SU'U TÂ`M 24

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | HU'U~ ÍCH | NHÂN QUA? | NHÂN QUA? [tt] | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | TA.P GHI | TA.P GHI tt | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | TA.P GHI 48 | TA.P GHI 49 | TA.P GHI 50 | TA.P GHI 51 | TA.P GHI 52 | TA.P GHI 53 | TA.P GHI 54 | TA.P GHI 55 | TA.P GHI 56 | TA.P GHI 57 | CHUYÊ.N CÔ? | CHUYÊ.N CÔ? [tt] | CHUYÊ.N CÔ? 1 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | A?O THUÂ.T + TÀI T̀NH | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | THÚ VI. 1 | PHIM HAY | LINKS | CU'̉'I CHÚT CHO'I | TIÊ'U LÂM | SU'U TÂ`M TÊ'U

TA.P GHI 24

 

Ve văn

(Huy Lâm)

 

Trong giai thoại thi ca Việt Nam, người ta kể câu chuyện về hai câu lục bát:

 

Hỡi cô tát nước bên đàng,

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?

 

Trong một thời gian khá lâu trước đó, có lẽ v́ thấy câu thơ hay và đẹp nên người ta truyền miệng nhau đọc. Đọc riết rồi nhiều người lầm tưởng đó là hai câu ca dao. Cho đến khi tác giả của nó là nhà thơ Bàng Bá Lân lên tiếng, đồng thời ông c̣n có ư sửa lại câu thơ cho đúng với nguyên bản. Với đoạn đầu của bài thơ Tiếng thông reo như sau:

 

Trời cao, mây bạc, trăng tṛn,

Dế than hiu quạnh, tre buồn nỉ non.

Diều ai gọi gió véo von,

Cành xoan đùa ánh trăng suông dịu dàng.

Hỡi cô tát nước bên đàng,

Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi ?

 

Bàng Bá Lân được xem như là nhà thơ của đồng quê và Tiếng thông reo là bài thơ tiêu biểu của ông. Nếu bài thơ ngưng ở đây th́ nó cũng đă là một bài thơ hoàn chỉnh. Với h́nh ảnh và âm thanh của miền thôn quê, có trăng trên cao, có mây lờ lững, có tiếng dế kêu, tiếng cành lá tre cọ nhau, tiếng sáo diều véo von trong chiều muộn. Và với màu vàng của ánh trăng loang loáng sóng sánh trong chiếc gàu tát nước của cô thôn nữ mới đẹp làm sao.

 

Tất cả những h́nh ảnh trên chỉ có thể có được ở nơi thôn dă. Ở thành thị khi cần tát nước, người ta lôi ngay cái máy bơm ra. Nếu là máy chạy bằng điện th́ người ta t́m chỗ cắm điện. Nếu là máy chạy bằng xăng dầu th́ kéo cho nó nổ rồi để chạy suốt ngày đêm không ngưng nghỉ. Chiếc máy bơm như thế sẽ không cần phải lâu lâu dừng lại nghỉ lấy sức hay đưa tay áo lau vài giọt mồ hôi trên trán. Nó chỉ biết hùng hục làm việc. Người viết đă từng thấy những chiếc máy bơm 10, 20 mă lực có thể bơm vài trăm lít nước một phút. Với khả năng làm việc như vậy sẽ không có sức người nào b́ kịp. Nó cứ lù lù một đống và tiếng kêu của nó có thể làm đinh tai nhức óc nhiều người.

 

Do đó, chiếc máy bơm nước sẽ không thể nào gây cảm hứng để thi sĩ viết nên những câu thơ lăng mạn như trong thơ Bàng Bá Lân. H́nh ảnh một khối sắt sẽ không thể nào so sánh được với h́nh ảnh dịu dàng khoan thai của cô thôn nữ với chiếc gàu tát nước. Khối sắt mà đưa vào trong thơ th́ chỉ làm hư thơ.

