Vê` TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M

Home | LAM PHU'O'NG | TUÊ. SY~ | TUÊ. SY~ [tt] | TUÊ. SY~ 1 | TRÂ`M TU'? THIÊNG | VIÊ.T DZUNG~ | TRÂ`N KHA?I THANH THU?Y | HUY PHU'O'NG | LUÂN HOÁN | LUÂN HOÁN [tt] | TRA.CH GÂ`M | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | CHU TÂ'T TIÊ'N | PHAN VA(N HU'NG | ÁI KHANH | TRU'Ò'NG KY` | ANH BA(`NG | DUYÊN ANH | -DÔ'I THOA.I | -DÔ'I THOA.I [tt] | -DÔ'I THOA.I 1 | -DÔ'I THOA.I 2 | -DÔ'I THOA.I 3

TRA.CH GÂ`M

purplerose_miendu.gif
(MIÊN DU DaLat su'u tâ`m)

Trạch Gầm

 

Trạch Gầm

 

(cảm đề qua 1 số thi phẩm được đọc,

kính tặng nhà thơ Trạch Gầm)

 

Trạch Gầm, thơ viết giống như người

Xót bạn, đau quê quấn cả đời

Mỗi ý tuôn ra ngân réo rắt

Từng câu nhỏ xuống vọng chơi vơi

Tha hương mất nước sầu dâng bể

Viễn xứ tan nhà hận ngút khơi

Chữ nghĩa tuy đơn sơ, mộc mạc

Nhưng man mác vút thấu mây trời.

 

Vntvnd

(01/12/2007)

Ðọc Thơ “Vụn Vặt” của Trạch Gầm

 

Ðọc Thơ “Vụn Vặt” của Trạch Gầm !

(Lê Tam Anh)

 

 

Vừa đi làm về, chưa kịp tắm rửa thì điện thoai reo. Bên đầu giây là tiếng của Trạch Gầm:

- Ông ngủ chưa ?

- Chưa ! Nếu ngủ thì làm sao trả lời, hỏi lãng nhách !

- À! Tôi trù qua bên ông,

- Ðể làm gì giờ nầy cha nội ?

- Ðem tặng ông Tập Thơ mới vừa in xong, tặng ông đọc chơi !

- Bố à ! Mới ra sách thì chờ ra mắt, chờ anh em họp lại vui vẻ chúc mừng, chứ in xong đưa cho thằng này thằng nọ hết thì còn gì là “ngày ra mắt sách” ?

- Ôi! Nhưng riêng ông thì tôi phải đem tới trước ...

- Xin tha cho con nhờ, để đó khi nào ra mắt sách thì con sẽ thành kính đem sách về đọc ....

 

Thế mà tác giả Trạch Gầm vẫn lì lợm đem đến tặng cho tôi. Cử chỉ vừa thân ái vừa giản dị, vừa âm thầm của một người lính “Trinh Sát” làm cho tôi rưng rưng cảm động. Tôi quen biết với người em Nguyễn Ðức Lập, một Hướng Ðạo Sinh và từng tham gia vào những ngày họp mặt tại Thư Viện Việt Nam. Nhưng Nguyễn Ðức Trạch thì là một trường hợp rất khác. Số là người ta có tổ chức chào cờ mỗi đầu tháng tại Tượng Ðài Việt Mỹ. Làm gì thì làm chứ cứ ngày Chúa Nhật đầu tháng thì tôi lại có thói quen đến cùng mọi người đứng nghiêm chào những kỷ niệm, chào quá khứ đã đi qua !

