T́nh yêu
trong tác phẩm Phạm Thị Hoài
(NGUYỄN HƯNG QUỐC)
Nhà văn Phạm
Thị Hoài, giống như Nguyễn Huy Thiệp, cũng
nh́n vấn đề t́nh yêu với một cặp mắt
đầy ngờ vực. Nhân vật xưng "tôi"
trong cuốn tiểu thuyết Marie Sến nhận xét về
ḿnh và đám bạn bè quen biết của ḿnh:
"Ôi t́nh yêu của chúng tôi cuối thế kỷ
hai mươi sặc mùi truyện cũ mốc meo, mùi hiệp
khách và giai nhân, như thế là chúng tôi trai nước Việt
quyết tiến bộ trên cơ sở một lạc hậu.
Trông bề ngoài có thể cả sáu thằng đều là
công dân thời đại, không lạ cái computer, biết
đổi đô-đê ra đồng, đă thôi chùi đít bằng
giấy báo và chấp nhận phần nào luật giao thông,
nhưng bên trong, tôi đảm bảo rằng trái tim thằng
nào cũng tụt lại vài thế kỷ."
(1)
Khác với
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài có vẻ muốn
truy vấn đến cùng diện mạo thật của
t́nh yêu hiện đại. Nỗ lực ấy có thể
được nh́n thấy qua cách bà xây dựng các bối cảnh
câu chuyện: phần lớn là nhà ở.
Bối cảnh của "Man nương" là một
căn pḥng "bốn mét nhân bốn mét rưỡi nhân hai
mét tám"; của truyện "Kiêm ái" là một
"căn buồng như một ga tàu treo mạo hiểm
trên tầng năm"; của "Những con búp bê của
bà cụ" là một căn nhà sạch sẽ, "tuyệt
vô trùng"; của "Thực đơn chủ nhật"
là một cái pḥng và một cái quán; của "Năm
ngày" là một căn pḥng và một cái .. giường.
Mà không phải
chỉ có truyện ngắn; truyện dài của bà cũng
thế. Thiên Sứ mở đầu bằng một căn
pḥng mười sáu mét vuông. Marie Sến cũng là chuyện
xảy ra trong nhiều căn pḥng, trong đó có những
căn pḥng được xuất hiện một cách cố
ư, ví dụ, giới thiệu ông Viện trưởng trong
cơ quan chưa đủ, Phạm Thị Hoài c̣n kéo độc
giả về tận căn pḥng ông ấy ở.
Có thể nói
không gian gia đ́nh là một trong những ám ảnh lớn
của Phạm Thị Hoài. Nhưng cũng có thể nói
đó không phải là một ám ảnh về hạnh phúc, về
một thứ "tổ ấm" như văn
chương lăng mạn Việt Nam ngày trước thường
thêu dệt. Đó là một ám ảnh về những tính
cách và những quan hệ trong xă hội.
Những quan
hệ ấy biến đổi theo từng truyện,
nhưng hầu như ở đâu cũng có một điểm
giống nhau: tầm thường và nhạt nhẽo, hay nói
như lời một nhân vật phụ trong truyện
"Kiêm ái", vốn làm nghề thu tiền điện: "đến nhà
nào cũng thấy một con đực và kè kè bên nó một
con cái, không rơ có phải của nhau hay không, nhưng xem ra cố
định. Nhà nào cũng thế, khiến ông ta nghẹn
ngào." (2)
Người
thu tiền điện nghẹn ngào. Nhân vật xưng
"tôi" trong Marie Sến cũng nghẹn ngào như thế:
"Nói chung cái quan hệ đực cái ở
ta nó nhếch nhác méo mó trong phạm vi toàn quốc, không chỉ
riêng nơi tôi. Đàn ông dương vật buồn thiu,
đàn bà cạn khô suối t́nh. Chỗ nào rào rạt biển
t́nh th́ là một biển cải lương chết ch́m, một
biển cải lương rất sến."
(3)
Tránh nh́n vào
"biển cải lương", Phạm Thị Hoài chỉ
thấy những sự tầm thường và nhạt nhẽo.
Không có chút thiêng liêng nào, đă đành; nó cũng không có cả
sự thơ mộng nữa. Mọi mối t́nh h́nh như
mang một bộ mặt giống nhau: tầm thường
và nhạt nhẽo.
