Tháng mười
hai
(TRẦN
MỘNG TÚ)
Tuyết xuống .. Tuyết
xuống .. Tuyết xuống, mênh mông trên những cánh đồng
trống, đứng xa trông như những con sóng bạc
đầu, phủ trên những dẫy núi như một tấm
chăn dệt bằng ngân nhũ, chôn kín những ngôi nhà
như những món đồ chơi. Thậm chí người
ta c̣n đem cả tuyết giả rắc vào hay vẽ lên
bên trong khung cửa kính. Hàng cây không c̣n một chiếc lá muộn
màng, thay vào đó bằng những chiếc cành trong suốt,
trắng, lạnh, vươn lên không trung kéo xuống những
ngọn đèn mầu quấn chung quanh nó.
Tháng mười hai, dù những
năm gần đây một số dân của nước Mỹ
đă không muốn công nhận ngày 25 trong tháng mười
hai là ngày lễ thuộc về tôn giáo nhưng những ngọn
đèn muôn mầu vẫn thắp lên trên tất cả mọi
con đường, mọi mái nhà, mọi cửa hàng. Từ
những xóm lao động cũng lóe lên một chút ánh sáng
xanh đỏ, cho đến những quốc lộ hun hút
vắng người cũng có những ngọn đèn mầu
báo hiệu nỗi hân hoan của niềm vui đang đến.
Cả triệu triệu bóng đèn được thắp
sáng từ lúc mặt trời sắp lặn cho đến
sáng hôm sau. Bao nhiêu điện thế được sử
dụng trong suốt tháng mười hai? Bao nhiêu triệu
triệu tấm ḷng trên thế giới nao nức đón
ngày lễ cuối năm.
Tháng mười hai, tháng
của cho và nhận những tặng phẩm trần gian.
Từ gói kẹo nhỏ bọc trong giấy mầu buộc
một dải nơ đơn sơ, cho đến những
chiếc hộp lớn hơn với giấy gói rực rỡ,
với những dải nơ cầu kỳ giấu trong
đó những quần áo, giầy dép đắt tiền,
son phấn, nữ trang, đồ chơi, máy móc, điện
tử, thôi th́ cả ngàn thứ kể ra không bao giờ hết.
Người yêu tặng người yêu, vợ tặng chồng,
chồng tặng vợ, con cái tặng cha mẹ, ông bà cho
cháu.
Từ cửa hàng nối
tiếp cửa hàng đến nhà, nhà, khắp nơi khắp
chốn. Giầu sắm theo giầu, nghèo sắm theo nghèo.
Những núi quà mua vào, bán ra trong tháng mười hai đó có
bao nhiêu t́nh cảm chân thành thật sự được gửi
đi và được nhận đúng chỗ, đúng
người. Có bao nhiêu người trên thế giới lợi
dụng dịp lễ thiêng liêng này để mua chuộc một
thương vụ bất chánh gói trong gói quà rất nhỏ
mà giá trị thật không ngờ.
Tháng mười hai, những
người vợ, những em bé, những người cha,
người mẹ, gói thương nhớ thật đầy,
gói âu lo thật nhiều, gói những giọt lệ thật
mặn, cùng với thực phẩm khô gửi ra mặt trận
cho chồng, cha, con của họ đang đi giữa chiến
tranh. Họ không gửi quần áo hay đôi giầy đẹp
vào trong cái hộp đó được, v́ những thứ đó
với người đang đối diện với súng
đạn hàng ngày khó t́m được cơ hội nào
dùng đến. Người mẹ, người vợ, gói
vào đó những chiếc bánh nho nhỏ tận tay họ
cùng các con làm, những tấm thiệp viết tay, bằng
những gịng chữ nguệch ngoạc, t́nh thương
ngây thơ của em bé lớp một, lớp hai gửi cho
cha; hay đôi gịng chữ b́nh tĩnh, cứng cỏi của
cha già gửi cho con trai những lời thăm hỏi giấu
đi cảm xúc yếu mềm của t́nh phụ tử,
để con khỏi bận ḷng.
