NGƯỜI
THÂN CUỐI
(Trần
Mộng
Tú)
Mona Ramouni ở
Michigan có một con pony, cùng đồng chủng với ngựa,
nhưng nhỏ hơn ngựa .Con pony chỉ cao lớn bằng
hai con chó nhưng chân dài nên nó đứng ngang hông cô. Mỗi
ngày nó và cô cùng đi đến lớp học của
người khiếm thị, khi cô ngồi học th́ nó cũng
luôn luôn đứng hoặc nằm sát chân ghế của cô.
Cô không thể di chuyển mà không có nó, nó là một con
ponyđă được huấn luyện để làm chức
vụ giúp đỡ. Pony là một "Trợ Tá" của
cô. Cô mù từ hồi mới được mấy tháng tuổi.
Sinh ra trong một gia đ́nh Muslim, nên cô không được
dùng chó giúp đỡ, v́ tôn giáo của cô cho con chó là một
giống vật không được sạch sẽ.
Con pony bé nhỏ,
trước khi gửi đến cho cô đă được
huấn luyện bởi những chuyên gia về vật lư
trị liệu. Không phải chỉ khi ra ngoài cô mới cần
tới nó, nó chính là người bạn đường tốt
của cô. Đời sống hàng ngày với bao nhiêu phức
tạp, có chuyện buồn, vui, nào cô cũng rù ŕ kể cho
nó nghe, nó lắng nghe chăm chú và cô cảm nhận
được nó đă nh́n cô với cặp mắt chia sẻ.
Nó như một vị bác sĩ tâm thần giúp cô biết thở
ra khỏi lồng ngực những muộn phiền. Khi cô
có một vết thương thể xác nhỏ, chỉ cần
đến nói cho nó biết, nó cũng biết dụi đầu
vào cô, xoa dịu cơn đau. Nó luôn luôn ở cạnh cô,
cùng ăn, cùng làm việc, học hành, giải trí. Cả hai
cùng săn sóc lẫn nhau bằng tất cả khả
năng của ḿnh.
Cô Mona không phải
là người duy nhất được súc vật giúp
đỡ. Và pony cũng không phải là súc vật duy nhất
trở thành một therapist. Những con chim két, khỉ, heo,
lừa và vịt, chó, mèo, sau khi được huấn luyện,
chúng cũng trở thành những người bạn thiết
cho những người bắt đầu bị lú lẫn
(dementia) và những em nhỏ bị bệnh tự kỷ
(autism),chúng c̣n là những người bạn giúp vui cho những
người già cô đơn. Ở những nhà già người
ta hay mang những con vịt, con lừa tới vui chơi,
thăm viếng người già. Các cụ háo hức chờ
chúng đến mang nguồn vui cho ḿnh, giống như khi
các cụ c̣n là những cha mẹ trẻ, háo hức mang con
nhỏ của ḿnh tới mấy cái trang trại cho các con
xem súc vật.
Ở khách sạn
Los Delfines thuộc Lima, Peru. Người ta xây một chiếc
hồ có nuôi cá dolphin. Phụ nữ có mang, tới đó cho
em bé trong bào thai được gặp mấy chú cá này. H́nh ảnh
một người phụ nữ trẻ, ngồi sát thành hồ,
lật áo, đưa chiếc bụng bầu ra cho một
chú Dolphin bơi với lên, dúi
cái mỏm dài hôn tới hôn lui vào bụng cô là một h́nh ảnh
vừa lạ mắt vừa đẹp. Những chuyên gia về
vật lư trị liệu cho biết, để cá voi mơn
trớn bụng bầu của người mẹ sẽ
giúp cho óc của thai nhi trong bụng tăng trưởng tốt
hơn. Khi dolphin vừa hôn bụng vừa phát ra những tiếng
kêu ư .. ư .. ư .. như reo lên nho nhỏ giúp cho nhịp đập
của thai nhi tăng lên, thai nhi có thể sẽ máy động
cùng một lúc hay mút các ngón tay ḿnh, trong khi đó người
mẹ sẽ thư giăn hơn, bớt lo sợ về sinh
đẻ. (Nên nhớ, dùng CD phát ra tiếng kêu của cá
Dolphin không giúp ǵ được trong những công việc
phát triển này).
Voi là một
con vật to lớn kềnh càng, người ta chỉ dùng
nó vào những việc lao động và kém mỹ thuật.
Một con vật chỉ có hai cái ngà được quư trọng,
ngoài ra "trăm voi không được bát nước sáo".
