Vê` TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M

Home | LAM PHU'O'NG | TUÊ. SY~ | TUÊ. SY~ [tt] | TUÊ. SY~ 1 | TRÂ`M TU'? THIÊNG | VIÊ.T DZUNG~ | TRÂ`N KHA?I THANH THU?Y | HUY PHU'O'NG | LUÂN HOÁN | LUÂN HOÁN [tt] | TRA.CH GÂ`M | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | CHU TÂ'T TIÊ'N | PHAN VA(N HU'NG | ÁI KHANH | TRU'Ò'NG KY` | ANH BA(`NG | DUYÊN ANH | -DÔ'I THOA.I | -DÔ'I THOA.I [tt] | -DÔ'I THOA.I 1 | -DÔ'I THOA.I 2 | -DÔ'I THOA.I 3

CHU TÂ'T TIÊ'N

Bôn-Sa Có Gì Lạ Không Em

 

Bôn-Sa Có Gì Lạ Không Em ?

(Lê Bình)

 

 

Cali Today News - Bôn-Sa là tên gọi một con đường, một khu phố của người Việt tại Hoa Kỳ. Nói cho rõ hơn Bôn Sa là khu phố có đông người Việt nhất tại Hoa Kỳ, nói riêng, và trên thế giới (ngoài Việt Nam) nói chung. Đó là con đường Bolsa Ave. nằm tại Orange County-Quận Cam- nơi có hơn 300,000 người Việt cư trú làm ăn và phát triển.

 

Có lẽ không cần thiết phải nói về sự hình thành cộng đồngViệt tại quận Cam. Tuy nhiên, (chắc chắn) nên nói về một lãnh vực khác của khu phố nầy: Bôn-Sa. Ở đó, Bôn-Sa, không chỉ là cộng đồng lớn nhất của người Việt tại Hải Ngoại; mà, nơi đó: Bôn-Sa đã đi vào lịch sử xây dựng của thành phố Wesminster. Nơi đó, Bôn-Sa, người Việt đã chứng tỏ được khả năng vượt khó, vươn lên … vươn lên từng ngày với hàng chục ngàn cửa hàng buôn bán lẻ, tiệm ăn, nhà sách ... Bôn sa sẽ chẳng có gì lạ nếu không có người Việt đến định cư từ năm 1975. Bôn-sa là những nông trại trồng dâu, nơi đây là những nông trại. Chấm hết. Thế nhưng, câu chuyện được mở ra kể từ khi có người Việt đến định cư, Bôn Sa đã thu hút nhiều người Việt khắp nơi kéo về, khu phố Việt đã nên hình dáng.

 

"Bôn Sa có gì lạ không em" lại là một tựa đề của một tác phẩm văn chương của nhà văn CHU TẤT TIẾN, hiện đang định cư tại thành phố Little Sài Gòn, nơi có khu phố Bôn-Sa. Tác phẩm Bôn Sa Có Gì Lạ Không Em là những đoản văn ghi nhận những việc xảy ra tại khu phố có đông người Việt nhất tại hải ngoại. Có gì lạ không em ... ở khu phố Bôn Sa ? Nói chính xác là trong cộng đồng người Việt tại Bôn Sa có gì lạ .  

 

Mở đầu với câu chuyện Em Tập Lái Xe (Chuyện dài lấy vợ ở VN) đã ghi lại một (hay nhiều ?) cảnh đời đang xảy ra. Đọc qua tựa câu chuyện, người đọc có thể đã liên tưởng đến cảnh người mới đến nhờ người ở lâu … tập lái xe để rồi sau đó nhiều câu chuyện xoay quanh việc tập lái xe ???…"Chiếc xe cắt chỉ mới tinh, lần đầu em cỡi nên anh phải kèm …" trên xa lộ Biên Hòa em tập lái xe … của ban AVT ? Không phải vậy. Chuyện tập lái xe ở Mỹ có khác hơn (đau xót hơn) thời 1965 tập lái xe Vespa trên xa lộ Biên Hòa.

 

Kể từ khi nhà nước CSVN mở cửa, và có người Việt tại các nước về thăm nhà đã xảy ra cảnh trớ trêu "chồng già vợ trẻ là tiên" … trên đời. Cảnh chồng già “cưới” vợ trẻ … rồi chuyện gì xảy ra ? Tôi đã lầm đưa em sang đây ? Em đến Mỹ rồi em dứt áo ra đi để lại tôi ngơ ngẩn làm trò cười cho thiên hạ ! Em đến đây chia gia tài của tôi để nuôi anh kép nhí ? Câu chuyện có chuyển biến rất lạ … lạ như tiểu thuyết. Câu chuyện em tập lái xe kể lại chuyện người con trai tập cho "dì" lái xe … sau mấy tuần lễ cả 2 đã biến mất chỉ còn lại lá thư ngắn ngủi "Chúng con xin lỗi ba ! Chúng con yêu nhau rồi. Ba ở lại vui mạnh ! Con sẽ cho ba biết địa chỉ sau."

