Vê` TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M

Home | LAM PHU'O'NG | TUÊ. SY~ | TUÊ. SY~ [tt] | TUÊ. SY~ 1 | TRÂ`M TU'? THIÊNG | VIÊ.T DZUNG~ | TRÂ`N KHA?I THANH THU?Y | HUY PHU'O'NG | LUÂN HOÁN | LUÂN HOÁN [tt] | TRA.CH GÂ`M | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | CHU TÂ'T TIÊ'N | PHAN VA(N HU'NG | ÁI KHANH | TRU'Ò'NG KY` | ANH BA(`NG | DUYÊN ANH | -DÔ'I THOA.I | -DÔ'I THOA.I [tt] | -DÔ'I THOA.I 1 | -DÔ'I THOA.I 2 | -DÔ'I THOA.I 3

-DÔ'I THOA.I

ho_van_xuan_nhi.jpg
(HÔ` VA(N XUÂN NHI)

 

 

Đối thoại thẳng thắn và minh bạch,

không có gì phải lén lút, sợ hãi ...

(HỒ VĂN XUÂN NHI)

 

 

Vẫn còn nhiều người suốt 2 tuần qua hỏi tôi đã làm gì để bị đám người hung hăng chống cộng gọi là Việt gian, Việt Cộng ? Vẫn có một số người hỏi lập trường chính trị hôm nay của tôi như thế nào ? Vẫn có ít người chưa hiểu tại sao tôi đã trở thành kẻ thù của nhóm Trần Thái Văn ?

 

Cảm giác đầu tiên khi biết tên mình, hình ảnh mình bị một nhóm người đưa ra “đấu tố” gọi là Việt gian, hăm dọa sẽ có thái độ thích đáng, biểu tình chống đối, tôi không có chút buồn bã hay sợ hãi. Trái lại, đối với những cụ già hay người lớn tuổi, cựu tù “HO” xuống đường biểu tình, tôi thông cảm và tội nghiệp giùm cho họ.

 

Nói về những người đi biểu tình. Họ có thể là những người chống cộng cực đoan nhưng phải hiểu họ đến từ đâu. Bất cứ những ai đã trải qua những hoàn cảnh và lịch sử mà họ đã chịu đựng, phải hiểu tinh thần chống cộng của họ là chính đáng. Chống cộng là điều tất nhiên. Trong số hơn 2 triệu người Việt ở Mỹ đều chống cộng. Không chống cộng đã không cần đến Mỹ. Chống cộng ít, nhiều, bảo thủ hay cởi mở. Chỉ khác nhau ở mức độ và phương thức chống cộng mà thôi. Những cựu tù HO có mặt trong những cuộc biểu tình đấu tranh chống cộng, đa số là những chiến sĩ chống cộng thực tâm. Trải qua cuộc dâu bể, đổi đời, mất cả tổ quốc mà họ đã cầm súng chiến đấu, bị ở tù nhiều năm, vợ mất, con lạc từ kết quả một cuộc chiến đã chấm dứt không công bằng cho họ. Qua đến Mỹ, họ trở thành vô dụng, gần như bị phế thải, bất lực trước đời sống mới, vô tài vì ngôn ngữ mới. Họ không có, không còn gì. Lòng hận thù với cộng sản phải cao hơn núi, sâu hơn biển. Tôi tôn trọng sự chống cộng của những cựu tù HO ở Mỹ. Không bao giờ tôi dám coi thường, miệt thị tinh thần chống cộng của những bậc đáng tuổi cha, chú.

 

Nếu Việt Nam Cộng Hòa còn lại hơi thở, chính là hơi thở của những cựu tù, những cựu chiến sĩ quân lực VNCH. Tôi kính trọng những cựu lính chiến của miền Nam. Họ là những người yêu nước. Cho dù ngày hôm qua, họ có cầm biểu ngữ đã đảo tôi ngoài đường phố, tôi không trách họ. Tôi hiểu được tại sao họ làm như thế. Họ là những chiến sĩ không có gì trong đời sống ngoài lòng yêu nước chống cộng.  Chỉ những kẻ đầu cơ trục lợi chính trị, lợi dụng lòng yêu nước chống cộng của những cựu chiến sĩ để thỏa mãn dã tâm riêng mới là những kẻ đáng trách, đáng khiếp !

