Cây Bút Của Ba
Tôi
(Cam
Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh)
Trước
1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn
trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các
truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi
Hoa. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ
chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học.
Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm
sau cô góp nhiều bài viết giá trị
. Bài mới nhất của tác giả dành
cho mùa lễ Father’s Day 2011.
*
Nếu phải làm một bài luận văn với nhập đề lung khởi cho đề tài “Ba
tôi”, tôi sẽ viết như sau: “Tôi nghĩ
ai cũng có thể viết một chút về “cha tôi”,
ngay cả những người con chưa hề thấy mặt cha mình. Một đứa bạn thân của tôi, không biết cha mình là
ai, cũng đã tự
nhìn vào gương
và viết những cảm nghĩ về cha của nó thật cảm động. Riêng tôi,
không cần tưởng tượng, tôi cũng thấy cha tôi mỗi ngày. Khi ở Việt Nam, tôi biết ba tôi là một nhà giáo
…” Còn nếu phải nhập đề trực khởi, tôi sẽ vào đề ngay như thế này: Đó
là vào năm 2003, khi cha con tôi được bác tôi bảo lãnh qua Mỹ. Vâng, đó
là vào năm 2003. Chỉ
“bị” ở không có một tháng mà cha
con tôi đã cuồng
chân cuồng
tay lên rồi!
Sau vài đợt
được nhà bác
tôi đưa
đi chơi
vài nơi
trong và ngoài tiểu
bang, ba tôi nhất quyết đi tìm việc làm. Với chiếc xe Honda Accord cũ kỹ bác tôi cho, ba
tôi đã đi khắp
các siêu thị
để xin việc. Thật không may, cha con
tôi qua Mỹ
đúng vào thời
điểm mà theo cách
nói của mọi người lúc đó
là “kinh tế xuống”.
Ba tôi thường trở về nhà với gương mặt uể oải. Bác tôi
khuyên ba đừng vội vàng làm chi,
từ từ rồi kiếm việc, bác có sức bảo bọc hai cha con. Bác
nói thì nói thế, chứ hai cha con tôi cũng
nhìn thấy
hoàn cảnh của nhà bác,
đông người,
khá chật vật trong hoàn cảnh kinh tế hiện tại. Tiền điện, tiền nước, tiền chợ búa, tiền bảo hiểm … cũng
làm nhức
đầu lên rồi! Đến lượt tôi cũng muốn đi làm.
Tôi đâu có thể ở chơi không một năm trong khi chờ chính phủ trợ cấp cho đi học. Vâng, phải đến năm tới thì tôi mới được đi học miễn phí. Cho nên
tôi quyết
tìm việc
làm để
có tiền. Cũng
đơn giản là để hai cha con có thể tự lập, ra thuê nhà ở riêng, khỏi làm bận lòng bác
tôi.
Và tôi cũng mang bộ mặt thất vọng về nhà sau những lần đi tìm việc. Đến đâu tôi cũng
nhận được những cái lắc đầu kèm theo một nụ cười và tiếng “sorry”.
Ôi! Nếu
là thời
gian cách nay năm mười
năm thì, cũng theo lời của bác nói, cha
con tôi qua là có thể xin
đi làm hãng dễ
dàng. “Làm hãng”, nói chung là
làm tại
các hãng điện tử, bây giờ cũng sa sút rồi! Cái thung lũng
hoa vàng, “silicon valley” nơi chúng tôi cư ngụ, cũng
như một miếng bọt biển đã no nước rồi!
Đến một ngày tôi may mắn tìm được một chân bán
hàng trong tiệm
McDonald’s khá xa nhà một
chút, tôi hoan hỉ
đáp xe bus đi làm, để ba dùng chiếc xe
cũ chạy việc. Cha con tôi
có chút niềm vui
là công việc
bán thời
gian của tôi đem lại một ít “tiền còm” để xài. Đêm
đêm ba lái xe đi đón tôi, hai cha con
về nhà khi gia
đình bác đã ngủ say. Chúng tôi rón rén
vào phòng đóng cửa lại và bàn bạc về những chuyện sắp tới. Ba cứ khuyên tôi
đừng buồn, hãy cố gắng. Ba không biết rằng tôi cũng mong
ba đừng buồn, hãy yên
tâm. Ở
bên nhà, ba đi dạy,
còn tôi mới bước vào đại học. Ba chọn đi theo “diện” bảo lãnh do bác
tôi lo. Trước khi
đi, ba cũng đã “vận động”
tôi nhiều lắm. Ba nói qua Mỹ không phải là đến xứ thiên đường, mà mọi việc đều phải bắt đầu lại hết. Tôi sẽ phải gián đoạn việc học hành một ít lâu. Ba sẽ không đi dạy, không làm thầy nữa. Tôi nghe hết. Và mọi việc đều xảy ra đúng như chúng tôi
tiên liệu. Do
đó chúng tôi không buồn hay thất vọng, chỉ là hơi sốt ruột một chút.
