Vê` TÁC GIA? & TÁC PHÂ?M

Home | LAM PHU'O'NG | TUÊ. SY~ | TUÊ. SY~ [tt] | TUÊ. SY~ 1 | TRÂ`M TU'? THIÊNG | VIÊ.T DZUNG~ | TRÂ`N KHA?I THANH THU?Y | HUY PHU'O'NG | LUÂN HOÁN | LUÂN HOÁN [tt] | TRA.CH GÂ`M | PHA.M TÍN AN NINH | PHA.M TÍN AN NINH [tt] | CHU TÂ'T TIÊ'N | PHAN VA(N HU'NG | ÁI KHANH | TRU'Ò'NG KY` | ANH BA(`NG | DUYÊN ANH | -DÔ'I THOA.I | -DÔ'I THOA.I [tt] | -DÔ'I THOA.I 1 | -DÔ'I THOA.I 2 | -DÔ'I THOA.I 3

 

30 năm ASIA

- ANH BẰNG, một đời cho âm nhạc-

(Phạm Kim)

 

 

Vào tháng 7-2009 Văn Đàn Đồng Tâm ra mắt Tuyển Tập những bài viết và kỷ niệm với Anh Bằng, sau đó là chương trình thu hình Asia về sự nghiệp ca nhạc Anh Bằng sẽ được tổ chức vào ngày 11 tháng 7- 2009 tại California, ghi dấu cuộc đời đầy sinh động của người nhạc sĩ đã ngoài bát tuần với tràn ngập những đóng góp… cho nghệ thuật, tình yêu đồng bào, đất nước con người.

 

Nếu Văn Cao, Phạm Duy … đã từng đuợc biết đến như những nhạc sĩ sáng tác từ căn bản nhạc điệu nhiều phảng phất Tây Âu vào giai đoạn đầu đời của nền tân nhạc Việt Nam; thì từ Điền Hộ,Thanh Hóa-Trì Chính, Ninh Bình ra đến Hà Nội, Anh Bằng đã có một nét đặc thù khác lạ, với dòng nhạc mang nặng dấu ấn thánh ca giáo đường. Mới đây, nhìn phớt lại một đời âm nhạc Anh Bằng, nhạc sĩ Trúc Hồ lại đưa ra một nét đặc sắc khác: "… nhạc Anh Bằng mang âm hưởng ngũ cung".

 

Người nhạc sĩ kể chuyện tình dân gian

 

Có một thời rất bỗng dưng nở rộ lên loại nhạc kể chuyện tình dân gian, đó là giai đoạn mấy năm cuối thập niên 1940 sang 1950. Như trường phái nhạc chuyện, mà Lê Thương với ca khúc “Truyền Kỳ Lịch Sử ” bắt nguồn từ cảm hứng thời đại tiền sử của dân tộc Việt… Và Anh Bằng ngay sau đó với “Lan và Điệp” đã ra đời … Sáng tác này mang tính cách truyện kể dân gian nhưng lại khác hẳn những sáng tác có trước: Bắt nguồn từ tác phẩm “Tắt Lửa Lòng” của Nguyễn Công Hoan, một câu chuyện “mới” xuất hiện trong dòng văn học Việt Nam, đã gây sôi nổi trong đại chúng vì mối tình thương tâm và những trái ngang, nghịch cảnh của xã hội… Anh Bằng muốn rót vào tai người nghe, không loại trừ một thành phần nào, những tâm tình đặc biệt, qua lời nhạc, gây thương cảm mà ngay những chị gánh nước hay anh xích lô cũng có thể “hát cho vơi những nhọc nhằn”.

 

“Lan Và Điệp” chính là rút ra từ hình ảnh ngoài đời thực của cậu chủng sinh nhỏ 11 tuổi ( là Anh Bằng) đã phải xa mẹ, xa gia đình trong “trại” khổ tu, rồi kế đó là phải trải qua những ngày tháng khổ ải tù đầy. Trung tâm sản xuất dĩa nhạc Sóng Nhạc đã nhờ vào “Lan Và Điệp” thời ấy mà gặt hái con số thu vượt mức.

