SU'U TÂ`M 24

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | HU'U~ ÍCH | NHÂN QUA? | NHÂN QUA? [tt] | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | TA.P GHI | TA.P GHI tt | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | TA.P GHI 48 | TA.P GHI 49 | TA.P GHI 50 | TA.P GHI 51 | TA.P GHI 52 | TA.P GHI 53 | TA.P GHI 54 | TA.P GHI 55 | TA.P GHI 56 | TA.P GHI 57 | CHUYÊ.N CÔ? | CHUYÊ.N CÔ? [tt] | CHUYÊ.N CÔ? 1 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | A?O THUÂ.T + TÀI T̀NH | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | THÚ VI. 1 | PHIM HAY | LINKS | CU'̉'I CHÚT CHO'I | TIÊ'U LÂM | SU'U TÂ`M TÊ'U

TA.P GHI 50

 

 

Mùa Xuân k chuyn chim Quc

(Hoàng Long Hải)

 

 

 

Mỵ Châu có hai tội: Phản quốc, làm tay sai cho giặc, và phản lại gia đ́nh, nói rơ hơn là phản lại cha, vua Thục, khiến Thục Phán phải rút gươm tự tử. Cả hai cái tội đó không có chủ ư, chẳng qua v́ thương chồng, Trọng Thủy, rồi bị Trọng Thủy lường gạt.

 

Lịch sử nhân loại, từ thượng cổ cho tới bây giờ, không thiếu ǵ mỹ nhân kế. Đàn ông thường hiếu sắc, dễ rơi vào cái bẫy của giai nhân, rồi bị hại, kể ra th́ cũng .. đáng đời. Một cô Mata Hari, nổi tiếng bên trời Âu trong thế giới chiến tranh thứ Hai, khiến nhiều người khâm phục. Nhưng đàn bà mà rơi vào cái "nam nhân kế" như Mỵ Châu, nếu không lạ đời th́ cũng ít có trong thiên hạ. Đàn ông v́ đàn bà mà tiêu đời, ít ai thương, nhưng trường hợp cái chết của Mỵ Châu, cũng không ít người thương.

 

Chuyện dùng nhan sắc đàn bà mà làm địch vận, không mấy ai chê. Nhưng dùng đàn ông mà làm địch vận, như trường hợp Trọng Thủy, đâu thấy có ai khen. Dùng nhan sắc mà lung lạc đàn ông là chuyện thường t́nh, nhưng lợi dụng ḷng thương chồng của một người đàn bà để mưu cầu chiến thắng, như trường hợp cha con Triệu Đà, chẳng "vinh quang" chút nào, đâu thấy ai khen hay!

 

Hành động như Triệu Đà là quá tàn nhẫn: Cho quân xâm lăng Âu Lạc, sau khi lấy được cái lẫy nơ, nhắm bộ vua Triệu không biết làm như thế là cố ư, - cố ư chứ không phải vô t́nh, v́ biết mà cứ làm là có chủ ư, - là giết Mỵ Châu hay sao ?! Triệu Đà không quan tâm đến cái chết-sống của Mỵ Châu! Nhưng Triệu không ngờ hành động xâm lăng ấy lại giết luôn cả con trai ông ta, Trọng Thủy. Ông Triệu không biết Trọng Thủy yêu vợ và chung t́nh với vợ đến như vậy, thành ra ông Triệu giết luôn cả con trai ḿnh.

Nh́n lại, cái tham vọng của bọn vua chúa, - ngày xưa, - và bọn cầm quyền ngày nay thật là đáng sợ, không có cái ǵ mà chúng không muốn làm, không dám làm, dù giết luôn vợ con. Về mặt táng tận lương tâm nầy, người Tàu ít chịu thua ai!

 

Mỵ Châu lấy cái chết mà trả món nợ phản bội ấy, làm mất nước và giết cha, dù không phải Mỵ Châu tự ḿnh t́m lấy cái chết, mà bằng cái vung gươm giận dữ của vua Thục, nghĩ cũng là đáng tội cho cô ấy. Nhưng dù chết rồi, ḷng chung thủy của Mỵ Châu vẫn không thay đổi, vẫn một ḷng với chồng. Những con trai ở biển Mộ Dạ, ăn những giọt máu của Mỵ Châu chảy xuống biển, rồi nếu ai đem cái hột trai của những con trai ấy, rửa bằng nước giếng ở thành Cổ Loa, nơi Trọng Thủy tự tử để chuộc tội với vợ, th́ hột trai đó sáng hẳn lên.

