Home | LINKS | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | CÂ?N THÂ.N | CÂ?N THÂ.N [tt] | CÂ?N THÂ.N 1 | TRI ÂN | TRI ÂN [tt] | TRI ÂN 1 | TÀI TÌNH | THO' HAY | THO' HAY [tt] | NHA.C XU'A | THÚ VI. | CU'Ò'I CHÚT CHO'I | CU'Ò'I CHÚT CHO'I [tt]

TA.P GHI 6

 

GIÁNG SINH BUN

(Kiu M Duyên)

 

 

Tôi hay thường thăm viện dưỡng lão vào buổi tối, sau giờ làm việc mới có thì giờ thăm người bệnh, nhiều người bệnh nằm một chỗ, họ vẫn thở, vẫn nghe người khác nói chuyện, hiểu ai nói gì, và nhìn qua cửa sổ thấy trời xanh mây trắng, nghe tiếng mưa rơi, nhưng có nhiều người không nói được, chỉ nghe radio mà không nói được, có người nằm trên giường bệnh từ ngày này qua ngày kia, từ năm này qua năm khác.

 

Viện dưỡng lão, nhà thương buồn lắm quý vị ơi, buồn vì bệnh nhân cũng là con người, cũng thích bay nhảy, thích đi đứng nhưng vì bệnh không đi được, không nói được nếu người nào bị đục một cái lỗ ở cổ để chuyền máy thở không khí, hoặc đục một cái lỗ ở bụng để cho thức ăn vào cũng không nói được, khi nhất là muốn nói mà không nói được, như ở những xứ độc tài có miệng, nói được mà không nói được vì sợ bị bắt bớ bị giam cầm hay sợ mất việc làm, v.v..

 

Tôi vào viện dưỡng lão với những người bạn trẻ như Kiệt, Văn, Thảo, Peter, những người bạn trẻ này rất ngây thơ họ cũng biết rằng người nằm đó là người Việt Nam, họ thông cảm với nỗi khổ của người bệnh, họ thương người bệnh mới chịu khó làm việc này.

 

Mùa Đông mặt trời đi ngủ sớm, hơn 5 giờ chiều trời đã tối gió lạnh, tôi thông cảm với cái lạnh của người ở trong viện dưỡng lão hoặc nhà thương. Ở những nơi này buổi tối buồn lắm, buổi tối chỉ có người bệnh và y tá, bác sĩ, thân nhân bệnh nhân thăm viếng ít hơn vào mùa hè, hay mùa Xuân. Nhất là những ngày lễ ai cũng đi mua sắm, sắm quà để tặng cho thân nhân của mình, người nằm trong viện dưỡng lão sẽ cô đơn hơn, lắng tai nghe từng tiếng bước chân của người đi trên hành lang bệnh viện, hay viện dưỡng lão. Mỗi lần vào thăm đồng hương của mình, nhìn ngoài cửa thấy mất đi một bên tên tôi biết người này đã vào bệnh viện cấp cứu hoặc ra nhà xác, chỉ có thế.

 

Nỗi buồn của người cuối đời, đâu ai hiểu nổi, vào viện dưỡng lão rồi thì chỉ có còn mấy bước nữa là nhà quàn và nghĩa trang, đâu có ai tránh khỏi cảnh này. Chỉ có người may mắn được ngủ rồi đi luôn, thật là phúc đức, một giấc ngủ êm đềm rồi không bao giờ thức dậy. Nhưng có bao nhiêu người có phúc này, ít lắm. Phải là người làm việc phúc đức lắm mới được như thế. Tôi cũng rất phục những người làm ở viện dưỡng lão, suốt ngày nhìn người gần đất xa trời, bác sĩ, y tá vẫn tươi cười, hình như đó là sự tự nhiên, họ được huấn luyện cười với bệnh nhân, dù bệnh nhân có nhăn nhó, có khó khăn thế nào thì cũng phải cười, cười như liều thuốc bổ cho người bệnh.

 

Có những người không chỉ có đem nụ cười đến với viện dưỡng lão mà còn ôm đờn đến hát để cho bệnh nhân nghe, linh mục, mục sư thượng tọa, sư cô thì đến cầu nguyện cho họ. Nói chung ai đến viện dưỡng lão cũng mong đem đến sự tốt lành cho người bệnh.

 

Tối hôm qua chúng tôi đến viện dưỡng lão, trên đường về có bé Thảo đưa cho tôi xem hình của một bà cụ nằm ở trong viện dưỡng lão, Garden Grove Park, bà là tài tử xinê, ngày xưa rất nổi tiếng, và rất nhiều người ái mộ bà. Tôi nhìn qua điện thoại thấy một phụ nữ rất đẹp, đang chạy trên cánh đồng cỏ xanh, nụ cười thật tươi, tà áo bay bay trong gió, người phụ nữ rất hạnh phúc, không ngờ bây giờ bà nằm trong viện dưỡng lão không người thăm viếng! Thôi thì cầu nguyện cho sự bình yên của bà cụ vậy.