*
Có một
hôm, tôi thấy ba
ngồi miệt mài gõ chiếc máy computer cũ
bác cho cha con tôi. Ba gõ cả buổi,
quên mất
đêm đã khuya. Tôi mắt nhắm mắt mở nhắc chừng, ba tôi mới nghỉ tay.
Hôm sau ba cho tôi xem,
đó là một
truyện ngắn. Tôi đọc, rồi như có một sức hấp dẫn lạ kỳ, tôi đọc ngấu nghiến. Tôi hỏi ba: - Truyện này… của ba? - Phải. -
Ba mới viết? - Không, ba viết lâu rồi, hồi… xửa xừa xưa. Tôi trợn tròn mắt: - Thật không ba? - Thật. - Hay quá! Sao con
không hề biết? - Vì ba không
nói. - Sao bây giờ ba mới gõ ra? - Ba nhớ lại, gõ ra, để … ba đăng
báo. - A! Con hiểu rồi! Vậy khi xưa ba có đăng
chưa? - Ba đăng rồi! Có nhiều người đã đọc. Tôi vỗ tay reo lên: - Hay
quá! Ba là văn sĩ. - Văn sĩ cái
gì! Chỉ
là viết cho
vui. - Không ba ơi!
Con thấy hay lắm! Có ý nghĩa
lắm! Vậy là ngày xưa ba viết bài đăng
báo? - Ừ. -
Ba có in sách không? - Có. - Vậy sao … con không
nghe ba nói bao giờ? Ba
ngập ngừng: - Vì ba
đã ngưng viết trước khi con ra đời. Tôi trố mắt không hiểu. Nhưng ba như không muốn nói nhiều. Ba lảng qua chuyện khác.
*
Tôi trở thành “thầy
cò” cho ba tôi. Thật
vui, bởi vì tôi vừa được đọc truyện do ba tôi nhớ lại và gõ, vừa được tin tưởng giao cho nhiệm vụ này. Chữ nào ba tôi
gõ nhanh quá bị sai
thì tôi sửa lại. May quá, tôi
cũng khá giỏi
môn chánh tả khi
còn ở bậc tiểu học. Nhưng tôi lại là đứa học trò dở môn văn khi lớn lên. Nói
chính xác hơn,
là tôi ghét môn văn. Mà học trò thì ai cũng
biết rằng hễ mình ghét
môn nào tất
mình sẽ trở thành người học dở môn ấy.
Ba tôi đăng báo.
Mà là báo “ảo”,
báo trên internet. Báo internet thì không
có chút “tiền
còm” nào hết. Ba
nói khi “xửa xừa xưa”, ở Việt Nam ấy, cái thời chữ nghĩa còn được trân trọng ấy, tác giả có bài
đăng báo sẽ nhận một số tiền gọi là “tiền nhuận bút”.
Chà, chữ
này đối với tôi nghe rất lạ đây! Nhưng ba giải thích với tôi tại sao ba say sưa “gõ”
truyện của ba như vậy. Thứ nhất là vì ba
còn đang thất
nghiệp, thời gian trống chẳng để làm gì. Thứ hai là ba cảm thấy mừng khi một số người Việt ở đây muốn gầy dựng lại các nhóm
văn học
đã bị thất tán cùng với bài vở. Ba đồng lòng với ý hướng ấy nên ba làm. Thế thôi! Tôi thấy ba cũng có
lý. Có một
điều khiến tôi chạnh lòng lắm. Số là do một hôm tôi buột miệng hỏi ba: - Vậy má ngày xưa có biết ba đã viết văn không? -
Có. - Má có đọc,
có thưởng thức văn của ba không? -
Không. Má không thưởng thức. Tôi hết hồn, nín khe luôn.
Tôi biết ba má tôi cùng tuổi, học cùng lớp cùng trường, tức là sống cùng thời. Nhưng tôi tự an ủi ngay: “Không
cùng tư tưởng, chịu thôi!”