 

Chuyện chưa hết … ở một chuyện khác "Trâu già gặm cỏ non" kể lại chuyện tình của một "ca sĩ" ở Mỹ về VN đi hát. "Chàng" 60 được các bà, các cô o bế, săn đón đến nỗi "chàng" phải mướn cả "vệ sĩ" để nhận điện thoại … và cuối cùng khi hết tiền … chàng bị đá.

 

Không chỉ có thế, chàng đã lầm thì cũng có những nàng đã lầm "theo anh sang đây" sau những lời ngọt bùi tán tỉnh của chàng …"thất nghiệp", nàng đã theo chàng sang "đất hứa" và trở thành "con hầu", "nô lệ tình dục" có khác nào lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan. Chuyện "Ờ-Biu" Vợ là một cảnh đời khác.

 

Hơn 60 câu chuyện có thật được kể lại. Những câu chuyện xảy ra ở khu phố quanh chúng ta hàng ngày. Chuyện vui, chuyện buồn, chuyện thành công, chuyện thất bại … Những chuyện gia đình lục đục, chén bát khua, chuyện dạy con ở Mỹ, chuyện đi ăn nhà hàng, chuyện học đường …v.v.

 

Sáu Mươi câu chuyện "trong nhà, ngoài phố" với bối cảnh Bôn Sa cho người đọc một cái nhìn tổng quát qua nhiều góc cạnh của cuộc sống. Bôn Sa Có Gì Lạ không phải là những mẩu tạp ghi, không phải là những thiên phóng sự; đó là một tổng hợp. Tác phẩm văn chương được vẽ ra như một bức tranh sơn dầu nhiều màu, sắc, với những nét cọ, những vết cắt của đường dao, lúc phơn phớt màu hồng, lúc đậm đặc màu xám xỉn, và có những mảng màu xanh thơ mộng.

 

Chu Tất Tiến là tác giả của 10 tác phẩm khác nhau đã được xuất bản. Chu Tất Tiến là một nhà văn, nhà báo đã cộng tác với thế giới chữ nghĩa từ năm 1968 tại quê nhà. Tác giả là một cựu quân nhân khóa 25 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và tốt nghiệp tại đại học quân sự Fort Benning (the US Army Infantry School) của Hoa Kỳ. Tác giả đến HK theo diện H.O đợt đầu tiên (H.O1) Chu Tất Tiến cộng tác với nhiều nhật báo, tuần báo, tạp chí, đài phát thanh tiếng Việt trong CĐ người Việt. Hơn 18 năm sống trong cộng đồng, cùng với cộng đồng, hít thở và chia xẻ những buồn vui của cuộc đời tị nạn.

 

Thời tiền chiến trên văn đàn Việt Nam có Vũ Trọng Phụng, Nam Cao là những cây viết về xã hội. Tác phẩm của 2 nhà văn tiền chiến đã vẽ nên bức tranh xã hội Việt Nam thời kỳ giao tiếp giữa tự do tây phương và xã hội phong kiến nông nghiệp đông phương.

 

Tác phẩm Bôn Sa Có Gì Lạ Không Em là tác phẩm đầu tiên của Chu Tất Tiến trong lãnh vực Xã Hội. Cũng có thể nói Chu Tất Tiến là cây bút viết chuyện xã hội, xã hội của một cộng đồng, một sắc dân mới đến lập nghiệp tại Hoa Kỳ. Ở đó là sự cọ xát (tất nhiên phải xảy ra) giữa những tập quán, phong tục, lối sống cũ đại gia đình và những phóng túng, tự do của một xã hội cá nhân chủ nghĩa … đã làm không ít nhiều gia đình bị xáo trộn.

 

Bôn Sa Có Gì Lạ Không Em cũng có thể là một tiếng thở dài của nền văn hóa cũ trước một thánh đố của nền văn hóa mới. Bôn Sa Có Gì Lạ Không Em là tiếng nổ giữa bữa tiệc đang lên đến đỉnh cao của sự hoan lạc.

 

Trong một bài báo ngắn không dễ để nói hết những điểm đáng nói về một tác phẩm dày gần 400 trang với đề tài đa dạng. Một bài báo ngắn chỉ đủ để bày tỏ một góc nhìn, một cảm nhận của người viết về một tác phẩm. Những ghi nhận, cảm xúc nầy mang tính chủ quan, tuy nhiên, là một rung động thật sự … và có thể cường điệu một chút, đây là một tác phẩm hay trong những tác phẩm hay của văn chương hải ngoại …

 

Cuối cùng, nên đọc tác phẩm với tấm lòng thanh thản như xem bức tranh trong phòng triển lãm để có thể nhìn lại mình.

 

Mời đến để gặp tác giả cùng trao đổi với tác giả về các đề tài được nhắc đến trong tác phẩm.

 

Hay lắm !

 

 

Lê Bình

July 12, 2008

(Việt Hải Trần chuyển)

website counter