 

Có một lần tôi gặp một Dân Biểu Mỹ ở đơn vị của chúng tôi, ông cùng vô vào thăm viện dưỡng lão, ở đường Blackbird, Garden Grove, tôi hỏi:

 

- Ông vào thăm người thân?

 

Sỡ dĩ tôi hỏi như thế vì nếu đi thăm bệnh nhân với tư cách là Dân Biểu của liên bang thì ông đi một phái đoàn, có tiền hô hậu ửng, có thư ký, có chánh văn phòng, có người chụp hình, nghĩa là có phóng viên đi theo, nhưng ông đi hai vợ chồng chắc chắn là thăm người thân.

 

Ông Dân Biểu trả lời:

 

- Chúng tôi đi thăm mẹ của chúng tôi.

 

Hai vợ chồng ông Dân Biểu đi về hướng nam của tòa nhà, tôi đi về hướng Bắc, gặp một y tá tôi nói:

 

- Tôi vừa gặp Dân Biểu Ed Roy vào thăm mẹ của ông.

 

Một chút thì ông giám đốc điều hành chạy ra hỏi tôi ông Dân Biểu đi về hướng nào. Bất cứ nơi nào bất cứ ở đâu người ta cũng rất tôn trọng các vị Dân cử, nhất là Dân cử liên bang. Mọi người có tâm sự riêng, người ở viện dưỡng lão thì nhiều lắm, nếu có thì giờ ngồi nghe họ kể chuyện thì tha hồ viết bài. Bác sĩ giám đốc điều hành thường dặn tôi tặng quà cho bệnh nhân nhớ những thứ gì ngọt hay mặn quá thì đừng tặng vì sợ bị bệnh cao mỡ, cao máu, cao đường, 3 bệnh này nhiều người mắc phải. Ăn uống cũng là vấn đề, nếu không kiêng cữ cũng thảm lắm,

 

10% người mắc bệnh cao mỡ, cao máu, cao đường, nếu một tuần ăn cơm ở nhà 2 lần số này sẽ giảm, và nếu ăn ở nhà một tuần 5 ngày thì bệnh trên sẽ giảm nhiều lắm, nhưng mấy ai làm được việc này? Nếu mọi người chỉ ăn rau trái cây, ít ăn đường, thì tốt biết mấy.

 

Sức khỏe vô cùng quan trọng, quý đồng hương chưa từng vào bệnh viện, viện dưỡng lão hay vào thăm một lần, sẽ thấy mình may mắn hơn nhiều người, hạnh phúc hơn nhiều người vì còn đi đứng được, còn ăn nói được là hạnh phúc lắm rồi?

 

Khi ở Việt Nam tôi cũng thường thăm cô nhi viện, viện dưỡng lão, nhà thương nhưng tôi không thấy người bệnh thê thảm như ở xứ người, có lẽ ở VN người bệnh nào cũng có thân nhân thăm viếng thường xuyên, sự cô đơn không thê thảm như ở xứ người.

 

Nhiều người nói với tôi rằng Hoa Kỳ là Thiên Đàng của tuổi trẻ, địa ngục của người già, tôi không tin như thế nhưng càng ngày tôi thấy câu này rất đúng, người nào may mắn có con, cháu hiếu thảo đến thăm hàng ngày, hàng tuần, nhưng chẳng may con cháu ở xa thì thỉnh thoảng về thăm, một năm vài ba lần là tốt, nhiều khi ở cùng một thành phố nhưng con cháu làm việc tối tăm mặt mũi cũng không có thì giờ để thăm người thân của mình đang đau đớn và cô đơn ở trong bệnh viện hoặc viện dưỡng lão.

 

Tôi cầu nguyện cho chính mình, nếu tôi lúc nào đó ngủ là đi luôn xin đừng đau đớn, bệnh hoạn, đừng sống vất vơ vất vưởng không còn trí nhớ, không biết gì hết thì tội quá, tội cho người thân của mình phải đi thăm, phải chăm sóc tới cho bản thân mình.

 

Ông bà mình thường nói: "Phải tu nhân tích đức làm mới được ra đi một cách nhẹ nhàng em à.'' không người nào muốn ra đi mà đi êm thấm được đâu?

 

Người già, người bệnh có niềm tin ở tôn giáp mãnh liệt hơn, khi còn trẻ có nhiều người không tin Phật, Chúa nhưng về già hay bệnh hoạn thường tin vào tôn giáo, mỗi lời nói của quý vị lãnh đạo tôn giáo đem đến niềm an ủi vô bờ bến cho người bệnh.

 

Tôi mong tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo để dành thì giờ vào thăm người bệnh ở khắp nơi trong thành phố, giờ thăm bệnh rất dễ dàng cho người lãnh đạo tôn giáo, chưa một bác sĩ hay y tá nào dám vô lễ với các vị lãnh đạo tôn giáo, quý vị có thể đến bệnh viện, viện dưỡng lão bất cứ giờ nào, ngày nào, có phòng tiếp khách để cho quý vị cầu nguyện cho người bệnh.