 

Và nếu bài thơ chỉ dừng lại ở đó th́ nó c̣n gợi trí tưởng tượng của người đọc đi xa hơn nữa để đoán già đoán non rồi chuyện ǵ sẽ xảy ra sau đó. Bởi hai câu lục bát "Hỡi cô tát nước bên đàng/Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi ?" mặc dù chưa hẳn là câu nói tỏ t́nh nhưng rơ ràng nó là lời ve văn của một anh chàng thanh niên nào đó vô t́nh đi ngang qua, trông thấy cô thôn nữ đang tát nước bên bờ ruộng đă khiến ḷng anh rung động và anh muốn làm quen. Anh thả ḥn sỏi vào hồ nước để thăm ḍ. Nếu cô mỉm cười với anh hoặc không có phản ứng ǵ th́ anh tiến thêm bước nữa. Anh sẽ buông những lời tỏ t́nh để lấy ḷng cô gái. Anh có thể thành công nhưng cũng có thể gặp thất bại. Những lời tỏ t́nh sẽ không hứa hẹn bất cứ một kết quả nào. Nhưng một vài câu ve văn là bước đầu cho anh cơ hội để mở ra những cánh cửa khác.

 

Các nhà chuyên môn định nghĩa ve văn là hành vi mơ hồ với ngụ ư t́nh cảm hoặc đôi khi c̣n tiềm tàng tính dục và có mục tiêu rơ rệt. Nói cách khác, con người ta ve văn là có chủ đích. Nhưng bởi v́ ve văn là hành động thăm ḍ đối phương nên ta không để lộ rơ chủ đích mà cứ để cho đối phương đoán thử. Thế nên ve văn c̣n là tṛ chơi và v́ vậy nó gây cho người ta cảm giác thích thú.

 

Ve văn là bản tính tự nhiên của con người và nó biến hóa theo thời gian. Các nhà khoa học nói rằng cử chỉ ve văn được biểu lộ để duy tŕ và tiếp nối ṇi giống của loài người, bằng cách giúp người đàn ông đi t́m bạn t́nh và giúp đàn bà định giá trị người bạn đời tương lai, cũng như những cam kết hứa hẹn của hắn trước khi tiến xa hơn nữa.

 

Ve văn là hành động rất b́nh thường. Nhiều người trong chúng ta đôi lúc thích ve văn bạn bè, người đồng sở hoặc thậm chí ngay cả những người không quen biết gặp ngoài đường. Nhưng nếu khi ta đang trong một mối quan hệ sâu xa với ai đó th́ sự ve văn với một người khác sẽ thành phức tạp hơn. Một lời ve văn có thể chấp nhận được không chỉ tùy thuộc trên khái niệm ta đặt ra mà c̣n tùy thuộc vào cái phần nửa quan trọng kia của ta cảm thấy thế nào nữa. Nếu trong trường hợp bạn cố t́nh dấu diếm điều bí mật th́ hầu như chắc chắn là bạn không chỉ đang ve văn một người mà bạn c̣n đang ve văn với một tai họa nữa đó.

 

Vậy th́ làm sao ta có thể biết được một người đang ve văn hay chỉ tỏ ra thân thiện? Thật không dễ có câu trả lời rơ ràng. Nhưng v́ không có câu trả lời chắc chắn nên chuyện ve văn mới gây nhiều hứng thú.

 

Đa số chúng ta biết đó là hành động ve văn khi chúng ta nhận thấy như thế. Nó có thể được thể hiện bằng lời nói, ở dạng lời khen, đùa cợt và trêu ghẹo, hoặc nó có thể là một nụ cười, một ánh mắt nh́n chăm chú, cử chỉ hất lại mái tóc hay bàn tay của người này đặt trên cánh tay của người kia. Và dĩ nhiên, nó có thể là một bức điện thư hay một lời nhắn qua điện thoại di động, kèm theo là h́nh vẽ một khuôn mặt đang nheo mắt hay cười t́nh.

