Có Một Trung Quốc
Khác
(Bùi
Công Tự)
Theo chúng ta được biết
thì nền “Văn minh Trung Hoa” thật sự
đáng kính nể. Đó là một nền
Văn minh vào loại sớm nhất và lớn nhất
của loài người. Trong số những sáng
tạo của họ, tôi đặc biệt khâm phục
kiểu chữ viết tượng hình độc
đáo mà cụ Hàn Thuyên ngày xưa
đã học để tạo ra chữ Nôm cho
người Nam chúng ta. Cũng nhờ có chữ
Nôm mà chúng ta lưu giữ được
Truyện Kiều trước khi có chữ Quốc ngữ.
Tôi có cảm giác
là hình như các học giả Việt Nam
nghiên cứu về Trung Quốc (TQ) còn nhiều
hơn cả nghiên cứu về đất nước
mình ? Các nhà văn, nhà báo, doanh
nhân và khách du lịch Việt Nam cũng
nói về TQ với rất nhiều mỹ tự.
Nhưng có một đất
nước TQ khác như là những điều
tôi nói dưới đây thiết nghĩ ngay
cả người TQ cũng không thể không thừa
nhận.
1. Một
nước TQ nội chiến liên miên.
Người Việt Nam ta, đến
trẻ con cũng biết ít nhiều về lịch sử
TQ. Đó là lịch sử của những cuộc
nội chiến liên miên giữa các tập
đoàn quân phiệt cát cứ, giữa Đại
Hán với Đại Hán. Những cuộc chiến
“nồi da xáo thịt”, “cốt nhục
tương tàn”. Hiện thực ấy ngoài
ghi chép của các sử gia (như Tư Mã
Thiên) còn được tái hiện một
cách sinh động trong các tiểu thuyết lịch
sử nổi tiếng như “Đông chu liệt
quốc”, “Tam quốc diễn nghĩa” ...
mà chúng ta đọc thấy họ chém giết
nhau dã man, coi mạng người như con ngóe.
Những trận đánh xương chất thành
núi, máu chảy thành sông (như trận
Xích Bích).
Cuộc nội chiến gần
đây nhất của người Trung Hoa là cuộc
chiến giữa Hồng quân của ĐCS Trung Quốc
và quân đội của Quốc dân đảng
TQ, kéo dài từ năm 1927 đến năm 1949.
Lúc đầu quân của ĐCS thất bại,
phải làm cuộc Vạn lý trường chinh, một
cuộc rút chạy dài 12000km từ Giang Tây
đến Diên An trong thời gian 370 ngày (từ
16/10/1934 đến 19/10/1935). Trong cuộc rút lui
này, Hồng quân từ lúc có 300.000
người đã bị quân Tưởng tiêu
hao, bị chết đói, chết rét, chết bệnh
mất 270.000 người, khi tới Diên An chỉ
còn 30.000 người.
Có thể nói cuộc nội
chiến này đến nay vẫn chưa chấm dứt.
Những năm 1960 trong một thời gian dài TQ bắn
đại bác qua eo biển Đài Loan. Hiện
nay chính phủ Đài Loan đang mua nhiều vũ
khí, hiện đại hóa quân đội,
đề phòng TQ lục địa tấn công bất
cứ lúc nào.
2. Một
nước TQ bá quyền xâm lược
Lúc ban đầu, lãnh thổ
của người Hán chỉ là một vùng
đất nhỏ là bình nguyên Hoa Bắc. Trải
qua lịch sử nghìn năm, họ đã
liên tục gây chiến tranh xâm lược
các quốc gia láng giềng, mở rộng lãnh thổ gấp 900 lần.
Có thời gian TQ xâm lược nước ta 1000
năm mà sử ta quen gọi là nghìn năm Bắc
thuộc. Nhưng vượt trội hơn các tộc
Việt khác (trong Bách Việt) tổ tiên
chúng ta đã không cam chịu khuất phục,
không để bị đồng hóa, đã
vùng lên giành độc lập. Sau đó
các đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh đời
nào cũng đem quân xâm lược nước
ta nhưng chúng đều chuốc lấy thất bại
nhục nhã.
