SU'U TÂ`M 24

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | HU'U~ ÍCH | NHÂN QUA? | NHÂN QUA? [tt] | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | TA.P GHI | TA.P GHI tt | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | TA.P GHI 48 | TA.P GHI 49 | TA.P GHI 50 | TA.P GHI 51 | TA.P GHI 52 | TA.P GHI 53 | TA.P GHI 54 | TA.P GHI 55 | TA.P GHI 56 | TA.P GHI 57 | CHUYÊ.N CÔ? | CHUYÊ.N CÔ? [tt] | CHUYÊ.N CÔ? 1 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | A?O THUÂ.T + TÀI TÌNH | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | THÚ VI. 1 | PHIM HAY | LINKS | CU'Ò'I CHÚT CHO'I | TIÊ'U LÂM | SU'U TÂ`M TÊ'U

TA.P GHI 43

 

Ngày Xuân đọc thơ vui Bo Sinh

(Nguyễn Trọng Tạo)

 

 

Tôi gặp Bảo Sinh (Nguyễn Bảo Sinh) ở quán bia Bầu Bạn, ông đang đọc thơ vui cho mấy người bạn nghe. Câu thơ nào của ông cũng làm mọi người phá lên cười. Mấy em "chân dài" thì cười đỏ mắt khi nghe câu:

 

Em dại tụt quần quá nhanh

Nếu mà tụt chậm em thành phu nhân.

 

Tôi nói đùa: Thơ ông mà dự giải Nobel chắc chắn đoạt giải liền. Ông tủm tỉm đọc:

 

Nghe phò đọc thuộc thơ ta

Sướng hơn được giải gọi là Nô-ben.

 

Đoàn Tử Huyến đọc nối vào 2 câu Bảo Sinh chưa kịp đọc:

 

Làm thơ được tử tù khen

Sướng hơn Văn Miếu khắc tên mu rùa.

 

Lại cười, vì thấy mấy em chân dài vừa cười vừa nhìn xuống phía bụng dưới.

 

Tôi lại nói: Anh cứ làm mãi thơ kiểu này thì tên anh càng ngày càng to đấy .. Bảo Sinh bảo, to nhỏ gì đâu, mình làm thơ chỉ để quảng cáo cho cái nghề nuôi chó của mình thôi mà. Rồi ông đọc tiếp:

 

Làm thơ nuôi chó chọi gà

Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ

Suốt ngày nửa tỉnh nửa mơ

Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà.

 

Thì ra là thế thật? Bảo Sinh giải thích: Chả là mình mê chó mèo, nuôi chó, chăm chó mèo rồi làm khách sạn 5 sao cho chó mèo ở, lại làm cả nghĩa trang chó mèo nữa. Mình làm thơ chẳng qua chỉ để PR cho thương hiệu "Sinh chó mèo" nổi tiếng. Nổi tiếng để khách người ta biết mà tìm đến với "Khách sạn chó mèo".

 

Tôi theo ông về ngõ 167 Trương Định thấy hiện tấm biển "Vương Quốc chó mèo - Resort Chó Mèo Bảo Sinh", với chiếc cổng mô phỏng cổng Ô Quan Chưởng được xây rất đẹp. Ông bảo mẹ ông ở Ô Quan Chưởng. Qua cổng, thấy bên trái hiện ngay một khách sạn 5 tầng rất đẹp, nơi đây có những căn phòng dành cho chó, mèo, có căn phòng làm shop thời trang, các dụng cụ đồ dùng, thuốc thang, nước hoa cho .. chó mèo. Thì ra rất nhiều người nuôi chó mèo đã chọn đây làm nơi gửi chó, điều trị bệnh và mua sắm cho con vật yêu quý.