 

Trong đám người thường xuyên ấy, có một người rất lạ. Anh ta âm thầm đứng ở đâu đó trong công viên, rất nghiêm chỉnh chào quốc kỳ, chào người lính đang im lìm trên bệ, rồi âm thầm ra về, ít tiếp xúc với mọi người và cũng rất ít nói ! Tò mò vì một người kỳ lạ, tôi bèn theo chân quyết khám phá xem kẻ này thuộc thành phần nào có vẻ kỳ bí như thế. Hóa ra anh chàng là một người tù cùng trại với tôi ở Vĩnh Phú !. Nguyễn Ðức Trạch, lấy hiệu là Trạch Gầm, là con trưởng trong một gia đình văn học nổi tiếng ở Miền Nam. Các anh chị em trong gia đình nầy đều được thừa hưởng gia tài văn học của cha mẹ, nên không ai trong họ không có tài sáng tác, hoặc văn, hoặc thơ, phóng sự, làm nghề báo ...Trạch Gầm nằm trong dạng một anh chàng thi sĩ gàn, làm thơ rất hay, một câu nói chửi thề hết mấy khúc ... Thơ của anh sáng tác ra chỉ để đọc và cho bạn bè nghe trong những lần ngồi chuyện vãn với nhau ở chốn riêng tư. Anh thường đọc những bài thơ sáng tác trong những hoàn cảnh éo le và bi thương nhất của chính anh và của chính quê hương.

 

Trạch Gầm đọc thơ

Có một lần anh gởi cho tôi qua Email bài thơ mới sáng tác. Sau khi đọc song, thấy hay và làm mình rung động thật sự, tôi bèn chuyển bài thơ ấy cho các báo, đặc biệt là Thời Luận và Sài Gòn Nhỏ. Không ngờ Huynh Trưởng Ðỗ Tiến Ðức, trong thời gian ngắn nhất đã gởi mail cho tôi hỏi về tác giả Trạch Gầm là ai. Tôi gởi thêm những bài thơ hay khác của tác giả, sau đó các bài thơ nầy lần lượt được đăng trên các báo. Hoàng Dược Thảo khi biết Trạch Gầm là con của nữ sĩ, nhà báo - Bà Tùng Long - đã đòi tôi cho bà làm quen. Từ những tri ngộ đó, đặc biệt trong ngày Họp Mặt Cựu Tù ở Paracel Seafood Restaurant, Nhà Báo Ðỗ Tiến Ðức và Trạch Gầm mới lần đầu tiên bắt tay nhau.

 

Trạch Gầm vốn là một kẻ giang hồ, một chiến binh thầm lặng như cái bóng trong cuộc chiến tranh, có mặt ở tất cả những nơi nguy hiểm nhất và cũng có mặt trong những nơi ăn chơi nhất. Một sĩ quan Trinh Sát gan dạ đầy quyền biến và nghị lực. Có thể nói tất cả những mặt trận nổi tiếng vùng Tây Ninh, Lộc Ninh hay các Vùng III vùng IV, trong thời gian từ ngày anh ra trường khóa 21 Thủ Ðức, anh đều có mặt, là chứng nhân, là lính hoạt động thám kích, ban đêm bò vào lòng địch, ban ngày ăn chơi xả láng ở phố phường ... Những bài thơ từ anh có khí khái của kẻ giang hồ, có hơi men của tình bạn thủy chung, của những trăn trở da diết cho định mệnh của chính mình và của đất nước. Chúng tôi khuyến khích anh xuất bản tập thơ là một khó khăn vì anh không muốn trưng bày như những thi sĩ. Anh tâm sự với bạn bè rằng thơ của anh chỉ để đọc lúc tàn cuộc vui. Mà nghĩ cho cùng khi tập thơ “Vụn Vặt” được in ra, nó đã nói lên được tất cả con người của anh.

 

Nhà văn Ðỗ Tiến Ðức mới quen Trạch Gầm, đọc thơ Trạch Gầm, cảm thơ như thế nào mà khi viết “Lời Bạt” đã để hết tâm tình và cảm xúc của mình vào bài viết đến độ tôi đọc lên cảm động lạ thường. Hèn gì người xưa thường nói, thường ca tụng về sự đồng cảm, đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu của kẻ sĩ. Lời Bạt mở đầu cho tập thơ là một bài ca, một nhạc khúc, quyện lấy những giọt thơ đầy xúc động. Ðỗ Tiến Ðức đã không quá cường điệu khi viết rằng thơ của Trạch Gầm là tập “Sử Thi” !