 

Tại sao sáng hẳn lên mà không tối đi. Nó phải tối đi v́ ba cái chết của ba nhân vật lịch sử trong câu chuyện nầy mới đúng chứ: Thục Phán, Mỵ Nương và Trọng Thủỵ Ba cái chết làm u ám cả bầu trời, cả ḷng người mà tại sao hột trai lại sáng lên?

 

 

 

Sáng lên là v́ ḷng chung thy đấy. "Lấy máu xương mà trả nợ núi sông" là trường hợp ông vua Thục. Sáng lên v́ ḷng chung thủy của Trọng Thủy và Mỵ Nương, c̣n hơn nợ t́nh Lan và Điệp, lấy cái chết mà trả cho nhau.

 

Tôi làm giáo sư môn "Văn chương B́nh Dân" (Bây giờ trong nước gọi là "Văn học Dân gian") mười năm, nghĩa là tôi dạy cho học tṛ chuyện cổ tích, chuyện thần thoại, v.v.. Tôi thấy một điều rất kỳ lạ và thích thú. Ấy là cái trí tưởng tượng của người xưa. Trong đời thực làm ǵ có chuyện trái tim Trương Chi hóa đá, làm ǵ có chuyện khi giọt nước mắt của Mỵ Nương nhỏ xuống chén trà v́ thương cho mối t́nh tuyệt vọng của Trương Chi, th́ chén trà vỡ tan ra thành nước, ḥa cùng giọt nước mắt của Mỵ Nương. Cũng như câu chuyện t́nh trên đây, làm ǵ có con trai nào ăn giọt máu của Mỵ Châu để đem cái hột ngọc rửa với nước giếng trong Loa Thành th́ ngọc sẽ sáng lên.

 

Chẳng qua là do tưởng tượng cả. Sự tưởng tượng nói lên ḷng thủy chung của t́nh yêu, của vợ chồng. Văn học thế giới cũng không thiếu chi chuyện thủy chung về t́nh yêu, về chồng vợ như chuyện cổ tích của ta, nhưng chuyện Tây phương, ở phần kết thường kèm theo gươm đao, máu me và thuốc độc. Chuyện của tổ tiên chúng ta ít máu mà lại nhiều nước mắt hơn, hoặc vui tươi hạnh phúc cho cả hai vợ chồng "cùng bay lên trời" như chuyện Chử Đồng tử và công chúa Tiên Dung. Chuyện của ta nhân hậu hơn nhiều. Có phải đó là do bản sắc dân tộc?!

 

Tàn một cuộc chiến, ai được, ai thua?

 

Triệu Đà được! Nhưng ḍng họ Triệu nầy làm vua thêm được bao lâu nữa? Một trăm năm sau, kể từ năm 208 trước Tây Lịch là năm vua Triệu chiếm Âu Lạc của vua Thục, đến năm 111 trước Tây Lịch, nhà Triệu bị nhà Hán tiêu diệt, nước Việt bắt đầu thời kỳ nô lệ một ngàn năm. "Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu" - (Trịnh Công Sơn).

 

Cái được, thua đó, người đời sau ghi lại khi đọc sử:

 

Đọc Sử

 

Giải bể ngàn đông bụi tít mù

 

Trải qua chớp mắt mấy ngàn thu

 

Thành Loa vừa thấy xây vua Thục

 

Ải Lạng quanh co đuổi giặc Ngô

 

Giấc mộng chẳng lâu mà chẳng chóng

 

Cuộc đời ai được lại ai thua

 

C̣n non, c̣n nước, c̣n thư thả

 

Chén rượu Trung Sơn hăy gật gù.

 

(Nguyễn Đỉnh Ngọc)

 

 

Chu Mạnh Trinh, vốn là một "khách phong lưu đa t́nh", xúc cảm sâu sắc hơn khi nghĩ đến "phụ tử t́nh thâm" và mối t́nh của Mỵ Nương dành cho chồng:

 

Cổ Loa hữu cảm

 

Lang quân t́nh trọng phụ ân thâm

 

Bất bạch kỳ oan trực đáo câm

 

Cơ trảo vô linh qui diệc khứ

 

Minh châu hữu lệ bạng do trầm

 

Hoàng bi cổ thụ thiên niên quốc

 

Bích hải dao thiên nhất phiến tâm

 

Tịch mịch tiên triều cung ngoại miếu

 

Đỗ quyên đề đoạn nguyệt âm âm

 

 

 

Tiên đàm dịch:

 

T́nh chàng dù nặng nghĩa cha sâu

 

Ôm ấp oan kia đến tận đâu

 

Nơ thiếu móng thiêng rùa lẩn bóng

 

Trai ch́m đáy nước lệ hoen châu

 

Bia tàn cây cỗi ngh́n thu hận

 

Bể biếc trời xa một mối sầu

 

Cung miếu triều xưa đây vắng ngắt

 

Trăng mờ khắc khoải quốc kêu thâu!