 

Tôi sinh ra khi chiến tranh bắt đầu, lớn lên khi chiến tranh vừa chấm dứt, theo làn sóng người tỵ nạn năm 1975 sang Mỹ. Chưa một ngày biết cầm súng. Cả cuộc đời thanh niên chỉ biết đi học. Cha tôi là cựu sĩ quan không quân quân lực Việt Nam Cộng Hòa với 20 năm quân ngũ, một trong những người sĩ quan không quân cuối cùng rời khỏi căn cứ Tân Sơn Nhất trong ngày 30 tháng 4, may mắn không bị đi học tập cải tạo, nhưng sau này bị đi tù VC cả tháng trời vì tội làm mục sư về nước giảng đạo Tin Lành không giấy phép. Tôi biết nhiều về Việt Nam Cộng Hòa hơn là chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Tôi mê đọc báo và viết báo từ năm 12 tuổi, nên chuyện thời sự và chiến tranh miền Nam tôi theo dõi và biết nhiều. Tôi chưa đi lính nhưng ngưỡng mộ nhiều vị tướng anh hùng của miền Nam, nhìn họ như những anh hùng đã đánh đuổi quân Nguyên, Minh, Mông Cổ, Mãn Thanh, hay Pháp trong các bài học sử thuở trung học. Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng … những vị tướng chết với thành, không bỏ chạy. Họ là anh hùng của tôi. Thuở nhỏ, tôi thích đọc sách viết về những trận chiến của nhà văn Phan Nhật Nam. Tôi hãnh diện về những người chiến sĩ miền Nam.

 

Tôi chỉ thuộc quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, chưa hề biết quốc ca cộng sản ra sao. Tôi chỉ biết lá cờ vàng ba sọc đỏ, chưa bao giờ đứng chào lá cờ đỏ sao vàng. Tôi đã dự hàng ngàn các lễ hội, sinh hoạt, tiệc tùng của các hội đoàn, cộng đồng. Mỗi lần chào quốc kỳ VNCH, tôi đứng dậy nghiêm chỉnh cùng mọi người hát quốc ca thuộc lòng không sai một chữ. Mỗi lần hát quốc ca, tôi xúc động nhiều. Khi về Việt Nam, có lần tham dự lễ hội khai mạc thể thao quốc gia, có nghi thức chào cờ và hát quốc ca cộng sản. Mọi người đứng dậy, tôi vẫn ngồi yên một chỗ mặc cho những người chung quanh nhìn mình với ánh mắt khó chịu. Họ hát quốc ca Việt Nam bây giờ, tôi không biết một lời, ngồi im.

 

Tôi đã làm việc hơn 2 năm cho dân biểu chống cộng Robert Dornan. Tôi đã giúp giải quyết hằng trăm hồ sơ bảo lãnh ODP của đồng hương bị ứ đọng ở Việt Nam những năm cuối thập niên 80. Tôi đi cùng phái đoàn quốc hội Mỹ về Việt Nam đầu năm 1988 để vận động cho các hồ sơ này, vận động cho chương trình HO để đưa các cựu tù cải tạo sang Mỹ. Tôi đã vận động dân biểu Dornan ủng hộ các mục tiêu chống cộng mỗi khi các cụ Nguyễn Tư Mô, ông Trần Trung Dũng, hay các đại diện cộng đồng tìm đến văn phòng. Trước đó, những năm thập niên 80 cao trào của mặt trận kháng chiến Hoàng Cơ Minh, tôi là một trong những thân hữu ủng hộ, tiếp tay tổ chức các ngày tết Trung Thu cho thiếu nhi. Không là đoàn viên, nhưng luôn sẵn lòng ủng hộ các anh em đoàn viên. Tôi mua báo kháng chiến dài hạn để đọc suốt mấy năm. Tôi vẫn luôn tin rằng cựu tướng Hoàng Cơ Minh là anh hùng, đã chết anh dũng cho đại nghĩa đất nước, đáng khắc ghi vào sử Việt. Nhiều người bạn chí thân của tôi đã là chiến hữu cao cấp sinh hoạt với mặt trận và đảng Việt Tân nhiều năm. Bạn thân tôi thời đó có nhạc sỹ Việt Dũng cho đến ngày nay tôi vẫn luôn quý mến người bạn chống cộng bằng trái tim này. Chúng tôi đã từng có chung một lý tưởng khi cùng làm tờ báo Tuổi Ngọc phát hành toàn thế giới cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại.