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy con người ta ve văn với nhiều lư do khác nhau. Có người ve văn v́ đang đi kiếm một người bạn t́nh. Nhưng cũng có người ve văn chỉ v́ thích ve văn. Theo giáo sư Dave Henningsen của trường Đại học Northern Illinois so sánh ve văn cũng giống như chơi thể thao. Một người giao bóng th́ người kia đón bóng, và nếu thấy thích th́ giao bóng lại. Cả hai người cùng chơi chung một tṛ chơi như thế sẽ tạo cơ hội để hai người có thể xây dựng mối quan hệ lâu bền.

 

Đôi khi ve văn là để thăm ḍ xem mối quan hệ t́nh cảm với người kia đang ở giai đoạn nào, đă có tiến triển hơn chút nào không. Hoặc khi mối quan hệ đó đă có rồi th́ một vài lời ve văn có thể giúp làm tăng thêm mức độ thân mật lên, hâm cho t́nh cảm ấm hơn một chút. Và có người ve văn là chỉ để cố đạt được điều họ mong muốn có được như một ghế ngồi tốt hơn trên máy bay, mua vé vào rạp hát mà không phải xếp hàng như những người khác, hoặc mua được món đồ với giá hời v.v..

 

Theo một nghiên cứu của trường Đại học Kentucky nói rằng ve văn người bạn đời có thể giữ cho hôn nhân được hạnh phúc. Cũng cuộc nghiên cứu này cho biết là những người đang yêu nhau nên ve văn nhau nhiều hơn v́ làm thế sẽ giúp giảm thiểu những xung khắc và khi ve văn nhau th́ cứ thật tự nhiên như đang ở chốn riêng tư. Và khi những người này siêng năng ve văn nhau th́ họ c̣n cảm thấy bằng ḷng nhau hơn và sợi dây t́nh cảm giữa hai người được thắt chặt hơn.

 

Nhưng nếu là hai người không quen biết th́ những cử chỉ ve văn dễ đưa đến hiểu lầm. Kết quả nghiên cứu của trường Đại học Northern Illinois cho biết đàn ông thường hay đánh giá quá cao ư muốn của phụ nữ và khi vừa thấy một vài cử chỉ ve văn th́ tưởng ngay là người phụ nữ đó muốn gần ḿnh. Thật là bé cái lầm.

 

Mà sự ve văn giữa nam và nữ cũng có những quan niệm khác biệt nhau. Các nhà nghiên cứu thấy rằng khi phụ nữ ve văn có phần lả lơi th́ đàn ông thấy họ có sức hấp dẫn hơn. Nhưng khi đàn ông ve văn kiểu này th́ lại là thất bại v́ phụ nữ thấy họ vừa huênh hoang lại vừa vô duyên. Đây cũng là bài học quư giá cho các ông.

 

Thế nên có người nói rằng ve văn đôi khi mang lại cho ta nhiều thuận lợi, đôi khi không. Nhưng ve văn là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhất để mang đến một ngày tốt đẹp hơn. Thật là chí lư. Thi sĩ là những con người ṇi t́nh. Trước đây lúc c̣n trẻ, Nguyễn Bính có lần đi qua vườn mơ chợt thấy thấp thoáng h́nh ảnh cô thiếu nữ đang hái mơ làm ông động ḷng bèn buông mấy câu thơ:

 

Hỡi cô con gái hái mơ già!

Cô chửa về ư? Đường c̣n xa

Mà ánh chiều hôm dần sắp tắt

Hay cô ở lại về cùng ta.

 

Thi sĩ của chúng ta không chần chừ mà tiến nhanh tiến lẹ. Từ ve văn bước ngay qua tỏ t́nh chỉ trong mấy câu thơ. Tài thật.

 

 

Huy Lâm

 

(Đỗ Th Minh Giang sưu tm và chuyn)

 

 

website counter