 

Sau chuyến nghỉ hè từ Lâm Đồng trở về nhạc sĩ Anh Bằng đã cho ra đời “Chuyện Tình Trương Chi” nhưng tiếng vang dội… không sánh bằng “Chuyện Tình Lan Và Điệp”. Từ đó nhạc sĩ Anh Bằng chuyển hướng, hòa dòng nhạc vào chiến cuộc: mang tâm tình hậu phương hướng lòng về chiến trường, khi mỗi ngày cường độ chiến tranh mỗi gia tăng, xót xa… , như “Đêm Nguyện Cầu”, “Căn Nhà Ngoại Ô”.. Chiến tranh cuốn hút ông vào không khí chiến trường, bằng kể cả những bài hát phục vụ thời cuộc như “Huynh Đệ Chi Binh”/AVT. ..

 

Khác với những “Khối Tình Trương Chi” của Phạm Duy, “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương, v.v.., câu chuyện tình Lan Và Điệp này đã gây một ấn tượng đặc biệt nhờ vào những vở kịch tiếp nối do Anh Bằng soạn và đã đoạt giải thưởng toàn quốc. So ra với những nhạc sĩ cùng thời ở Miền Nam Việt Nam như Phạm Duy… thì Anh Bằng được ghi nhận là người tận tụy dài lâu, tự nguyện cống hiến vượt trội trong cao trào cổ động cuộc tranh đấu từ chiến trường về đến hậu phương, suốt hai muơi năm.

 

Những ca khúc đại khái kể trên, ký tên Mạc Phong Linh-Mai Thiết Lĩnh, do nhạc sĩ Anh Bằng soạn bằng xúc cảm trong một thời gian rất ngắn tại căn nhà ở Gia Định, với sự thảo luận say sưa và nghiên cứu những tình tiết câu chuyện, danh từ, điển ngữ với người cháu Trần Khải. Những ca khúc này đã nhanh chóng đi vào lòng quần chúng do Hãng Dĩa Sóng Nhạc sản xuất bán ra với số lượng phát hành rất cao.

 

Như con tằm đến thác hãy còn vương tơ

 

Phải trở lại với thân phận người chủng sinh bị bắt đi tù ở Lý Bá Sơ đồi sim tím, như Doctor Jivago bị bắt vào trại Tập Trung -Tây Bá Lợi Á cánh đồng hoa narcisus (daffodil) vàng bát ngát mùa Xuân và trắng ngút ngàn mùa Đông với khúc hát về Lara của nhạc sĩ Maurice Jarre.

 

Khi viết ca khúc Truyện Tình Lan Và Điệp, ông luôn nhớ tới người anh cả, nên Anh Bằng đã từng đôi lần ký Mạc Phong Linh, bút hiệu nguyên của người anh cả lúc người này còn là nhạc sĩ đàn organ ở nhà Xứ đạo, tại nhà thờ Điền Hộ (Thanh Hóa) trên 60 năm trước. Cũng từ những buổi hát cho nhà thờ, và kéo đàn nhị trong các "đám rước" từ năm lên 6 tuổi, khiến cho ký âm pháp của những người nhạc sĩ tiên phong trong dòng nhạc phổ thông này có thêm âm điệu phong phú và đa dạng hơn cho nguồn sáng tác nhạc Anh Bằng, nghĩa là nhờ đó ông đã nắm bắt lấy những tinh hoa mà hậu sinh khó có nhân vật nào nối tiếp được: Từ những cảm nhận và âm hưởng nhạc chèo, ngũ cung, ca khúc mộc mạc dân gian đã ăn sâu pha trộn với kiến thức nhạc Tây phương qua nhạc nhà thờ. Ký ức Anh Bằng đã kẻ những hàng dấu ấn qua dòng nhạc phong phú đa dạng suốt cuộc đời của ông …

 

Người nhạc sĩ khởi nghiệp ca hát kể chuyện tình dân gian khởi đầu bằng “Chuyện Tình Lan Và Điệp” đã gây chấn động nhờ sự thành công, nhưng thoắt nhanh như chớp mắt, ông gác lại loại nhạc kể chuyện tình đó cho mãi đến khi tạm ổn định an cư lạc nghiệp tại Hoa Kỳ bước đầu từ Washington State, rồi về Quận Cam Cali … vào đầu thập niên 79-80, khởi đầu chung với Trung Tâm Dạ Lan dòng nhạc mới được tiếp nối kể chuyện tình cảm ồ ạt tái xuất hiện như “Chuyện Tình Hoa Trắng”, “Chuyện Tình Hoa Tím”, “Chuyện Đồi Sim”, “Chuyện Giàn Thiên Lý”…

 

Người nhạc sĩ kể chuyện tình dân gian đã trở về với giấc mơ kể các chuyện tình xã hội, mùi mẫn, thương cảm, trong hai giai đoạn cuộc đời: 1964 - 1984 và 2008.