 

Những năm 1994, 1995 sau khi cấm vận bãi bỏ và bang giao Mỹ Việt tái lập, tôi về Việt Nam làm việc cho các công ty Mỹ. Những năm đầu tiên, công an bảo vệ chính trị thành phố Sàigòn thường xuyên mời tôi lên làm việc, lấy khẩu cung, tìm hiểu về tôi. Họ e dè, nghi ngờ tôi về quá trình tôi sinh hoạt với đảng CH, làm việc cho dân biểu Dornan, hay cựu thượng nghị sĩ Pete Wilson, hay trong các chiến dịch vận động tranh cử cho Bush-Quayle. Liên hệ với Mỹ nhiều quá. Có lần, một nhân vật chính trị trong cộng đồng, ông HCT của một tổ chức chính trị vận động đa nguyên đa đảng về Việt Nam bị bắt. Tôi quen ông ta ở Mỹ. Thời điểm ông ta bị bắt, tôi tình cờ có mặt ở Việt Nam. Trong sổ tay của ông ta có tên tôi và số điện thoại. Công an nghi ngờ sự hiện diện của tôi cùng thời điểm Việt Nam có biến cố chính trị xảy ra, nên điều tra tôi. Phải nói công tâm, công an đã không có sự đe dọa, chưa có thái độ bất nhã nào với tôi trong suốt hơn 3 tháng cứ phải bị lui tới sở công an thành phố. Rồi cũng xong, sau khi hiểu rõ tôi chỉ là một người về Việt Nam trong mục đích thuần túy kinh doanh, không ai làm phiền tôi nữa. Tôi chẳng bao giờ gặp lại các viên chức công an này nữa. Tôi đã có tên trong danh sách sổ đen của Công An Việt Nam.

 

Tôi làm việc ở Việt Nam nhiều năm, nhiều lần, chứng kiến xã hội Việt Nam qua bao nhiêu giai đoạn. Tôi nhìn thấy có sự đổi mới, có những biến chuyển đáng khích lệ. Vẫn là một nước cộng sản. Nhưng Việt Nam bây giờ không phải là Việt Nam của những thời bao cấp, thập niên 70, 80 nữa. Người dân trong nước hân hoan đón mừng Việt kiều trở về, người Mỹ trở lại, với ước mơ sẽ giúp thịnh vượng đời sống kinh tế của họ hơn. Không ai nói về chính trị với tôi, dù chỉ có 2 người với nhau. Không ai có mơ ước một đổi thay chế độ, dù có nhiều người vẫn bất mãn với nhiều bất công trong xã hội, trong chính quyền. Họ chỉ mơ ước đất nước giàu có hơn để đời sống họ giàu hơn, trẻ em có tương lai hơn. Tôi trở về, đi đi lại lại trên đất nước từ Nam ra Bắc, đã đi hết 64 tỉnh thành của Việt Nam. Tôi thấy yêu quê hương nhiều hơn. Tôi cảm thấy được những gì người dân đang cần, đang mong muốn. Dĩ nhiên trong đó có tự do, dân chủ, ai cũng muốn vậy. Nhưng riêng tôi, trong khả năng nhỏ bé và giới hạn, tôi chỉ muốn đưa về đất nước những tài sản và con người làm cho đất nước thịnh vượng, thăng tiến hơn. Tôi chỉ muốn người dân không còn nghèo nữa, không thiếu thốn nữa, trẻ em có tương lai ngày mai.