Nhưng ở Thái Lan, một nước nổi tiếng về
huấn luyện voi để phục vụ loài người,
voi được dạy thành họa sĩ, vũ công, cầu
thủ để hấp dẫn du khách. Voi cũng
được dùng làm phương tiện chuyên chở cho
những ông hoàng bà chúa của hoàng gia Thái Lan. Đặc biệt,
trong một trại nuôi voi, những chuyên gia vật lư trị
liệu đă huấn luyện cho một đàn voi thuần
hóa, thân thiện để các em bị bệnh tự kỷ
đến chơi với chúng. Các em được hướng
dẫn tắm voi, chơi với voi và săn sóc voi. Các em bớt
sợ hăi, tự tin hơn khi ḿnh chơi được,
săn sóc được với những con vật to lớn
gắp mấy mươi lần ḿnh.
Súc vật
thay cho con cháu
Bà Ann
được chuyển từ bệnh viện về
Hospice of St. John ở Lakewood, Colo., nơi bà nằm lại chờ
những giờ sau cùng. Bà ngoài 70 tuổi, bà bị bệnh
về thận, ra vào bệnh viện mấy năm liền,
bác sĩ cũng chán bà và bà cũng chán các bác sĩ. Bà không chết
nhưng bà càng ngày càng yếu đi. Các con cháu của bà,
người nào cũng đi làm, đi học. Chúng đón
đưa bà măi cũng oải người ra rồi, bà nằm
trong nhà già th́ cần người trông cả ngày cả
đêm, ai cũng nản. Lần cuối xuất viện,
bác sĩ quyết định đă đến lúc bà nên vào
Hospice. Bà vào đây mười ngày, rồi hai mươi
ngày bà chưa đi. Thể xác bà yếu đuối,
nhưng h́nh như đầu óc bà lại sáng ra. Bà nghĩ
đến tất cả những điều ǵ bà có thể
nghĩ được: từ cha mẹ, người yêu thời
đi học, người chồng (đă qua đời)
đến con, cháu, bạn thân, bạn sơ. Họ bỗng
biến đâu hết trong cuối đời bà. Hay là họ
vẫn c̣n đấy mà bà nh́n không ra. Bà thấy ḿnh rơi
vào một khoảng trống mênh mông, chỉ có cô đơn
làm bạn. Bà chợt hiểu ra con người đến một
ḿnh th́ ra đi cũng một ḿnh dù nh́n theo
hướng nào. Bà cũng có ba người con, hai dâu, một
rể, bốn đứa cháu, tất cả là mười
người, nhưng bây giờ bà chỉ có hai bàn tay giơ
ra trước mặt với mười ngón khô gầy.
Người
ta mang đến cho bà một con llama tên là Pisco, được
13 tuổi. Llama là loại lạc đà không bướu, một
động vật thông minh, chúng có thể học được
một số việc sau vài lần bắt chước.
Pisco được huấn luyện để làm bạn,
giúp đỡ những người cô đơn, làm giảm
cơn đau cuối cùng mà người đó phải gánh
chịu.
Không biết
người ta huấn luyện thế nào, không biết nó
cư xử giúp đỡ bà bằng cách nào mà bà Ann thấy
những ngày cuối của ḿnh trong cái hospice lạnh lẽo
này trở nên ấm áp, bà giơ tay ra vuốt được
vào cái thân thể đầy sức sống dưới gan
bàn tay khô khốc của ḿnh, những cơn đau của
bà dịu xuống. Mỗi ngày bà nằm chờ Pisco, khi
Pisco tới bà được đỡ ra ngồi trên
wheelchair, lăn về phía bạn, hay bạn tiến tới
phía bà. Pisco đứng thật sát vào bà, nh́n bà bằng
đôi mắt ấm áp, chia sẻ, thế thôi.
Pisco không
đến mỗi ngày được, nên bà phải chờ
và biết là Pisco thế nào cũng đến.
Khi bà Ann mất,
thân nhân của bà không có mặt, chỉ có y tá và người
bạn mới, Pisco.
Các con, cháu,
dâu rể của bà được thông báo. Họ tới
nơi, bà đă nằm im, nhắm mắt. Một bàn tay của
bà nắm chặt lại, người con gái mở tay mẹ
ra, một chiếc lông h́nh như của súc vật trong ḷng
bàn tay mẹ. Cô y tá cắt nghĩa, đó là lông của con
llama, tên là Pisco, người thân cuối cùng của bà.
Trần Mộng Tú
2/2013
(Diễm
Trinh sưu
tầm
và chuyển)