kỷ
niệm đời Chiến binh
Một
thời xa ngái.
Những
buổi chiều ngồi hóng gió nhớ .. buồn hiu !
Mai
mốt mầy có về thăm lại Việt nam
Mầy
sẽ là "Việt kiều"!
Còn
"Yêu nước" hay không - Mặc kệ mầy.
Tao
đếch biết ! Về, ghé nhà tao.
Tao
vớt cá chốt lên chưng với tương ..
Còn
rượu đế tự tay tao nấu
Cứ
thế, hai thằng mình uống cho đến .. điếc
!
TRANG
Y HẠ
(NNS sưu tầm, Trần Năng
Phụng
chuyển)