 

Tôi tin vào quan điểm chính kiến mới. Xây dựng và đổi thay đất nước bằng con đường kinh tế. Tôi không ủng hộ chủ nghĩa và chế độ cộng sản. Tôi ủng hộ đất nước và dân tộc Việt Nam. Tôi không đến với cộng sản Việt Nam. Tôi đến với đất nước và con người Việt Nam. Những công việc của tôi làm là đóng góp một phần vào tiến trình đó. Tôi vẫn không tin vào người cộng sản và người cộng sản cũng chẳng bao giờ tin tôi. Nhưng tôi vẫn có thể ngồi với một người cộng sản, coi họ là bạn, nói chuyện với nhau rất thỏa mái. Những người bạn trong nước chẳng bao giờ tìm cơ hội chiêu dụ tôi trở thành người cộng sản, chẳng bao giờ đem lý thuyết chủ nghĩa ra đấu lý, tranh cãi với tôi. Tôi vẫn nói chuyện với họ trong tình cảm người Việt Nam với nhau. Có rất nhiều chuyện để nói không cần thiết phải nói về chủ nghĩa, chính kiến. Trong những đối thoại, có sự hiểu nhau, thông cảm nhau, và học hỏi nhau. Một số người trong nước, kể cả những đảng viên đã trưởng thành và học hỏi nhiều về thế giới, về sự khác biệt giữa Việt Nam và những nước Việt kiều đang sống. Bằng những đối thoại bằng hữu như thế, tất cả là người Việt Nam, ntrong nước hay ngoài nước đều là những người có cùng trái tim và giòng máu Việt Nam.

 

Tôi tin vào sự đối thoại. Cuộc chiến nào cũng phải kết thúc bằng đối thoại. Ronald Reagan đã chiến thắng nước Nga, đánh bại chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu bằng sự đối thoại, bằng cái ôm tổng bí thư cộng sản Nga Gorbachev, bằng những lần ngồi bên cạnh nhau giữa hai nước kẻ thù. Tôi tin vào sự hiện hữu của Mỹ tại Việt Nam. Việt Nam ngày nay đã có nhiều cải tiến, đổi mới tốt hơn trước cũng do Mỹ bang giao và giao thương với Việt Nam. Nếu cuộc chống đối bang giao Mỹ Việt của cộng đồng xưa kia thành công, sẽ không có sứ quán Mỹ ở Việt Nam, không có những can thiệp và hiện diện của Mỹ giúp các nhân vật đối kháng, các Việt kiều về nước bị kết tội phản động, phá hoại. Nếu Mỹ giao thương với Việt Nam bị cộng đồng chống đối bao nhiêu năm trước thành công, giờ này kinh tế Việt Nam vẫn còn lạc hậu, trình độ dân trí trong nước vẫn như kẻ mù. Nếu chuyện chống các sinh viên, cán bộ hay người trong nước sang Mỹ du học, tham quan, tu nghiệp của cộng đồng những năm trước thành công, giờ này đất nước vẫn chậm phát triển bị giới hạn trong sự lãnh đạo của những người chưa hề thấy nước Mỹ vì sao giàu mạnh.