Hằng,
trong Thiên Sứ, khi quyết định lấy chồng,
đă nhờ em gái ḿnh viết tên các t́nh nhân trên giấy
để bắt thăm: "Đằng nào chả thế, em nhỉ,
họ có khác ǵ nhau." (4) Cô gái trong
"Thực đơn chủ nhật" nghĩ đến
ngày ḿnh lấy chồng một cách chán chường: "Sau này nhất định tôi sẽ lấy
chồng. Những lúc tan hoang như thế này có chút đàn
ông bên cạnh và nếu được hôn nữa th́ ngày
cũng trôi qua." (5)
Người
đàn ông trong truyện "Một anh hùng" kể về
quan hệ giữa anh ta với vợ: "tôi đă rót đều đều về
nhà mỗi tuần một lượng tinh trùng cần thiết
để duy tŕ hạnh kiểm của cả đôi bên,
cũng như mỗi tháng rót tiền mặt, mỗi năm
rót dần những vật dụng mà cô ấy ước
ao, toàn những thứ chiếm chỗ trong nhà để đuổi
tôi ra ngoài đường." (6)
Người
đàn ông trong "Năm ngày" th́ thú nhận: "t́nh yêu của
tôi như cánh tay tê như ngón chân chuột rút, khó chịu lắm
nhưng không cắt phăng đi được. T́nh yêu của
tôi như bộ mặt cau có của ông Viện trưởng
mỗi sáng thứ hai họp giao ban có người đến
muộn, ngấy đến cổ nhưng là thiết
thân." (7)
Để có
thể thưởng thức những kẻ thanh lịch và
những mối t́nh đẹp, cô gái bán hàng trong truyện
"Second-hand" nghĩ ra cách: mua đầu máy video để
xem phim bởi v́ "Bọn thanh lịch ở tuốt trong phim,
trước khi yêu đương chúng thong thả tán tỉnh
gần hết tập." (8) C̣n cô gái trong
"Chín bỏ làm mười" th́ kể lể và nhận
xét về chín người đàn ông đă đi qua đời
cô một cách b́nh thản, lạnh lùng và bàng quan cứ
như là đang b́nh luận về những bộ quần
áo ḿnh đă mặc. Khi chia tay với người t́nh thứ
chín, cô chỉ thoáng chút bùi ngùi: "Thôi th́ anh là người thứ chín."
(9) Dường như cô đang phân vân không biết bao giờ
th́ gặp người t́nh thứ mười!
Không ở
đâu bộ mặt tầm thường và nhạt nhẽo
của t́nh yêu được mô tả một cách tập
trung và sắc sảo như là trong truyện "Man
nương". Cũng giống như truyện "Nhà có
cửa khoá trái" của Trần Thị Ngh. ở Sài G̣n trước năm 1975, đây là
câu chuyện về một vụ ngoại t́nh. Nhưng nếu
"Nhà có cửa khoá trái" là chuyện ngoại t́nh giữa
"chàng" và "nàng", đẹp đẽ và lăng mạn,
ở đó có lúc nàng mê chàng: "Tất cả những động tác
chàng làm, những thói quen của chàng đối với tôi
như một thứ rượu làm nghiện. Tôi muốn hớp
cả đời sống chàng"
(10); th́ "Man nương" lại là chuyện ngoại
t́nh của hai kẻ tầm thường, cực kỳ tầm
thường, và quan trọng nhất, họ hoàn toàn có ư thức
về những sự tầm thường ấy. Người
đàn ông biết ḿnh tuyệt đối không có ǵ đặc
biệt, và biết người yêu của ḿnh biết là
ḿnh tuyệt đối không có ǵ đặc biệt, kể
cả cái chỗ đặc biệt nhất của người
đàn ông cũng chỉ là "một cục xám nâu thảm hại không
đáng một cái liếc mắt của trường phái nạ
ḍng âm thầm từng trải."
(11) Anh ta cũng biết rơ sự tầm thường của
người t́nh của ḿnh:
"Tôi cũng đă nh́n thấy em không phải
một trang mỹ nữ với đùi dài thẳng tắp
với ngực vênh vểnh và tóc xơa xơa. Man nương, em chẳng
có ǵ giống thế. Đă bao lần em đứng trước
gương không biết nên trách khuôn mặt hay trách mái tóc
hai thứ nhất định không cùng êkíp. Rồi cả
hai lại hoàn toàn độc lập với những ǵ c̣n lại.