Tôi hãnh diện
có cha là một người viết tiểu thuyết. Dù là đứa học trò dở văn, ghét
môn văn, tôi vẫn cảm nhận được những gì ba tôi gửi gắm trong văn. Ba
nói tôi đừng gọi ba là nhà
văn hay văn sĩ hoặc tiểu thuyết gia gì hết, hãy cứ gọi là “người viết” đủ rồi. Tôi “dạ” và nghĩ rằng ba thật “ngộ!”. Văn của ba tôi không cầu kỳ, không
bí hiểm,
không dùng sáo ngữ. Ba
không viết những chuyện xa xôi trên
mây trên gió. Tôi đọc và hiểu hết cái tình ba
tôi gửi
vào những
nhân vật
tiêu biểu cho
thời tuổi trẻ của ba. Tôi thấy nó sống động lắm, gần gũi lắm. Tôi đã
hình dung được
khung cảnh xã hội của ngày đó
ra sao. Tôi cũng đã hình dung ra ba tôi thời đi học, thời đi dạy, thời đi lính
là như thế nào rồi! Nhưng có một điều làm tôi chạnh lòng hơn nữa. Đó là
ba đã ngưng viết đến gần ba mươi năm. Ba chỉ nói ra cái
“sự kiện” đó
mà không kèm lời giải thích. Tôi
có hỏi
“vì sao” thì ba chỉ
nói: - Sau này ba sẽ
nói cho con nghe. Bây giờ, lo
đi làm McDonald’s đi, năm tới đi học. Con sẽ học để bước vào
“dòng chính”. À mà ba cũng sẽ đi học vào năm tới chứ! Muốn bước vào
“dòng chính” thì phải đi học. Chính phủ giúp mà!
Cái chuyện viết lách của ba chỉ là cho vui, đừng để tâm đến nhiều. Nó đã
thuộc về quá khứ. Tôi tạm yên tâm.
Tôi thấy
tôi đã hiểu
được ba tôi nhiều hơn trước. Tôi, cái thằng con trai học giỏi nhưng hời hợt lắm!
*
Ba vẫn chưa có việc làm! Cái nghề nhà giáo dạy Toán của ba không dùng
được. Ba muốn đi dạy lại thì năm tới ba sẽ bắt đầu đi học lại. Ngành nào cũng
vậy mà! Hiện tại Ba vẫn muốn có một công việc nào đó,
việc gì cũng được, để kiếm tiền. Hai cha con ước mơ có thể ra mướn nhà. Đi
đâu ba cũng nghe câu “kinh tế xuống”. Ba thở dài ngao ngán.
Ba lại gõ, say sưa gõ. Không biết ở đâu mà
truyện của ba tôi nhiều thế. Rồi đến một ngày ba khoe
tôi một
bài viết mới. Tôi reo lên: -
Ba đã viết lại! Tôi không thể tả được niềm vui của tôi, lẫn một ngạc nhiên thật lớn. Ô, tôi,
cái thằng hời hợt đến thế, vẫn cảm nhận được cái vui của người cha. Rồi nghĩ đến má tôi,
tôi lại nao
lòng. Ba má đã không sống với nhau từ khi tôi tròn mười tuổi. Ba đã thiếu ít nhất một người không đồng cảm. Một ngày, có người bạn của bác tôi
ghé chơi.
Bác giới thiệu mọi người với nhau. Hóa ra
không phải một cuộc ghé chơi tình cờ, mà là
có chủ
ý của
ông khách.
Bác tôi để cho ông bạn nói chuyện riêng với ba. Khi ông ấy về rồi, ba kể cho tôi nghe. - Con biết không, ông ấy tình cờ đọc và biết ba “còn sống”. - Ba
“còn sống”?
- Phải. Ông ấy nói có lần người ta đồn ba đã chết. Lâu rồi! - Hả??? Ông ấy đã quen ba sao?
- Không, chỉ biết ba qua sách
báo ngày xưa
thôi! Nói ngắn gọn là ông ấy đọc trên inernet biết ba còn sống và đã
viết lại, rồi tình cờ qua chuyện trò với bác con, ông ấy biết ba là em của bác, ông ấy đến để nhờ ba một việc. - Việc gì ba? - Ông ấy nói muốn giúp ba có
công việc
làm kiếm tiền. - A! Vậy ba có bằng lòng không?
Việc gì? - Viết. - Vậy thì hợp với ba quá rồi! Có tiền nhuận bút không ba?