Đối với những
người lính Mỹ xa nhà, tháng mười hai là tháng buồn
đứt ruột. Trong gió cát và cái nóng điên người
của sa mạc Trung Đông họ nhớ sao là nhớ
đến những người thân yêu, họ mơ về
cái giá lạnh của mùa đông quê nhà. Cái ḷ sưởi giữa
nhà năm nay ai sẽ đốt lửa thay ḿnh? Ai cùng vợ
con đi dự lễ khuya, ai đưa cha mẹ đến
nhà thờ hay ai sẽ đứng bên cạnh nàng để
cùng hát bài "Đêm Thánh Vô Cùng"
Tháng mười hai, những
người Homeless đang co ro trong những túi ngủ ở
công viên, trên ghế đá, dưới gầm cầu hay ngay
trên vỉa hè, dưới một cái hiên nhô ra của một
cửa hàng. Họ chờ những tấm ḷng, những bàn
tay thiện nguyện mang thức ăn, mang quần áo ấm,
mang túi ngủ mùa đông đến cho họ. Từng
đoàn người lũ lượt rủ nhau nấu
ăn, thu xin chăn, áo, khắp nơi mang đến phục
vụ cho những kẻ vô gia cư này. Người cho và
người nhận đều sung sướng như nhau.
Người cho thắp lên cây
nến, ánh lửa lấp lánh
chiếu rực sáng trong ḷng họ, khi chuyển qua người
nhận ánh sáng đó phà vào ḷng người nhận sự ấm
áp được thương yêu. Một ngọn nến
mang lại hạnh phúc cho cả hai người. T́nh
thương giữa người với người không cần
phải nhân danh tôn giáo, nhưng cũng chính cái "Đạo"
mà người t́m đến với người.
Tháng mười hai là
tháng của âm nhạc và hội hè. Christmas Carole là một
truyền thống tốt đẹp bắt đầu của
Thiên Chúa Giáo, sau lan tràn sang Anh, sang Mỹ. Mỗi dịp lễ
Giáng Sinh, từng nhóm thiện nguyện: người lớn,
học sinh, rủ nhau mang nhạc cụ đến hát tại
các "Nhà Già" hay ngay trên đường phố cho trẻ
em thưởng thức. Những cỗ xe với ông già
Giáng Sinh huyền thoại, đi tới đi lui ban đêm
dưới phố ngập ánh đèn mầu, những
người mặc quần áo đỏ của Nut Cracker
đeo trống, ôm đàn, khua vang hè phố. Họ mang niềm
vui hạnh phúc ban phát hào sảng đến bất cứ
chỗ nào họ đến được. Những vở
kịch, những màn vũ, những buổi ḥa tấu âm nhạc
được tổ chức hầu như trong mọi
thành phố lớn, nhỏ. Vé phải đặt mua từ
cả một, hai tháng trước.
Những đêm hội hè
tháng mười hai của một đất nước
thanh b́nh, thịnh vượng, ai không mơ ước!
Tháng mười hai bước
vào nhà thờ, trong nhà thờ treo xuống từ trần một
ṿng tṛn có bốn cây nến, ba cây mầu tím và một cây mầu
trắng, vị linh mục mặc áo dài mầu tím, châm cây nến
mầu tím đầu tiên, cho tuần lễ đầu tiên.
Tuần lễ "Mùa Vọng
Giáng Sinh" bắt đầu. Vị chủ chăn nhắc
nhở chúng ta: "Thiên Chúa đă sinh ra trong máng cỏ thấp
hèn".
Người công giáo ngoài
việc sắm sửa tặng phẩm trần gian cho nhau,
c̣n dọn sẵn ḷng ḿnh một máng cỏ cho Chúa Hài Đồng
ngay từ tuần lễ đầu mùa vọng.
Những cọng cỏ
đó là những điều "Hiền" làm cho ngay những
người thân quyến trong gia đ́nh, những điều
"Lành" cho người bạn gặp gỡ thường
xuyên, những điều "Nhân" cho một người
lạ gặp t́nh cờ góc phố, những điều "Thiện"
cho những người ở bên kia đại
dương, hay ở một tỉnh khác, làng khác, quốc
gia khác, chỉ nghe thấy nói đến sự bất hạnh
của họ, chưa hề gặp mặt, thuộc tên.
Tháng mười hai hăy chất
thương yêu ấm áp, thơm tho như cỏ trong tâm hồn
mỗi chúng ta để Thiên Chúa có chỗ dọn vào.
Trần
Mộng Tú
(T.T.K.D sưu tầm và chuyển)