Đă bao lần em gắng thu xếp một tư thế
lư tưởng nào đó lúc th́ giấu giếm ngực lúc
xua đuổi hai cái xương chậu và chủ yếu
là thủ tiêu những đường cong ngược, ôi
Man nương!" (12)
Nếu trong
"Nhà có cửa khoá trái" hai nhân vật lao vào nhau như
lao vào một cuộc phiêu lưu, như lời cô gái tự
nhủ "Nếu
dan díu với đàn ông có vợ là tội lỗi th́ đó
là một thứ tội lỗi rất quyến rũ."
(13) ở đó, người ta có thể bị lôi cuốn,
có thể say đắm, "Đêm, sau đó đẹp như một
cơn mưa, chàng xối lên tôi cơn mưa nồng nhiệt
hạnh phúc"; (14) trong "Man
nương", ngược lại, hai nhân vật ngoại
t́nh với nhau như hai công chức đến .. sở
làm. Họ gặp nhau vào những giờ nhất định.
Nói với nhau những câu quen thuộc nhất định.
Làm một số những động tác quen thuộc nhất
định. Âu yếm nhau theo một thói quen nhất định.
Và cuối cùng, ăn nằm với nhau dường như
cũng theo một công thức nhất định.
" .. Tôi đỡ em nằm xuống. [..]
Tôi ôm em một lúc vừa ôm vừa quạt vẫn phẩy
đi là Madonna phẩy về là Maradona. Được khoảng
trăm cái tôi mỏi tay em cũng tự động nhích ra.
Đến lượt những câu chuyện bâng quơ. Có
ǵ mới không em, có ǵ mới không anh, hai câu hỏi và hai cái
lắc đầu thế là hết năm phút [..] Làm sao tôi
tin được đây là không gian ái t́nh.
Em nhổm dậy xoay lưng cởi áo, tôi
cũng nhổm dậy xoay lưng. Bên nào ra bên ấy không có
cảnh ngổn ngang vô chủ. Trung thành với truyền thống
mảnh trong vẫn ở trong mảnh ngoài vẫn ở
ngoài ngăn nắp trên sàn. [..] Rồi chúng ta cùng quay nhanh lại
cùng trườn vội vào ḷng nhau cùng nh́n sâu vào mắt nhau
thế là mắt khỏi chạm vào những chỗ khác.
Tay cũng thế môi cũng thế nói chung cái nào vào cái ấy
rồi tất cả cùng trật tự đi tới
đích, hoặc thỉnh thoảng cũng không đi tới
đích. Tinh thần nói chung là không sáng tạo.[..]"
(15)
Nếu trong
"Nhà có cửa khoá trái", khi rời căn nhà của
người t́nh, cô gái c̣n bịn rịn nh́n lại lần
cuối, đủ để thấy những sợi tóc
c̣n sót trong chăn gối, c̣n bâng khuâng muốn để
dành một chút cặn trong "cái ly bôi ḿnh nhắp cạn
rồi", th́ trong "Man nương", người
đàn bà ra đi với "một nửa nụ cười
hiền nhàu nát", c̣n người đàn ông th́ định
bụng tặng cho người yêu một nhành cây xanh
nhưng cuối cùng cũng quên bẵng đi mất v́
"bận rộn". Có cảm tưởng cuộc t́nh
của họ chỉ là một giấc mơ thoáng qua chứ
không có thực bao giờ.
Nếu chuyện
t́nh trong "Nhà có cửa khoá trái" được nh́n bằng
cái nh́n của người ngoại cuộc th́ chuyện
t́nh trong "Man nương" được nh́n bằng
cái nh́n của một nhân viên thí nghiệm, vừa rốt
ráo vừa lạnh lùng, lạnh lùng đến độ phũ
phàng.
Phạm Thị
Hoài thường xuyên nhắc nhở người đọc
chuyện t́nh bà đang kể là thực tế,
là cuộc
đời, khác hẳn với những
ǵ người ta "nghe nói" và nhân vật của bà
không phải là những "nhân vật chính trong tiểu
thuyết bán chạy nhất". Bằng biện pháp đối
chiếu "thực tế" và giả tưởng
như thế, Phạm Thị Hoài cứ từ từ bóc dần,
bóc dần những huyền thoại và những son phấn
ra khỏi t́nh yêu để t́nh yêu hiện trơ ra như một
cành cây đă trụi hết lá và hoa. Chỉ c̣n xương
xẩu sần sùi.