 

Thơ Trạch Gầm là một diễn tiến lịch sử, là những ghi nhận và cảm nhận xót xa vào thời gian và không gian mà mỗi chúng ta đều dự phần trong đó. Ðọc thơ của anh, ta thấy hình như ta đã sống và đã viết ra chứ không phải chỉ là của tác giả. Bây giờ ta thử đứng trước khu Nghĩa Trang để nghe Trạch Gầm tâm sự xem có phải là chính ta cũng đang tâm sự với người bạn mình đã rời cuộc chiến:

 

... Mầy đã hơn tao vì mầy đã chết

Hưởng chút lễ nghi hưởng chút ân cần

Có được người thân cho lời nuối tiếc

Còn tao bây giờ sống cũng như không ...

(Lời Trước Nghĩa Trang)

 

Bạn có thể thấy hình bóng mình khi đọc bài “Một Ngày Của Ta”:

 

... Một ngày của ta ở tuổi ba mươi,

Ta mất quê hương ... ta mất hết rồi

Bạn bè của ta có thằng tự sát

Bạn bè của ta có đứa ra khơi

 

Ta quảy thân tù từ Nam ra Bắc

Long Giao, Van Bàn, Vĩnh Phú Lào Cai

Ta gặp quê hương lưng tròng nước mắt

Thương xót cho ta thương xót mọi người ...

 

Là một người lính ngoài biên, sống rất thật với bạn bè, tác giả dùng những từ ngữ thật chính xác khi diễn tả tâm sự của mình. Với bạn bè thân thiết hay với những thằng sống chết cùng chia thì anh xưng mầy với tao. Những bài thơ nào anh viết bằng giọng văng ngang tàng mày với tao chính là những lúc tình cảm bốc cao và những u uẫn, những đắng cay chia xẻ với từng người mà anh cho là chiến hữu:

 

... Ngày Bầu Lồng tao vào đồn thăm bạn

Xách trên tay chiếc cane đế Hốc Môn

Uống một ít ... nó chừa cho ngày Tết

Tết chưa qua, nó tan biến theo đồn.

 

Tao còn có ... có trăm điều để nhớ

Mỗi một điều cạn một chén thương đau

Mầy cứ trải poncho rồi ngồi xuống

Thay thằng chết rồi ... cạn chén cùng tao ...

 

Với 230 bài thơ, trong đó có bốn bài được phổ nhạc, người bạn tôi đã dẫn dắt chúng ta từ khi bước vào cuộc đời, quỳ xuống đứng lên ở KBC 4100, ra biên giới, chứng kiến bạn bè nằm xuống, chứng kiến kẻ địch bên bờ chủ nghĩa với gương mặt đời. Có thể nói thơ Trạch Gầm là một điêu luyện thì cũng không ngoa vì anh đã dùng ngôn từ bình dị đễ diễn tả một cuộc chiến cũng không kém phần “du côn” đầy dẫy hố hầm, bãi mìn của vô lý và bạc ác ! Hãy đọc “Vụn Vặt” vì những lời thơ vụn vặt nầy sẽ làm cho tình cảm của chúng ta sống lại những gì mà trước kia đã đánh mất. Ðại ca Phan Bá Thùy Dương đã viết những giòng rất ngắn nhưng đầy đủ để diễn tả Trạch Gầm sau bìa tập thơ, thật cô đọng và hoàn toàn chuẫn xác về thi sĩ giang hồ nầy... "Có thể bút hiệu Trạch Gầm mang ý nghĩa một con rắn âm thầm dưới dòng sông nổi giận phải gầm thét. Từ lúc nó gầm thét, nó hóa thân thành một con rồng của thời đại đầy bão tố đã qua !"

 

 

Lê Tam Anh

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

 

website counter