 

Bước sang năm 2008, và 2009, các sáng tác gần cuối cuộc đời, từ “Anh Còn Yêu Em”, “Khóc Mẹ Đêm Mưa”, những lời khen ngợi tới tấp khiến ông phấn chấn. Rồi tuyển tập vinh danh tác giả, đêm “Vinh Danh Nhạc Sĩ Anh Bằng - Những Cống Hiến Từ Trái Tim”, và đặc biệt là đêm ca nhạc thu hình: “Những Đóng Góp Ca Nhạc của Nhạc Sĩ Anh Bằng” do ái nữ Thy Vân / Trung Tâm Asia thực hiện, vào chiều và tối thứ Bảy 11-7-2009 tại Long Beach Convention Center cũng là thời gian nhìn lại những thành quả, cống hiến, nhìn lại tháng năm tù đầy Lý Bá Sơ, điển hình như ca khúc mới, qua cảm nhận rất riêng cho thân phận riêng một đời mình.

 

Nhưng phải nói, thập niên 80 với Như Quỳnh, và nay những sáng tác mới nhất, với Y Phương qua “Đừng Xa Em”, “Anh Còn Yêu Em”… được khán giả Asia bình chọn là ca khúc hay nhất năm 2008 là tháng ngày, tác giả “trở về với những phút giây thật phiêu bồng, mà ông phô bầy cảm nhận rất riêng, trong lạc lõng, lẻ loi hay hạnh phúc trải ra từ những tháng ngày xa xưa trên nửa thế kỷ, bên đồi sim quanh chủng viện”, như những thổ lộ về những năm tháng của người nhạc sĩ sáng tác khi ngồi dạo Tây Ban Cầm và viết lên những nốt nhạc đầu đời, trước khi trở thành của đại chúng… và nay gần cuối đời mình , người nhạc sĩ của lãng mạn như “Con tằm đến thác, vẫn còn vương tơ”

 

Anh Bằng, một đời sáng tác.

 

Dù là nhạc tình, nhạc ủng hộ một cuộc chiến đấu cho tự do thời chiến cuộc Việt Nam, hay là những ca khúc phiêu bồng tình tự thì hơn lúc nào hết, Anh Bằng mãi là người nghệ sĩ lớn lên từ Chủng Viện Công Giáo Ba Làng (gần quê quán). Rồi như một Jivago ở lao tù Lý Bá Sơ với bạt ngàn đồi sim tím, một thời phục vụ trong quân ngũ từ Qui Nhơn, một thời phục vụ trong hệ thống truyền thanh ông chưa bao giờ ngưng sáng tác … Và bây giờ, ở những thời khắc của Con Tằm Đến Thác Vẫn Còn Vương Tơ, một trong những ca khúc này đã được đề nghị cho chương trình trình diễn trang trọng vào ngày Chúa Nhật 12 tháng 7-2009. Trong dịp này, Y Phương ca sĩ rất thích hợp với ca khúc lãng mạn sẽ được tác giả Anh Bằng dành cho hát một tác phẩm tình cảm mới nhất, chọn lọc trong những ca khúc thăng hoa nhất cuối đời ông tại California.

 

Nhạc của Anh Bằng không thiếu những tâm sự phiêu bồng cảm nhận từ ý thơ, hoặc như chính cuộc đời của ông vốn là một bài thơ đẹp. Dù vì những trách nhiệm và những kềm chế tự kiểm duyệt, nhưng ông luôn phóng ra những dòng nhạc thích hợp với công tác cổ động, hay của một thời nuối tiếc, hoặc gì gì đi nữa, nhạc ông luôn đuợc đa số quần chúng nguỡng mộ, có thể rung cảm chân thật tiếng lòng của mình. Bởi ông luôn rung cảm trong nhịp đập của trái tim quần chúng. Đặc biệt nhất là khi tuổi xế chiều, ông vẫn còn những nét nhạc mang đầy cảm xúc thanh xuân lại trở về với một tâm hồn trẻ trung sống động trong ông.

 

Nay ông hàng ngày tập thể dục vài giờ, chưa kể những giờ đi bộ thể thao quanh khu phố… và những sáng tác mới nhất vẫn lắng đọng tiếp nối, với những dòng nhạc được Asia tiếp tục chọn lọc gửi đến giới thưởng ngoạn, đánh dấu trên 30 năm sống động nơi quê hương - đất mới của ông.

 

 

PHẠM KIM

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

 

website counter