 

Tôi tin kinh tế Việt Nam sẽ giàu mạnh khi Mỹ bước vào thị trường Việt Nam nhiều hơn nữa. Khi kinh tế giàu mạnh, đời sống người dân mở rộng, tiến trình dân chủ sẽ đến, không cần đến bạo lực và bạo động của một cuộc cách mạng nổi dậy mà các lực lượng chống cộng bên ngoài sẽ không thể thực hiện được. Khi đồng đô la với hình ảnh Washington dần dà thay thế đồng tiền có hình ảnh Hồ Chí Minh, đất nước đã khá rồi. Bao nhiêu năm tranh đấu, chống cộng, chẳng phải mục tiêu cho nước mạnh, dân giàu hay sao ? Khi nước mạnh dân giàu, sẽ không còn là chủ nghĩa vô sản mà là chủ nghĩa tư bản. Khi mà tư bản đã là sức mạnh nắm quyền, quyền lực nào có thể đè bẹp những quyền tự do và dân chủ. Khi thế giới và Mỹ có mặt ở Việt Nam, những cơ cấu tổ chức, xã hội, đất nước Việt Nam sẽ dần đà đi theo tiến trình của thế giới tự do. Tôi biết Việt Nam cần có nhiều thay đổi hơn, họ đang đổi thay và tôi bằng lòng chờ đợi sự đổi thay nhiều hơn trong thời gian sắp đến.

 

Tôi đã đến Dana Point trong niềm tin đó. Tôi muốn nghe chủ tịch nước Việt Nam nói gì. Không phải tất cả những gì ông ta nói, tôi phải tin. Không phải tất cả những gì ông ta hay những người phát biểu trên diễn đàn, tôi đều vỗ tay. Tôi có một khối óc của một người đã sống ở nước Mỹ 32 năm, đã sống ở Việt Nam không cộng sản 17 năm. Trong khi tổng số những ngày tôi đã đến Việt Nam và ở đó, cộng lại chưa đến 2 năm. Tôi cũng như hơn 500 Việt kiều đã có mặt ngày hôm đó ở Dana Point, nghe ông Nguyễn Minh Triết nói chuyện. Chúng tôi không là người cộng sản. Chúng tôi có cái nhìn về phương hướng thay đổi Việt Nam khác hơn cái nhìn của những người hôm đó biểu tình bên kia đường. Nhưng chúng ta không phải là kẻ thù của nhau. Tôi không cho rằng mình có lỗi, không cần phải xin lỗi, vì tôi chẳng hề phản bội cộng đồng.

 

Tôi có con đường tôi đã chọn. Những người chống cộng cứ tiếp tục chống cộng theo quan niệm của họ. Họ có chính nghĩa trong suy nghĩ và quá khứ của họ. Tôi tôn trọng tinh thần chống cộng và ý kiến của mọi người. Tôi chỉ yêu cầu họ tôn trọng sự suy nghĩ và ý kiến của riêng tôi. Đừng chụp mũ cộng sản những ai không đi theo con đường chống cộng của quý vị, hay không đồng quan điểm với quý vị. Ở nước Mỹ, 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa khác chính kiến, khác cách thức làm việc không có nghĩa là khác nhau về lòng yêu nước. Ở Mỹ, các chính trị gia Dân Chủ hay Cộng Hòa không bao giờ gọi nhau là kẻ phản bội đất nước, cho dù họ mâu thuẫn và chống nhau về quan điểm chiến tranh, chính sách và chính trị. Kẻ chống chiến tranh Iraq hay chống những chính sách kiểm soát an ninh, không có nghĩa là không yêu nước Mỹ hay ủng hộ khủng bố.

 

Tôi không sai với con đường tôi đã chọn. Những doanh nhân Việt kiều đã có mặt ở Dana Point không cần thiết phải trốn tránh sự hiện diện của mình, không cần thiết phải biện minh hay chối cãi. Nếu chúng ta biết mình không làm sai, không có gì phải sợ. Mỗi người có chính nghĩa riêng. Không phải vì họ nghĩ khác mình là họ đúng, mình sai.

 

Những người biểu tình có thể có đám đông, nhưng không hẳn là có đa số. Đa số vẫn thầm lặng vì sợ hãi đám đông. Tôi tin mình đang ở trong đa số nhưng tôi không chấp nhận sự thầm lặng. Con đường tôi đi không cô đơn.

 

 

HỒ VĂN XUÂN NHI

(Ngô Kỷ chuyển)

    

website counter