NĂM
RẮN,
ĐỌC
LẠI
BÀI THƠ
"RẮN ĐẦU BIẾNG HỌC"
của
LÊ QUÍ ĐÔN
Lê Quư Đôn
(1728 - 1784) tự là Doăn Hậu, hiệu là Quế Đường,
người làng Duyên Hà, tỉnh Thái B́nh. Năm 18 tuổi,
Lê Quư Đôn đậu giải nguyên, năm 27 tuổi đậu
Bảng nhăn. Ông làm quan đời Lê Hiến Tôn, ban đầu
làm Hàn Lâm Viện Thị Thư (1753) sau thăng lên Công Bộ
Thượng Thư. Năm 1776, ông cáo về trí sĩ. Lê Quư Đôn để lại nhiều
thơ chữ Hán. Về thơ Nôm, nay chỉ c̣n bài "Rắn
đầu biếng học":
Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn
đầu biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn, hổ lửa đau ḷng mẹ
Nay thét, mai gầm rát cổ cha
Ráo
mép chỉ quen tuồng lếu láo
Lằn
lưng chẳng khỏi vết roi da
Tết nay Trâu Lỗ
xin siêng học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia !
Tương
truyền, khi c̣n nhỏ, Lê Quư Đôn đă tỏ ra rất
thông minh, học đến đâu thụộc ḷng đến
đây, có tài xuất khẩu thành thơ, được dân
làng phong cho danh hiệu Thần đồng. Lên 7, 8 tuổi,
mặc dù rất thông minh nhưng Lê Quư Đôn lại lười
học, thường rong chơi cùng trẻ em trong xóm.
Mẹ ông buồn
lắm, cha ông rất nghiêm khắc. Một hôm, Lê Quư Đôn
bỏ học đi chơi, cha kêu về quở phạt.
Lúc ấy, một người khách đến, khách xin
người cha tha cho Lê Quư Đôn và bảo phải làm một
bài thơ tạ, Lê Quư Đôn ứng khẩu đọc ngay
bài thơ "Rắn đầu biếng học ". Cha
ông cũng như người khách đều ngạc nhiên,
thích thú v́ bài thơ là một nghệ thuật "chơi
chữ " (jeu de mots) tuyệt vời.
Chẳng những
diễn tả được hoàn cảnh, tâm trạng của
một đứa học tṛ làm biếng mà bài thơ c̣n có
hai nghĩa thể hiện sự thông minh, nhanh trí của
tác giả. Tuy là một bài thơ được Lê Quư
Đôn làm để tạ tội, tội làm biếng, bỏ
học, đi chơi, tội cứng đầu (rắn
đầu) không chịu nghe theo những lời khuyên
răn, dạy bảo của cha mẹ nhưng bài thơ của
ông c̣n nhắc đến tên nhiều loài rắn.
Mỗi câu
đều nói lên một loài ḅ sát: Liu điu (rắn nhỏ),
rắn hổ lửa, mai gầm, rắn ráo, thằn lằn,
rắn hổ trâu, hổ mang.
Chơi chữ
là một biện pháp tu từ thường được
một số nhà văn, nhà thơ sử dụng khi sáng tác,
là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa để tạo
ra những cách hiểu bất ngờ.
Tuy không phải
là một h́nh thức mới lạ nhưng muốn đạt
được nghệ thuật cao, người viết phải
có tài, vận dụng nhiều công phu. ở đây, Lê Quư
Đôn ứng khẩu đọc lên ngay mà lời thơ vẫn
lưu loát, ư thơ hàm súc, kỹ thuật điêu luyện.
Để nâng cao nghệ thuật, tác giả c̣n khéo léo phối
hợp "phép hội ư" trong thơ:
Thẹn đèn, hổ lửa, đau ḷng mẹ
Nay thét, mai gầm, rát cổ cha
Phép đối
ngẫu của hai cặp thực và luận thật chỉnh.
Nhờ phép hội ư hỗ trợ, lời và ư đối với
nhau rất sát, tạo cho người đọc sự hứng
thú bất ngờ. Nhạc thơ có biến đổi
nhưng giữ được mức độ điều
ḥa, phù hợp với ư, t́nh của nhân vật trong thơ.
Ngoài giá trị
nghệ thuật đặc sắc, nội dung bài thơ
đă phản ảnh đúng tâm trạng của một
đứa bé biết ăn năn, hối cải trước
những lỗi lầm và tâm trạng của người
làm cha mẹ đối với đứa con cứng đầu,
lêu lỏng. Dẫu c̣n ở lứa tuổi ham chơi, tác
giả đă biết suy nghĩ, nhận xét những lỗi
lầm và tự trách ḿnh một cách thẳng thắn. Dẫu
bị trừng phạt nghiêm khắc, tác giả vẫn
không tỏ vẻ hờn giận cha mẹ mà c̣n biết
ăn năn, hối hận v́ đă làm buồn phiền cha
mẹ. Sau khi hối lỗi, tác giả tự nguyện sẽ
sửa chữa lỗi lầm bằng cách siêng năng học
tập. Tinh thần tự giác sửa đổi của Lê
Quư Đôn đáng để bạn
trẻ ngày nay học tập.
TÁC
GIẢ
???
(@ Internet)