Tại TQ hiện nay vẫn nổ
ra các cuộc bạo động của các
dân tộc thiểu số (người Duy Ngô Nhĩ,
người Tạng). Bởi vì hai vùng đất
bao la này vốn là những Quốc gia riêng biệt.
Người Trung Quốc xâm chiếm Tân
Cương vào thời nhà Thanh. Còn vùng
Tây Tạng - nóc nhà của thế giới -
thì mới sát nhập vào TQ năm 1951 sau khi
ĐCS TQ giành được chính quyền năm
1949. Bây giờ đang tồn tại một chính
phủ Tây Tạng lưu vong mà lãnh tụ
tinh thần là Đạt Lại Lạt Ma - một
người được cả thế giới biết
tiếng và ủng hộ (trừ TQ).
Có điều đáng
lên án là ở Lịch sử hiện đại,
khi các nước đế quốc có nhiều
thuộc địa như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, … đã trả lại
độc lập cho các nước thuộc địa
của họ thì nước CHND Trung Hoa vẫn tiếp tục
đi xâm lược. Năm 1951 họ
xâm lược Tây Tạng, năm 1956 xâm lược
3 đảo phía đông và năm 1974 xâm
lược nốt 3 đảo phía Tây thuộc quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1988 họ
xâm chiếm một số đảo thuộc quần
đảo Trường Sa của Việt Nam. Năm 1995 họ
xâm chiếm đảo Vành khăn của Philippines.
Hiện tại họ đang từng bước xâm
chiếm biển Đông và các đảo thuộc
chủ quyền của Việt Nam và các nước
ASEAN.
3. Một
nước TQ không có truyền thống giữ
nước, chống ngoại xâm
TQ có “truyền thống
đi xâm lược” nhưng lại không
có truyền thống đấu tranh giữ nước
khi đất nước họ bị xâm lăng.
Câu chuyện “Chiêu Quân cống Hồ”,
“Tô Vũ chăn dê” cho thấy người
Hán đã phải thần phục người
Mông Cổ ngay từ trước Công Nguyên.
Thế kỷ XIII, năm 1279
quân Mông Cổ xâm chiếm toàn bộ
lãnh thổ TQ (lúc ấy đã rộng tới
vùng Quảng Đông, Quảng Tây ngày
nay). Người Hán đầu hàng. Người
Mông cổ lập nên nhà Nguyên cai trị
Trung Quốc 100 năm từ 1279 đến 1368.
Năm 1662 người Mãn Thanh,
một tộc người ở phía Đông bắc
(không nói tiếng Hán) đã đánh
bại nhà Minh. Người Mãn lập nên
nhà Thanh cai trị người Hán đến tận
năm 1912.
Những năm cuối Thế kỷ
XIX - đầu Thế kỷ XX, người Anh, Pháp,
Bồ Đào Nha chỉ đem đến những lực
lượng nhỏ với súng trường và
ít khẩu pháo trên những tàu chiến
cũ kỹ. Thế mà người TQ đã vội
đầu hàng, phải cắt đất cho họ làm
tô giới, nhượng địa.
Năm 1931 quân đội Nhật
Hoàng chỉ có 10.000 lính gồm bộ binh,
pháo binh đánh chiếm vùng Mãn Châu
(Đông bắc TQ). Quân TQ tại đó cả
bộ đội chủ lực và địa
phương đông tới 448.000 binh sĩ mà vẫn
bị thất bại. Nhật chiếm được
Mãn Châu lập ra Mãn Châu quốc.
Sau đó trong thế chiến
II, Nhật chiếm đại bộ phận lãnh thổ
TQ một cách dễ dàng. Chỉ có lực
lượng của Quốc Dân Đảng chống cự
yếu ớt. Bạn đọc chắc còn nhớ
chúng ta đã được xem nhiều bộ
phim do điện ảnh TQ thực hiện, trong
đó mô tả người TQ run sợ trước
quân lính Nhật như thế nào? Chính Hồng
quân Liên Xô đã đánh tan đội
quân Quan Đông của Nhật giải phóng
TQ.