 

Cả một khu đất khoảng 2.000 mét vuông, cây lá um tùm giữa lòng Hà Nội là khuôn viên thơ mộng của Bảo Sinh. Ở đây ngoài khu nhà ở, khách sạn chó mèo còn có hồ nước dựng tượng Quan thế âm Bồ tát, tượng chủ nhân Bảo Sinh và một nghĩa trang dành cho chó mèo .. Ông coi chó mèo cũng có linh như người, và cả đời gắn bó với chúng. Nhiều khách hàng đến đây mua chó mèo, gửi chó mèo, mua các vật dụng, thời trang, thức ăn, thuốc thang cho chó mèo, trong đó có không ít khách ngoại quốc. Và hơn nữa, Bảo Sinh chủ trương "Thơ - Đạo", trong đó có "đạo chó mèo". Nhiều tập thơ "Huyền Thi" của ông được phô tô đóng thành quyển nhỏ bằng bàn tay, bìa vàng chỉ để tặng bạn bè và khách hàng.

 

Nhiều câu thơ được truyền tụng trong dân gian là của Bảo Sinh. Ví dụ: "Ra đường sợ nhất công nông - về nhà sợ nhất vợ không nói gì" hay "Vợ là cơm nguội nhà ta - Lại là phở tái thằng cha láng giềng".

 

Ngày xuân, mời bạn dạo qua vườn thơ của Bảo Sinh để thưởng thức những hương vị đặc sắc của Niềm Vui.

 

Vài bài Thơ BO SINH

Đò ngang

Cùng chung một chuyến đò ngang

Kẻ thì sang bến, người đang trở về

Lái đò lái mãi thành mê

Sang về chẳng biết mình về hay sang

 

Cố tình

Chùa to Phật có to đâu

Phải chi tốt lễ dễ cầu Phật thương

Cố tình đốt quá nhiều hương

Khói xuống Âm phủ, Diêm Vương phạt tiền

 

Đạo vợ chồng

Đàn ông như thể cánh diều

Đàn bà cầm sợi tơ diều trong tay

Đừng già néo, kẻo đứt dây

Thả chùng xuống, để diều bay đúng tầm

 

Cực lạc

Tây trúc nào biết ở đâu

Cực lạc chỉ ở trong câu thơ này

Trông lên mình chẳng bằng ai

Trông xuống lại thấy chẳng ai bằng mình

 

Vô cớ

Vô cớ mua dây buộc mình

Thì đành nhờ cái vô tình gỡ ra

Tự nhiên buồn đến với ta

Tự nhiên buồn sẽ đi ra khỏi mình

 

Tự trào

Lã Bất Vi buôn cả vua

Hồ Xuân Hương chửi cả chùa lẫn sư

Bọn họ gan lớn mật to

Còn ta gan bé nằm lo sập trời

 

Tự bạch

Làm thơ nuôi chó chọi gà

Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ

Suốt ngày nửa tỉnh nửa mơ

Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà

 

Vô vi quán

Vô vi quán, quán vô vi

Vào trong xem thử có gì mua chơi

Ở đây bày cả đất trời

Vô vi quán chỉ mời người chân không

 

Vô vi quán, quán vô vi

Khách chân không thấy cái gì cũng mua

Túi càn khôn, chớ có đùa

Chân không chứa đủ cả vua lẫn trời

 

Vô vi quán, quán vô vi

Quán không nên chẳng có gì bán mua

Buồn đem tạo hóa ra đùa

 

Tiền

Khi mê bùn chỉ là bùn

Ngộ rồi mới biết trong bùn có sen

Khi mê tiền chỉ là tiền

Ngộ rồi mới biết trong tiền có tâm

 

Lên chùa

Vào chùa lễ phật thấy sư

Người người cúi lạy chiếc lư hương đồng

Miệng cầu sắc sắc không không

Đầy trời sắc, thế còn không đâu rồi

 

Tự hiểu

Nếu mình tự hiểu được mình

Trương Chi đâu có thất tình Mị nương

Nếu mình tự hiểu quê hương

Thì Từ Thức chẳng lạc đường trần gian

 

Tình đầu

Tình nào cũng mối tình đầu

Không ai đến được nơi đâu hai lần

Không gì cũ như mùa xuân

Mỗi lần xuân đến vẫn lần đầu tiên

 

 

NGUYN TRNG TO

 

(Ngc Sơn sưu tm, Ngc Trân chuyn)

 

website counter