Zen – Character
Cá
Tính
Khi một người
đàn bà nói: “Chồng tôi là
người trung tín”. Bà ta muốn nói
điều gì vậy? Nói là ông chồng
bà không còn biết yêu, ông ta ngừng
sinh hoạt....... hay không còn có người
đàn bà nào lôi cuốn, quyến rũ
được ông ta nữa chăng? Nếu không
còn có người phụ nữ nào thu
hút được ông ta nữa thì sao bà
lại còn tiếp tục thu hút được
ông ấy? .......Bà cũng là một phụ nữ
vậy. Thực tế, ông ta đang giả vờ
đấy. Nếu ông ta còn đang muốn sống
và đang yêu, thì khi nhìn thấy một
người đàn bà xinh đẹp là
ông ấy sẽ bị quyến rũ ngay. Đây
là thiên tính của người đàn
ông. Khi một người đàn bà đang
yêu đời, đang còn yêu và đang sống
động, bà ấy thấy một người
đàn ông khỏe mạnh, đẹp trai,
làm sao mà bà ta không bị lôi cuốn
thu hút? Đây là chuyện tự nhiên. Ta
không có ý nói là bà ta sẽ phải
đi theo người đàn ông ấy ...... Sự
thu hút, sự lôi cuốn là chuyện thường
tình. Bà ta có thể quyết định
không theo đuổi người đàn ông
đó ........ nhưng nếu chối bỏ sự quyến
rũ đó là chối bỏ cả chính sự
sống.
Zen - Thiền - cho
biết: Hãy sống thực trong sự tự do của
ta. Rồi từ đó một trạng thái sống
động hoàn toàn khác biệt khác sẽ
bừng dậy trong bạn, rất bất ngờ,
không tiên đoán được. Trạng
thái đầy tôn giáo tính, nhưng
không đạo đức. và cũng không phải
vô đạo đức ..............cũng không
có tính chất luân lý: trạng thái
đó vượt ra ngoài khuôn khổ đạo
đức và cũng vượt ra ngoài sự
vô đạo đức.
Đây là
một chiều hướng mới mà Thiền
nhìn vào cuộc sống. Đây là một
thực tại riêng biệt mà ta đã
đang sống ở trong đó. Là một phẩm
chất mới; một phẩm chất không hề
dính dấp tới một cá tính nào.
Đôi khi từ ngữ "cá tính"
này làm cho ta bị tổn thương, vì ta
mê say xử dụng danh từ “cá
tính” đó quá lâu. Ta bị lệ
thuộc vào chữ “cá tính” qua nhiều
thế kỷ. Người ta thường nói,
“Người đó có cá tính
riêng”. Nhưng đã để ý quan
sát kỹ chưa? Người có cá tính là một
người đã
chết rồi. Người có
cá tính là người đã được
phân biệt và xếp loại, người
đó không có tương lai, mà chỉ
có dĩ vãng.
Nên nghe cho kỹ
điều này: Người có cá tính chỉ
có dĩ vãng. Bởi vì cá tính
có nghĩa là quá khứ. Người ấy,
trong tương lai, thật giản dị vì chỉ lặp
đi lặp lại cái quá trình của họ,
như một đĩa nhạc hỏng cứ lập
đi lập lại bài hát sau cùng và bị
kẹt ở chỗ đó hoài. Cái đĩa
nhạc này bị hư rồi. Nó cứ liên
tục nhắc lại mãi một việc. Và
không có gì mới để nói. Không
có câu trả lời mới mẻ nào. Người
đó không có gì mới để sinh hoạt,
không có một hoạt động gì mới
lạ. Do đó ta gọi họ là người
có cá tính. Ta có thể trông cậy
vào người đó, ta có thể
nương nhờ vào họ. Người này sẽ
không thất hứa
....... phải rồi, quả thật đúng như thế.
Người này rất hữu ích, là một
công cụ lớn của xã hội nhưng người
đó đã chết mất rồi, vì họ
chỉ
còn như một cái máy.
Một cái
máy là đã chết rồi và một
người nếu đang sống như thế cũng chỉ
là cái máy chết. Một con ngựa
không được tin cậy như một chiếc
xe hơi. Con ngựa có một nhân tính ......
có ngày nó không có ý chí
gì, ngày khác nó lại không muốn
đi theo hướng ta muốn nó đi. Nếu ta
cưỡi con ngựa để tự vẫn thì chắc
chắn là sẽ không được êm
xuôi như lái một chiếc xe đâm
vào đâu đó. Con ngựa sẽ nhảy dựng
lên né tránh khi nó thấy sự nguy hiểm,
nhưng chiếc xe sẽ không từ chối .....
nó sẽ làm đúng theo sự hướng dẫn.
Cái máy có một cá tính, một
cá tính rất đáng tin cậy. Máy
điện tính sẽ làm việc trên 24 giờ
một ngày trong khi một toán học gia không
thể làm nhiều giờ như vậy. Và ta lại
cố gắng làm được như cái
máy đó. Trước tiên người ta muốn
biến con người thành cái máy; ta
không thể nào thành công được
100 phần trăm, rồi người ta bắt đầu
chế tạo cái máy để có thể
dùng thay thế cho con người, cái máy
đó có hiệu quả hơn, được
tin cậy và tốt hơn nhiều.