 

 

 

Có lẽ với những người hoài cổ, thích nhất là hai câu cuối của bài thơ nầy.

 

Với mỗi cá nhân, việc được thua không có ǵ quan trọng. Tiền tài, danh vọng, có nghĩa ǵ cho một đời người ? Ai cũng biết thế cả. "Càng nhiều danh vọng càng dày gian nan". Lời ca của Nguyễn Văn Đông trong bài "Chiều mưa biên giới": "Ḷng trần c̣n tơ vương khanh tướng, th́ đường trần mưa bay gió cuốn c̣n nhiều .." không làm cho ai mơ "công hầu khanh tướng" suy nghĩ hay sao ?

 

Nhưng vận nước th́ người ta không thể dửng dưng.

 

Quả thật là không?

 

Sau khi chết, vua Thục hóa thành con chim Quốc. Khi đó, ông tiếc ngai vàng, cứ đêm này qua đêm nọ, suốt năm canh, con chim cứ chữ "Quốc" mà gọi. Nhưng hàng trăm năm sau nữa, cái tiếng "khoắc khoải sầu đưa .." của con chim quốc mang "Hồn Thục Đế" không c̣n v́ cái ngai vàng nữa đâu! Và cho đến bây giờ, hơn hai ngàn năm sau câu chuyện "Thục Đế mất nước", ḷng người dân Việt Nam bao giờ cũng "Nhớ nước", dù họ có biết tới hay không câu chuyện lịch sử bi thương đó, dù có biết tới tiếng kêu của con chim Quốc!

 

Quốc, với người xưa là Nước, theo cách nh́n của giới sĩ phu ngày ấy, nó gắn chặt với một triều đại nào đó trong lịch sử. Do đó, với những người c̣n "Hoài Lê" thường gọi là "Hoài niệm Lê triều", mặc dù thời thế đă đổi thay, ḷng họ vẫn luyến lưu triều đại cũ, triều đại đă tiêu ma cùng với "cuộc hư trường":

 

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường

 

Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

 

Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,

 

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,

 

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

 

Nước c̣n cau mặt với tang thương.

 

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.

 

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

 

(Thăng Long thành hoài cổ - Bà Huyện Thanh Quan)

 

 

 

Cái hoài niệm ấy, không phải chỉ một lần làm thổn thức người đàn bà ấy, mà tới những mấy lần. Ở một lần khác nữa, người ta vẫn thấy cái t́nh ấy nguyên vẹn một mối hoài cảm: "Trấn Bắc hành cung cỏ dăi dầu, Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau .."

 

"Cố quốc" của bà Huyện là nhà Lê cũ đấỵ Mặc dù bà đă làm "Cung trung giáo tập" ở kinh đô Huế, cho triều đại mới, nhà Nguyễn - Gia Long. Cũng thêm một lần nào đó nữa, đi về giữa kinh đô và cố quận, bà vẫn "nhớ nước" như "Hồn Thục Phán": "Nhớ nước đau ḷng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia .."

 

 

 

"Hoài niệm Lê triều" là mối t́nh cảm, không phải chỉ một người, mà c̣n là của một giới sĩ phu ở đất Bắc, những người sinh ra và lớn lên dưới triều đại cũ, khi Vua Lê - Chúa Trịnh đang c̣n trị v́. Họ chứng kiến sự tiêu vong của chế độ ấy, rồi cuối cùng phải ra hợp tác vối triều đại mới, như những kẻ "hàng thần lơ láo". Thân xác th́ c̣n đấy, mà tâm hồn th́ ở những đâu đâu.

 

Cái tâm trạng đó, hiện ra rơ nhất trong truyện Kiều của Nguyễn Du.

 

Nhưng không phải chỉ ở truyện Kiều mà thôi đâu!