Ông Mao Trạch Đông -
“Người cầm lái vĩ đại” của
TQ có câu nói: "Bất đáo trường
thành phi hảo hán" (Ai chưa đặt
chân đến Vạn lý trường thành
thì chưa là hảo hán).
Vậy thưa các vị hảo
hán Trung Hoa, các vị tự hào vì ngồi
trên con tàu vũ trụ nhìn xuống quả
đất thấy Vạn lý trường thành.
Nhưng tôi xin hỏi: Tổ tiên các vị
xây đắp bức Trường thành vạn
lý ấy để làm gì?
Trong con mắt nhiều người
nước ngoài bức
thành ấy không phải là kỳ quan mà
là nỗi
nhục cho
dân tộc Hán. Vì sao ? Vì chỉ
để ngăn vó ngựa của Tộc người
Du mục với số dân ít ỏi ở
phía Bắc (người Mông Cổ, người
Mãn) mà người Hán đã phải mất
20 thế kỷ (từ TK V-TCN đến TK XVI), bỏ mạng
biết bao nhiêu triệu người dài vạn dặm.
Bức thành ấy không phải đắp bằng
đất, bằng đá mà bằng xương
máu nhân dân TQ. Nhiều câu chuyện, nhiều
bài thơ kể về nỗi thống khổ
này. Hãy tưởng tượng những người
lao động khổ sai trong đói rét bệnh tật
và sự đàn áp dã man. Như thế
người TQ chẳng nên tự hào về Vạn
lý trường thành.
4. Một
nước TQ luôn gây xung đột với
các quốc gia láng giềng
Từ khi thành lập, nước
CHND Trung Hoa luôn gây ra những vụ xung đột
căng thẳng ở biên giới với các quốc
gia láng giềng.
Năm 1962 xung đột với Ấn Độ. Chiến
tranh nổ ra trong 1 tháng từ 20/10/1962 đến
20/11/1962. TQ đánh chiếm được một số
vùng đất của Ấn Độ. Bị Ấn
Độ phản công họ phải rút quân
nhưng đến nay vẫn còn chiếm đóng
một vùng đất của Ấn Độ mà
họ nhận là của TQ.
Những năm thập niên 1960
TQ gây căng thẳng với Liên
Xô suốt dọc 4380km đường
biên. Nhiều cuộc đấu súng và cả
đấu mồm (chửi bới). Cao điểm là
cuộc nổ súng dữ dội tại nhiều vị
trí ngày 2/3/1969. Kết quả TQ thất bại
vì quân Liên Xô quá mạnh và
đã chuẩn bị kỹ. Đối với Việt Nam, năm 1956 và
năm 1974 họ chiếm quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam. Suốt 2 thập niên 1970-1980 họ gây
căng thẳng ở biên giới phía Bắc với
các thủ đoạn lấn đất, di chuyển
cột mốc, gài mìn, bắn pháo, lôi
déo dân, … tháng 2/1979 họ đánh chiếm
các Tỉnh biên giới phía Bắc và
đã thất bại.
Năm 1988 họ đánh chiếm một số
đảo thuộc quần đảo Trường Sa của
Việt Nam. Năm 1995 họ chiếm đảo Vành
Khăn của Philippines.
Từ năm 2004 đến nay TQ
liên tục có những hoạt động xâm
phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam
và các nước trong vùng biển
Đông với những thủ đoạn thô bạo.
Có thể nói trong hơn nửa thế kỷ qua
nước CHND Trung Hoa thường xuyên gây xung
đột với tất cả các quốc gia
láng giềng có chung đường biên, kể
cả Myanmar. Với
Nhật Bản
thì xung đột trên biển.
5. Một TQ với
nhiều thủ đoạn thâm độc
Người Hán rất đa
mưu. Họ có những “đại gia mưu
lược” chỉ ngồi trong màn mà vận
trù tính toán thế cuộc. Những thủ
đoạn, mưu lược của họ rất
thâm độc, lắm khi “quái thai”, phi
nhân tính. Ở đây tôi chỉ giới hạn
trong những thủ đoạn chính trị, không
nói đến những thủ đoạn về kinh tế
và các lĩnh vực khác.