Con người
có sự thay đổi vì con người có
“linh hồn”. Vì có linh hồn, nên con
người có thể ở trong thể nguyên dạng
nếu giữ được cho không có cá
tính riêng. Người không bị trói buộc
vào cá tính riêng là người từ
bỏ dĩ vãng. Họ sống từng khoảnh khắc
này sang khoảnh khắc khác, sống trong
giây phút hiện tại. Họ sống trong
bây giờ. Họ nhìn xung quanh và sống, họ
nhìn những gì ở xung quanh họ và sống,
họ cảm nhận những gì ở xung quanh họ
và sống một cách phù hợp như thế.
Họ không có ý tưởng cố định
về cách sống, mà chỉ có nhận thức.
Cuộc sống của họ được duy trì
như một sự trôi chẩy kiên cố. Họ
có phản ứng cấp thời ... ... ... ..
đây mới chính là một con người
thực: không có cá tính. Họ có
sự bộc phát sống động.
Người
đó có phản ứng. Nếu ta nói điều
gì, họ đáp ứng theo. Họ không lặp
lại bản chính. Họ trả lời lại
......... cho riêng trong khoảnh khắc này, cho
câu hỏi này, trong tình thế này. Họ
không trả lời cho ai khác như đã biết
trước nằm lòng. Họ trả lời với
ta, họ nhìn thẳng vào ta. Họ không
đóng kịch, họ đáp ứng. Thật
là buồn cười, khi thấy có người
cố gắng bắt chước và dùng cái
danh từ mà họ cho là để trả lời
nhưng thực ra chỉ là lặp đi lặp lại
chỉ một điều. Làm sao mà họ
có thể lầm lẫn cái gì là để
đáp ứng với cái gì là để
phản ứng? Họ chỉ sử dụng những ngôn
từ một cách đơn giản mà không
có tâm nhận thức.
Hệ thống
giáo dục của con người chúng ta bị
hư hỏng vì nó dậy cho ta cùng một
câu trả lời cho cùng một câu hỏi.
Cái tâm lý đằng sau nó là
gì? Không có gì khác lạ ngoài
hơn là cái “Tôi” hay “Tôi Giả
Tạo” mà nó có thể được cố
gắng xếp loại là “Trường tồn”
hay “Vĩnh viễn”. Vì điều kiện
đòi hỏi sâu đậm của cái
“tôi giả tạo” của con người,
nên nhiều tôn giáo được thành lập
chỉ để thoả mãn những yêu cầu của
cái ngã giả tạo này.
Ta không thể
chấp nhận những điều trên một
cách quá đơn giản như vậy được
....... ta cần phải tự đào sâu vào sự
Thật này. Nhận thức từng khoảnh khắc
một, cuối cùng ta sẽ thấy trong chính ta
các khủng hoảng đã được cấu
tạo bằng cách nào? Khi ta nhận thức
được sự rối loạn đó, ta chấp
nhận nó là như vậy. Là không rối
loạn ...... cũng không sáng sủa. Cả hai
đều hoàn toàn là Sự Thật. Người
tin theo tôn giáo luôn luôn cố gắng chấp
nhận cái tốt và khước từ cái
xấu. Việc này vừa gây tổn hại
và cũng vừa làm cho tôn giáo tê liệt.
Làm thế nào một số linh mục lại
có thể từ bỏ kẻ phạm tội và
chỉ chấp nhận riêng người thánh thiện.
Người thánh thiện không thể hiện hữu
nếu không có kẻ phạm tội. Nếu họ
tin tưởng rằng Thượng Đế tạo ra
loài người, thì họ cũng cần phải
chấp nhận là Thượng Đế cũng
đã tạo ra những người không
toàn hảo. Nếu vị linh mục từ bỏ kẻ
phạm tội và chỉ chấp nhận người
thánh thiện không thôi, vị này trực
tiếp chối bỏ tư tưởng Thượng
đế tạo ra loài người trong trạng
thái nguyên thủy của nó.
Ở đây,
chúng ta không làm náo loạn các
ý nghĩ của ta. Mà chỉ làm cho ta nhìn thấy Sự Thật với chính
kinh nghiệm của bản thân. Không có
gì có thể làm cho thay đổi mà
không có sự hiểu biết thật sự của
chính mình. Người ta quên bẵng đi
cái thiên nhiên, chỉ biết nhìn và
chấp nhận những gì tốt đẹp nhất
nhưng khước từ cái tệ hại nhất.
Cũng thể như họ chỉ nhìn thấy
cái thân của cây, cành cây, lá,
hoa, quả của cây mà không nhìn thấy
cái Rễ của cây. Đây là cái
làm cho tôn giáo bị tàn tật. Chỉ
nói đến điều tốt và khước
bỏ cái xấu. Nó không phải là
toàn bộ. Ta đơn giản ngây thơ chấp
nhận một Cây không có rễ. Cái
cây đó sẽ không thể sống sót nếu
không có Rễ.
Kim Morris dịch
dựa theo bài viết của Achema - Malaysia
2009
May
2011
(T.C.H. sưu tầm và chuyển)