- Có, mà lại rất nhiều nữa. - Vậy ba viết đi! Ông ấy làm báo
nào? - Không, ông ấy
không làm báo, mà ông ấy nhờ ba viết chuyện đời của ông ấy. - Vậy lại càng hợp với ba nữa! Ba đã
nói với con
là các nhân vật
trong truyện của ba là có thật, ít nhất cũng thật vài mươi phần trăm. - Nhưng con à, ba có
cái sự
sáng tạo của riêng ba. Cuộc đời của ai đó chỉ là chất liệu cho ba viết mà thôi! Ba phải nhào nặn câu chuyện theo ý ba. Và
trong mỗi câu chuyện, không chỉ hoàn toàn
là chuyện của một người, mà là kết hợp nhiều cuộc đời, nhiều cảnh sống. - Thì ba cứ nói với ông ấy là ba sẽ kết hợp …
- Ông ấy muốn ba
viết và nói
rõ đó là cuộc
đời của chính ông ấy. - Con không hiểu ba ơi! - Đây
này! Ông ấy nhờ ba viết một quyển hồi ký cho ông ấy, ghi tên tác
giả là ông ấy, rồi ông ấy trả tiền “nhuận bút” cho ba.
Nói tóm lại
là … ông ấy
“thuê” ba viết. -
Nghĩa là ba phải ẩn danh? - Đúng.
Tôi thộn mặt ra. Điều này tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Ba im lặng. Chắc ba cũng chưa bao giờ nghĩ đến. Ba nếu có nghĩ
thì chắc sẽ nghĩ đến một ngày nào ba
viết hồi ký cho chính
ba. Sóng êm biển lặng hay giông tố bão bùng cũng
vẫn chỉ là cuộc đời của ba. Bác tôi cũng
đã nghe ba kể lại cuộc nói chuyện giữa ba và ông bạn của bác. Khác với tôi, bác
có ý kiến
tích cực hơn. Bác nói: -
Chú mầy biết không, ở đâu cũng vậy, có những người có khả năng viết văn giỏi và họ viết hồi ký giùm cho
người khác. Nào phải ai cũng viết được cho hay, cho hấp dẫn đâu! Ngay đến các cựu tổng thống hay những người nổi tiếng, dù cuộc đời và sự nghiệp của họ lẫy lừng đến đâu mà nếu viết không hay thì
cũng phải nhờ người sửa câu sửa chữ cho. Điều đó
đâu có gì trái. Anh nghĩ chú mầy cứ làm đi!
Giúp cho người ta
và ít ra mình cũng sử dụng
được cái văn
tài của
mình. Viết
bài đăng internet khơi khơi làm gì
có tiền! Ba
lặng thinh suy nghĩ. Xem
ra ba có vẻ
xiêu lòng.
Bác tôi còn nói
thêm: - Cha mẹ
mình đã dạy,
làm việc
gì bằng
công sức của mình, kiếm tiền nuôi thân,
đều không xấu. Chú giúp
ông ấy viết hồi ký cũng như chú đi dạy Toán, khác
gì đâu! Hoặc cũng
giống như anh, đầu tiên qua
đây đi cắt cỏ, đi rửa xe … anh không
thấy gì là buồn cả. Mà công việc này lại nhàn nữa, chỉ mỏi cái bàn tay
gõ, còn hơn
đi làm lao động nặng nhọc. Chú nên nhận lời. - Vâng. - Anh hẹn cho ông ấy nói chuyện với chú để bàn về nội dung cuốn hồi ký nhé! Kệ, tội nghiệp người ta, có cuốn hồi ký để lại cho con cháu đọc để hiểu cái thời ngày xưa ra sao … cũng
là xứng
đáng lắm!
*
Khuya nay đón tôi về, ba kể: - Ông bạn của bác con hẹn ba ra tiệm phở “Âu”,
ông bàn chuyện viết và hứa trả tiền cho ba rất khá, đủ để cha con mình
thuê nhà nửa
năm. Ông còn nói hễ
sách càng dày thì tiền càng tăng. - A! Thật vậy hả ba? Rồi sao nữa? Ba đã biết được ý chính của cuốn sách ba sắp viết chưa? - Ông ấy kể hết cho ba nghe rồi. - Vậy ba phải viết đúng một trăm phần trăm cuộc đời của ổng há ba? -
Không. - Ủa,
sao vậy ba? Hồi ký mà! -
Vì là hồi
ký … nên ông ấy muốn ba thêu dệt càng nhiều chuyện hấp dẫn càng tốt. - Cái gì?
Sao kỳ vậy ba?