 

Văn học sử c̣n kể lại câu chuyện t́nh giữa Nguyễn Du với một người ca kỹ tài danh đất Thăng Long, khi cả hai c̣n trẻ, Nguyễn Du sống với anh là Nguyễn Khản ở Hà Thành. Thế rồi chiến tranh, bao nhiêu vật đổi sao dời, khi đă già, Nguyễn Du trở lại cựu kinh đô, lại gặp người ca kỹ ngày xưa ấy, nay cũng đă về già. Thấy người cũ, nh́n lại cảnh xưa, cảm thương cho thân phận ḿnh, cho thân phận người, - tương tự như trường hợp Bạch Cư Dị với người ca kỹ tài danh xưa ở đất Trường An được mô tả trong Tỳ Bà Hành -, tác giả Truyện Kiều không khỏi xúc cảm:

 

Long thành giai nhân

 

Tính thị bất kỳ danh

 

Độc thiện Nguyễn Cầm

 

Cử thành chi nhân dĩ Cầm danh

 

Học đắc tiên triều cung trung cung phụng khúc

 

Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất danh-

 

(Long thành cầm giả ca)

 

 

 

(Người đẹp Long thành,

 

Họ tên không ai rơ.

 

Riêng thạo ngón đàn cầm,

 

Người trong thành biết tên Cầm từ đó.

 

Học được khúc cung phụng trong cung cấm triều xưa,

 

Khúc tuyệt xướng nức danh trời người chưa dễ có)

 

 

 

Sắc đẹp của kỹ nữ, tài danh của cô chỉ là biểu tượng những ǵ đó của một triều đại cũ, mà Nguyễn Du đem ḷng nhớ tiếc không bao giờ nguôi.

 

Chính v́ cái hoài niệm Lê triều của đám sĩ phu Bắc Hà, khiến những nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa La Mă lợi dụng nó, muốn dựng nên một "Nước Bắc hà" phân ly khỏi sự cai trị của triều đ́nh nhà Nguyễn ở Huế. Mục đích của họ là chi vậy ? Một "nước Chúa" mà tất cả con dân là "dân Chúa" với một ông vua "ngoan đạo". Sự vùng vẫy một thời của "giặc tên Phụng" chứng minh cái âm mưu chia cắt Việt Nam ấy của các ông cố đạo. Đó là lư do tại sao các ông cố đạo chống lại hiệp ước 1862 giữa triều đ́nh Huế và Pháp xâm lược. Bởi v́ Rigault De Genuoilly cho rằng giám mục Pellerin là người nói láo, không tin vào ông giám mục nầy nữa nên thay v́ tiến ra Bắc như lời xúi giục của ông giám mục, ông lại cho tiến quân về Gia Định.

 

 

 

Thế rồi chiến tranh Pháp Việt ngày càng gay gắt, quyết liệt khiến cho cái tâm lư phân chia Nam Bắc, cái tâm lư "hoài Lê" hay "phục Nguyễn" không thể tồn tại. Trước mắt là kẻ thù xâm lược. Người Việt Nam cần phải đứng lên chống Tây, đâu cần ai có "hoài Lê" hay "không hoài Lê".

 

 

 

Con chim Quốc, bây giờ, không chỉ là "Hồn Thục Đế" mà chính là "Hồn Nước", "Hồn Tổ Quốc", "Hồn Dân Tộc". Cái ư niệm ấy được Nguyễn Khuyến mô tả một cách khéo léo trong bài "Quốc Kêu Cảm Hứng". Ông mượn câu chuyện cũ để nói đến cảnh nước mất nhà tan của thời đại ông:

 

Quc kêu cm hng

(Nguyn Khuyến)

 

Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ,

 

Đây hồn Thục Đế thác bao giờ.

 

Năm canh máu chảy đêm hè vắng,

 

Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.

 

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi?

 

Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?

 

Ban đêm ṛng ră kêu ai đó?

 

Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.

 

 

 

Đầu thế kỷ 20, khi cả vua cha (Thành Thái), vua con (Duy Tân) đều bị lưu đày, th́ "Quốc" không c̣n là "nước của vua Thục" mà chính là nước Việt Nam đă bị Pháp cướp mất vậy. Người ta thấy ư đó trong 10 bài "Tục Khuê Phụ Thán" của Thượng Tân Thị (Phan Quốc Quang):

 

Bài thứ 8:

 

Ba sanh biết có gặp nhau không

 

Hay lại như người cách trở sông

 

Non nước tin chờ thưa cánh nhạn

 

Đá vàng chi quyết nhẹ lông hồng

 

Kêu hồn Thục Đế chim quyên rũ

 

Than phận Hằng Nga bóng thỏ lồng

 

Nghĩ nỗi ḿnh đây thêm lắm nỗi

 

Nỗi thương con với nỗi thương chồng.

