Vê` TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M

Home | LAM PHU'O'NG | TUÊ. SY~ | TUÊ. SY~ [tt] | TUÊ. SY~ 1 | TRÂ`M TU'? THIÊNG | VIÊ.T DZUNG~ | TRÂ`N KHA?I THANH THU?Y | HUY PHU'O'NG | LUÂN HOÁN | LUÂN HOÁN [tt] | TRA.CH GÂ`M | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | CHU TÂ'T TIÊ'N | PHAN VA(N HU'NG | ÁI KHANH | TRU'Ò'NG KY` | ANH BA(`NG | DUYÊN ANH | -DÔ'I THOA.I | -DÔ'I THOA.I [tt] | -DÔ'I THOA.I 1 | -DÔ'I THOA.I 2 | -DÔ'I THOA.I 3

HUY PHU'O'NG

Nhà văn HUY PHƯƠNG

 

Nhà văn HUY PHƯƠNG !

 (letamanh)

 

 

Tôi được quen với Huy Phương trong một trường hợp rất lạ. Số là chúng tôi dự tính tổ chức cuộc họp mặt những người tù chính trị thuộc các trại Z 30 Hàm Tân và trại tù Tân Lập Vĩnh Phú. Không ngờ rằng nhà giáo, nhà văn, nhà báo Huy Phương cũng là một tù nhân, có số lượng năm tù mười mấy năm trời; điện thoại mời chúng tôi lên đài SBTN trong cuộc phỏng vấn do anh phụ trách. Mục đích chính, anh muốn giới thiệu buổi họp mặt các cựu tù rộng rãi để anh em các nơi nghe thấy được, đến tham dự cho đông ...

 

Từ đó chúng tôi dường như có mối tình tri kỷ đâu đó đợi chờ bộc phát và thông cảm nhau. Tôi mời anh phát biểu cảm tưởng trong cuộc họp mặt Gia Ðình Lại Giang nhân dịp ra mắt Ðặc San. Vừa bước lên bục, anh đã chiếm được cảm tình của mọi người chỉ sau mấy câu khởi đầu. Chậm rãi và trầm tĩnh, không trau chuốt, lời nói giản dị nhưng đậm đà tính thuyết phục. Giọng Huế nhẹ và trong, nụ cười nửa miệng ... Ôi ! một ông già đáng yêu làm sao ! Tôi ngạc nhiên và thốt lên như thế ! (Huy Phương trong ngày Lại Giang)

 

Hôm ra mắt tập Tạp Ghi “Ấm Lạnh quê người”, tác giả, trong lúc ký tên vào sách nhìn tôi mỉm cười, mắt cũng cười. Với số lượng quan khách đông đúc như thế, tôi chúc mừng anh với đứa con thứ, con mọn đang được mọi người trân trọng. Tôi cầm tập sách , nói với anh bạn nhà báo Nguyễn Thanh Huy: “Anh Huy Phương vẫn xem nước Mỹ là quê người chứ chưa phải là quê của mình.” Mà cũng lạ, tại sao trong đầu chúng ta còn mãi xem quốc gia thứ hai là quê của người chứ không phải là của mình, khi mình đang là một công dân, đang thực thi và được hưởng toàn thể các quyền căn bản có được ?. 

 

Ðọc suốt tất cả những bài viết trong “Ấm lạnh quê người” ta thấy rõ con người Huy Phương, một người vừa sống một nửa trên đất Mỹ và một nửa còn lại nằm ở Việt Nam ! Giữa một nhà giáo Việt Nam bảo thủ, một người lính kỷ luật, một người tù bất khuất, một người Mỹ gốc Việt làm công tác truyền thông tiến bộ ... Nói cách nào đó, Huy Phuong vẫn còn là một con người của quá khứ ! Cho nên những bài viết của anh, những chuyện trên trời dưới đất đầy súc tích và cũng đầy vẻ thâm sâu mang nặng phần ẩn dụ làm cho người ta phải suy nghĩ thật nhiều sau khi đọc loạt bài trong tập Tạp Ghi này.