- Ông ấy kể cho ba nghe một số chi tiết có thật xảy ra trong cuộc đời của ông ấy, nói ba dựa vào đó
mà viết ra
cho lâm ly bi thiết,
nói rằng
ông ấy gặp hoạn nạn ghê gớm ra sao, rồi ông ấy chống chọi một cách anh dũng
thế nào, rồi ông ấy trở nên một người hùng trong mắt mọi người … Chưa hết, chuyện tình cảm của ông cũng phải như tiểu thuyết, như phim, phải thơ mộng, phải đẫm lệ, sao cho người đọc thấy được những cuộc tình đi qua
đời ông rất đẹp, rất lãng mạn. Nói chung, như là … Doctor
Zhivago vậy. -
Thì như vậy… là một cuốn tiểu thuyết! - Không, không
phải tiểu thuyết. Là một quyển hồi ký, đời thật của một người.
- Như vậy là không thật! Hồi ký thì phải hoàn toàn
là sự thật. Thêu dệt là có tội. Tội đánh lừa người đọc. Ủa, mà ba ơi, sao ông ấy lại phải tốn nhiều tiền để làm như vậy? Ba thở dài, tiếng thở dài này
tôi chưa từng nghe: - Ông ấy nói ông ấy kiếm tiền đã quá mệt mỏi. Bây giờ ông ấy đã có tiền. Ông ấy không cần tiền nữa. Ông ấy cần danh.
*
Ba tôi gặp ông bạn của bác tôi ở tiệm phở “Âu”. Lại tiệm phở “Âu”! Nhưng lần này là do ba
hẹn. Ba bảo tôi có rảnh thì ra chơi luôn. Nhân buổi sáng là
lúc tôi không có giờ làm việc ở McDonald’s nên
tôi cũng ra đó. “Ông khách” của ba tôi đến. Ông vui vẻ kéo ghế, định gọi thức ăn thì ba
ngăn lại,
nói rằng ba
đã gọi rồi. Người bồi bàn đem ra một tô phở. Ông khách ngạc nhiên thì ba
nói ngay: - Xin mời
anh. Anh cứ tự nhiên dùng. Hai
cha con tôi đã ăn sáng rồi ạ! - Nhưng tôi sẽ trả tiền hết mà! - Dạ không sao
đâu. Xin anh cứ
dùng đi! - Thôi được. Nhưng tôi rất nôn nóng muốn biết chú cần thêm chi tiết gì nữa trước khi khởi sự viết giùm tôi cuốn hồi ký. - Dạ thưa anh, tôi sẽ không viết đâu ạ! Đôi mắt ông khách trợn tròn, ông lắp bắp: - Chú …
chú nói sao? Tại
sao? Ba đáp: - Thưa
anh, tôi thấy
tôi không hợp với việc này ạ! Xin anh tìm người khác. - Nhưng chú phải nói cho tôi biết lý do tại sao … Chú
chê tiền
à? Ba lắc
đầu, thản nhiên nói
trong khi đứng dậy: - Xin lỗi anh, tôi không
giải thích được thêm gì nữa đâu! - Tôi
không hiểu
… - Vâng, anh sẽ
không hiểu ạ! - Tôi …
tôi … - Xin anh tự
nhiên dùng. Tô này tôi đã trả tiền. Họ sẽ trừ vào tiền lương của tôi. Xin phép
anh, tôi đi làm việc.
Ba quay đi và nhận cái “tạp-dề” từ tay người quản lý tiệm phở, đeo vào. Ba
nhìn tôi, nhoẻn miệng cười: - Thế con có muốn ăn phở không? Ba sẽ bưng cho con một tô … Tôi
cười theo: - Dạ con muốn. Ba sẽ trừ vào tiền lương của ba chứ? - Đương nhiên. Thật tình là
tôi muốn reo
lên như người hâm mộ reo mừng chiến thắng của đội banh mà mình
yêu mến.
Tôi nén xúc động,
ngồi đường hoàng nơi bàn như một thực khách chờ thức ăn. Và ba
tôi kìa! Ba đang mang ra cho tôi một tô phở. Bước chân ba hơi khập khiễng một chút. Nhưng đó là
những bước chân vững chắc nhất có thể dìu dắt tôi trong suốt cuộc đời này. Bước chân của một người đã gửi lại trong đất một phần thân thể. Người đó không
muốn phản bội lại những gì mình
đã hoài mộ.
Tôi hiểu ra
tại sao ba đã
không viết
trong một thời gian khá lâu,
gần ba mươi năm. Bởi vì ba có một cây bút
không thể bẻ cong. Ngày xưa cũng vậy, bây giờ cũng vậy. Người thầy giáo của tôi! Người lính của tôi! Ba yêu
quý của
tôi!
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
(NT
sưu tầm, T.C.H. chuyển)