Thời nhà Tần, Tần Thủy
Hoàng có chủ trương “đốt sách chôn Nho”
và đã thực hiện cực kỳ dã
man. Mục đích là diệt tận gốc những
tư tưởng phê phán triều đình.
Khi quân Minh sang xâm chiếm nước ta vào
thành Thăng Long chúng cũng thiêu hủy hết
các văn tự của ta mà chúng chiếm
được. Ta còn thấy chủ trương
đó truyền đến cả bọn diệt chủng
Pôn Pốt khi tập đoàn này được
TQ nuôi dưỡng. Và khi Mao Trạch Đông
nói câu: “Trí
thức là cục phân”
thì ông ta đích thực là con cháu Tần
Thủy Hoàng.
Vùng miền núi tỉnh
Vân Nam là nơi trồng nhiều cây thuốc
phiện, lại tiếp giáp vùng “Tam
giác vàng”. Có nguồn tin nói rằng
trong một thời gian dài ĐCS TQ tổ chức
đường dây chế biến, vận chuyển
thuốc phiện để đưa vào các
nước phương Tây nhằm tiêu diệt
CNTB tận sào huyệt của chúng ?
Nhiều thủ đoạn thâm
độc của họ thường được
đúc kết trong những câu nói ngắn gọn:
.
“Tọa sơn quan hổ đấu”: Ngồi
trên núi xem hai con hổ đánh nhau, không
phải động tay chân mà có xương hổ
nấu cao.
.
“Viễn giao cận công”: Giao
thiệp hữu hảo với nước ở xa để
đánh chiếm nước ở gần.
Những câu trong cái gọi
là “phương
châm 16 chữ” và “nội dung 4 tốt”
mà Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm
Đào lừa phỉnh chính là một thủ
đoạn thâm độc của nhà cầm quyền
Bắc Kinh đối với nước ta. Thực chất
chúng nói một đằng làm một nẻo.
Ngoài những thủ đoạn
thâm độc của các nhà chính trị,
quân phiệt TQ, giới trí thức “phù
quyền” TQ cũng nghĩ ra nhiều thủ đoạn
nguy hiểm.
Những năm gần đây họ
tuyên truyền khái niệm “biển
là lãnh thổ quốc gia” để
hợp thức hóa đường yêu sách
lưỡi bò phi lý của TQ trên biển
Đông. Hiện tại họ lại đang bàn
thảo về khái niệm “Nhu cầu không gian sống”. Họ
nói rằng TQ cần mở rộng không gian sống
không chỉ ở biển Nhật Bản, biển
Đông mà còn cần phải mở rộng
ra cả Ấn Độ Dương.
Kết luận
Các nhà Thơ thường
ví Tổ quốc Việt Nam như một con thuyền
mong manh đậu bên bờ biển cả. Tôi nghĩ
nếu là con thuyền thật thì cha ông
chúng ta đã nhổ cây sào khua mái
chèo rẽ sóng đưa đất nước
đến một miền xa nào đó nơi
có những láng giềng thân thiện, để
tránh xa ông láng giềng Đại Hán
lúc nào cũng âm mưu thôn tính
chúng ta.
Nhưng đất nước lại
là núi sông, ruộng đồng, biển cả.
Ta đã ở nơi này thì ta chấp nhận
chiến đấu để sống còn với trọn
vẹn Độc lập Chủ quyền. Điều
đó Cha Ông ta đã làm được,
Chúng ta phải nối tiếp truyền thống
kiên cường ấy.
Muốn đập tan âm mưu
thâm độc, ngang ngược, tham lam, quái thai,
bất chấp lẽ phải của bành trướng
đại Hán thì chúng ta phải
hiểu
rõ về họ.
Bài viết trên đây
của tôi mong đóng góp một phần cho mục
đích đó.
Bùi
Công Tự
(Vu
Cong Hien sưu tầm, Toan Lat chuyển)