 

Một bác sĩ giám đốc bệnh viện nói với chúng tôi:

 

- Cô ơi, bệnh viện cần các Thượng Tọa, Linh Mục, Mục Sư, Sư Cô đến cầu nguyện. Chúng tôi lúc nào cũng ân cần mời gọi các vị đến.

 

Bác sĩ Tâm Nguyễn, đã làm việc thiện nguyện lúc còn là sinh viên cho đến khi ra trường, trở thành bác sĩ lúc nào cũng quan tâm đến bệnh nhân ở viện dưỡng lão mà ông là bác sĩ giám đốc.

 

Người già, người bệnh, người trẻ bệnh hoạn ai cũng cần được chăm sóc, tôi mong mọi người được thương yêu, tôi mong mọi người khỏe mạnh để cho đời đẹp hơn, vui hơn. Mong cho thế giới hòa bình để cho mọi người ra khỏi nhà bình yên và trở về bình yên. Mùa Xuân này xin gởi đến tất cả độc giả nụ cười của người ở trong viện dưỡng lão, cười thật tươi khi gặp người đến thăm.

 

Người với người có tình cảm với nhau, chúng ta đi đám cưới thì chúng ta vui, vui, mừng cho đôi trẻ chúc đầu năm sinh con trai cuối năm sinh con gái, hoặc đầu năm sinh con gái cuối năm sinh con trai. Chúng ta chúc cho đôi trẻ hạnh phúc, phát đạt, và mùa Xuân chúng ta chọn câu nào hay nhất chúc mừng mọi người.

 

Đi đám ma thì chúng ta buồn, buồn vì gia đình của người quá cố vắng đi người thân yêu của mình. Chúng ta cầu nguyện cho người quá cố sớm về Niết Bàn hay Thiên Đàng. Một vị bô lão nói với chúng tôi rằng đi đám ma nhiều quá rồi kể từ 65 tuổi trở lại không đi đám ma nữa, nhưng tôi, tôi vẫn đi đám ma và cầu nguyện cho người ta qua đời được về một nơi nào đó thảnh thơi hơn, hạnh phúc hơn ở trần gian này. Người nào đến nhà quàn, ra nghĩa trang đều hiền lành, khiêm tốn, lái xe cũng vậy không chạy quá tốc độ ở nghĩa trang, vì lúc đó họ gần với người chết hơn gần với người hiện hữu. Người vào lễ ở chùa hay ở nhà thờ hiền lành hơn, có lẽ nơi đó tôn nghiêm, không ai dữ dằn ở những nơi chốn tôn nghiêm.

 

Sống rồi chết, không ai thoát khỏi cái chết, có người thoát khỏi bệnh, không bệnh nhưng ngủ đi luôn, nhưng có người bệnh từ năm nầy qua năm khác, có người nói vì cái nghiệp của họ phải nằm một chỗ, tôi cũng tin như thế nên cầu nguyện cho người quen và người không quen và chúc cho mọi người cái nghiệp nhẹ nhàng để ra đi thanh thản hơn.

 

Mong những người giết người, bạo động, thù hận trở nên hiền lành, có lòng quảng đại, đừng hại ai, thì đời sống trên trần gian này sẽ là Thiên Đường. Tôi cầu nguyện hàng ngày không phải đợi đến ngày lễ hay Tết, cầu nguyện như một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của tôi, mỗi lần gặp chuyện buồn, tôi cầu nguyện, mỗi lần thăm người bệnh tôi cầu nguyện, mỗi lần nghe có người qua đời tôi cầu siêu cho họ, lời cầu nguyện vô cùng huyền nhiệm, tôi nghĩ như thế. Đến tuổi này tôi không cần danh không cần lợi nhưng tôi vẫn thích làm việc, vì nhu cầu cho cuộc sống hằng ngày, vì nhu cầu làm việc xã hội, nếu không có tiền thì làm sao làm được những việc mình muốn làm. Làm việc như một nhu cầu cần thiết của con người, cũng như cầu nguyện, quý đồng hương thử cầu nguyện một cách chân thành thì sẽ thấy những việc mình mơ ước sẽ thành hiện thực. Giấc mơ nho nhỏ sẽ thực hiện được.

 

Sống có niềm tin ở Đấng tối cao đời sống sẽ vui hơn, bệnh sẽ hết bệnh, và hãy giúp những người xung quanh theo khả năng của mình, hãy giúp những người khốn khó hơn mình vì mình được may mắn hơn họ.

 

Mong rằng lòng nhân quý đồng hương sẽ thay đổi đẹp hơn, mình thương yêu người, người sẽ thương yêu mình.

 

 

KIỀU MỸ DUYÊN

 

(Ka Dê sưu tầm và chuyển)

 

website counter