 

 

 

Người ta cũng không quên câu hát "đặt tên anh là Quốc" là "đặt t́nh yêu nước vào nôi" trong bài hát về anh hùng Phạm Phú Quốc.

 

V́ đang tiến lên "Chủ nghĩa Quốc tế Vô sản" nên người Cộng Sản không thể nào hiểu được ư nghĩa biểu tượng của con chim Quốc, là quốc gia. Ranh giới Quốc gia mờ nhạt đi trong cái "Chủ nghĩa Thế giới Đại đồng" đó, một thứ chủ nghĩa không tưởng đă làm chậm đà tiến hóa của nhân loại. Trong viễn tượng đó, họ không cần phải khơi dậy ḷng "yêu ngai vàng" hay "yêu nước" của các ông vua, từ Thục Phán đến vua Duy Tân. Theo "chủ nghĩa quốc tế" của họ, th́ "chủ nghĩa quốc gia" tất yếu là "phản động".

 

Khi đă yêu "chủ nghĩa xă hội", "thế giới đại đồng" th́ không thể "yêu một nhà vua yêu nước" bị lưu đầy và bỏ thân nơi xứ người như vua Duy Tân. Trong khi đó, ngay chính những người như vua Duy Tân th́ chỉ "yêu nước" mà "không yêu cái ngai vàng" của ông ..

 

Nhưng những người Việt Nam yêu nước th́ bao giờ cũng dành cho những nhà "vua yêu nước" một cái "ngai vàng" trong ḷng họ:

 

 

Tưởng niệm vua Duy Tân

 

(Cải táng về Huế tháng 4/1987)

 

 

Ước chi tới bến sông Hương

 

Đốt nhang mà lạy nắm xương lưu đày

 

Thế là đă trở về đây

 

Một con người tận chân mây cuối trời

 

Thịt da phiêu dạt quê người

 

Linh hồn vẫn ở lại nơi quê nhà

 

Ngai vàng vừa cũ vừa xa

 

Ánh vàng vương miện cũng là hư không

 

Mặt trời vẫn mọc đằng đông

 

Lăng minh quân vẫn dựng trong ḷng người

 

Bao triều vua phế đi rồi

 

Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ!

 

(Nguyễn Duy)

 

 

Không ít người, sau khi đi tù cải tạo về, không cần phải có chức phận ǵ to lớn, nhưng khi đi qua Dinh Độc lập, khi đi ngang Nghĩa trang Quân đội Biên ḥa, hay ngang qua một đồn bót cũ, nơi người ta đă từng trấn đóng ở đấy, hoặc ngay cả một nơi c̣n "dấu binh lửa nước non như cũ" họ trở thành "kẻ hành nhân qua đó chạnh thương". Quả thật ḷng ta có chạnh thương đấy, khi nghĩ tới những "hn thu tho", những "hn t sĩ", ai không khỏi ngậm ngùi!

 

Nhưng liệu rồi chúng ta có thể ôm lấy cái "hoài niệm cũ" ấy đến bao giờ? Thế hệ chúng ta sẽ "với thời gian lê vết máu qua đi." Con cháu chúng ta sẽ nh́n lại chúng ta như nh́n lại một quá khứ đau buồn, nhưng lịch sử đă khép lại một chương đầy máu và nước mắt của cha ông chúng.

 

Con cháu chúng ta sẽ không nh́n lại quá khứ để hận thù, mà phải nh́n tới tương lai để sống, để xây dựng một đất nước Phồn vinh và Tiến bộ, với Tự do và Nhân phẩm. Đất nước bấy giờ là của thế hệ trẻ ấy. Bảo vệ Đất nước và Tổ quốc là trách nhiệm của thế hệ trẻ ấy. Họ nh́n tới phía trước để sống, để xây dựng và chiến đấu.

 

Chế độ Cộng ḥa miền Nam đă sụp đổ, chế độ Cộng Sản Hà Nội không thể tồn tại thêm nữa. Thế hệ trẻ sẽ thực hiện lời như trong câu hát của Lê Thương, như một lời tiên tri mà Tổ tiên đă để lại cho họ:

 

"Cm chiếc gươm thân ph di truyn.  Chàng bế con trao li gươm bn. Ri ch vào sơn hà biến c. Trao nó đi gây li cơ đồ" ..

 

Vâng, chính họ là những kẻ xây lại cơ đồ cho Đất nước và Dân tộc.

 

 

 

HOÀNG LONG HẢI

 

 

(Minh Do sưu tầm và chuyển)

 

 

 

website counter