Và những
"xương xẩu sần sùi" ấy lại xuất
hiện ngay chính giữa đáy sâu tâm hồn con người.
Đọc "Man nương" không thể không chú ư
đến giọng văn: từ đầu đến cuối
chỉ là một lời độc thoại nội tâm của
gă đàn ông. Nó vừa chân thực vừa thiết tha lại
vừa chán chường làm sao. Th́ cũng vẫn là t́nh yêu,
nhưng đó là thứ t́nh yêu mệt mỏi, lấy
được. H́nh
như trong văn chương Việt Nam, chưa bao giờ
có thứ t́nh yêu nào thiếu máu và xanh xao đến như vậy.
Hơn nữa,
dường như Phạm Thị Hoài muốn xem đó
không phải là một hiện tượng cá biệt khi
đặt tên nhân vật nữ chính là Man nương. Có thể
hiểu Man nương là tên một nữ thần Việt Nam,
cũng có thể hiểu là một phụ nữ c̣n man dại,
nói như Nguyễn Bính, c̣n đầy "hương đồng
gió nội", hay nói theo ngôn ngữ hiện nay, đầy
tinh thần truyền thống.
Dù hiểu
theo nghĩa nào th́ h́nh ảnh của Man nương cũng
ít nhiều có tính cách "điển h́nh": nó là điển
h́nh cho thứ t́nh yêu của những kẻ giống hệt
nhau từ cách ăn mặc đến cách đi đứng,
nói năng, ứng xử và cả cách suy nghĩ cũng
như cách cảm xúc, những kẻ nam không ra nam, nữ
không ra nữ, ở đó, nữ th́ b́nh quyền với nam
bằng cách, nói theo Phạm Thị Hoài, trong Marie Sến, "bán sạch những
ưu điểm của đàn bà để mua về những
khuyết điểm của đàn ông",
c̣n nam th́ "lười thối thây và phét lác. Mồm
thối hoăng thuốc lào. Cả tuần tâm hồn không
động đậy, dương vật buồn thiu. Mỗi
ngày teo đi một ít giới tính."
(16)
Có thể nói
nếu trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, t́nh yêu
bị đè bẹp bởi ḷng tham lam th́ trong tác phẩm của
Phạm Thị Hoài, t́nh yêu bị biến dạng v́ chủ
trương xoá bỏ cá tính và bào ṃn giới tính tại Việt
Nam trong suốt mấy chục năm vừa qua. Nếu nh́n
rộng hơn một chút, sang một số cây bút tài hoa
khác, chúng ta cũng bắt gặp một t́nh trạng
tương tự: ở Trần Vũ, t́nh yêu bị quyền
lực lấn át; ở Đỗ Kh., bị t́nh dục lấn
át. H́nh như ở đâu t́nh yêu cũng không nguyên vẹn là
t́nh yêu. Ở đâu nó cũng mang cái vẻ, nói như Thanh
Tâm Tuyền ngót nửa thế kỷ trước, "tiều tụy khốn khổ,
chịu đựng hất hủi như cả một cuộc
đời." (17)
Chú thích:
1.Phạm Thị Hoài (1996), Marie Sến,
Thanh Văn, California, tr. 91.
2.Phạm Thị Hoài (1998), Thực
đơn chủ nhật, Brandl & Schlesinger, Sydney, tr. 44.
3.Phạm Thị Hoài (1996), sđd,
tr. 77.
4.Phạm Thị Hoài (1995), Thiên Sứ,
nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội, tr. 85.
5.Phạm Thị Hoài (1998), sđd,
tr. 26.
6.n.t., tr.133.
7.n.t., tr. 95.
8.n.t., tr. 71.
9.n.t., tr. 94.
10.Truyện ngắn này được
in lại trong cuốn Truyện miền Nam, tập 2, của
Vơ Phiến (1993), Văn Nghệ xuất bản tại
California, tr. 185.
11.Phạm Thị Hoài (1998), tr. 116.
12.N.t., tr. 187.
13.Vơ Phiến (1993), sđd, tr. 179..
14.N.t., tr. 187.
15.Phạm Thị Hoài (1998), tr.
124-5.
16.Phạm Thị Hoài (1996), tr. 16.
17.Thanh Tâm Tuyền, "Nỗi buồn
trong thơ hôm nay", Giai phẩm Văn số ra ngày
8.11.1973, tr. 68.
Blog
NGUYỄN HƯNG QUỐC