 

Có một người cũng hay viết những chuyện trên trời dưới đất nổi tiếng là Bùi Bảo Trúc. Chính cái hôm ra mắt sách anh chàng này giới thiệu chuyện trên trời dưới đất của anh chàng kia một cách rất ư là tâm đắc. Mỗi anh mỗi vẻ mười phân vẹn mười; hôm ấy người ta vỗ tay tán thưởng những lời dí dỏm của Bùi Bảo Trúc cũng chính là tán thưởng Huy Phương với những vui buồn đến “ấm” rồi “lạnh” trên quê hương của “Người” ! Không biết tác giả Huy Phương có mâu thuẫn không, khi trong tập sách nầy, anh ca tụng mước Mỹ và bằng lòng, thỏa mãn với quê hương thứ hai “xin nhận nơi này làm quê hương”; trong lúc đó lại lấy tên cho tập sách “quê người” ?

 

Trong ngày vinh danh Bà Khúc Minh Thơ ở Nam Cali, Huy Phương, lúc diễn tả cảnh tù đày, anh đem ra trưng dẫn một lon Guigoz có làm quai xách của tù trong những lúc lén lút “cải thiện linh tinh” trong tù như thế nào. Anh lôi ra từ cái lon thẫm đem màu khói những con dế, con nhái, con chàng hiu, cào cào châu chấu ... vốn là thức ăn quí báu nhiều “protein” trong những ngày ở tù đói rét ! Chỉ có thế, đã nói lên tất cả, không cần nói nhiều về công ơn mà Bà chị Khúc Minh Thơ đã theo đuổi từ tuyệt vọng nầy đến hy vọng khác một thời gian dài đấu tranh để người tù chính trị không còn những ngày kè kè cái lon guigoz khốn nạn đó nữa. Huy Phương chậm rãi, chững chạc, chính xác làm một công việc đầy ý nghiã, làm cho mọi người cảm thấy vừa gần gũi những tình cảm xưa bùng cháy lại trong tim, vừa trải rộng tấm lòng để cùng chia xẻ những kỷ niệm đầy ắp ngày xưa ấy.

 

Huy Phương chứng tỏ một hiểu biết tổng quát rất rộng, trí nhớ hơn người, lời văn trau chuốt nhưng giản dị, những câu chuyện kể đều lấy trong thực tế hằng ngày. Chuyện của anh là cuộc sống, là hơi thở, là niềm ưu tư hay suy nghĩ chung của mọi người. Vì thế Huy Phương là người khơi dậy những điều mà chúng ta thường quan tâm. Hay nói cách khác, Huy Phương đã nói thay, viết thay cho chúng ta vậy !

 

Tôi không có khả năng giới thiệu hay “lăng xê” Huy Phương, vì chính tác giả cũng như những bậc đàn anh đã làm việc đó rồi. Ở đây, tôi chỉ ghi lại những ý nghĩ thô thiển của mình về một người anh văn nghệ đã được may mắn quen biết. Tôi cũng không dại gì đi trích ra những đoạn văn để làm cái việc bình luận văn học, đó là công việc của người khác, đàn anh của tôi. Tôi đọc xong tập Tạp Ghi “Ấm Lạnh Quê Người”, cảm thấy thích thú, nên ghi lại những dòng này để gọi là cám ơn tác giả. Nhờ Huy Phương, đọc văn Huy Phương mà tôi được mở rộng thêm kiến thức của mình, tự mình thấy ấm hẳn trên quê hương thứ hai đang trở lạnh trong mùa thu đầy trăn trở sau trận bão lửa Nam California, nơi chúng tôi đang sống, dường như trở thành như một thảm họa ...

 

cuối tháng 10 năm 2007

letamanh

 

(Bai Chuyen)


website counter