MỘT M̀NH VỚI PHÁP
(Thiền
sư Ajahn Chah)
Thiên hạ có thể nh́n quí vị
mà cảm thấy rằng cách sống của quí vị, sự
hứng thú của quí vị đối với Dhamma (giáo
pháp) chẳng có nghĩa lư ǵ cả. Người khác th́ nói rằng
nếu muốn thực hành giáo pháp quí vị hăy xuất gia
đi. Xuất
gia hay không xuất gia, đó không phải là điều quan
trọng. Điều quan trọng là quí vị thực
hành giáo pháp như thế nào.
Các cư sĩ tại gia sống
trong thế giới yêu đương, ham muốn. Họ
có gia đ́nh, tiền bạc, của cải, và bận rộn
với rất nhiều công việc. Tuy nhiên đôi khi họ
cũng có được sự hiểu biết thấu
đáo và hiểu trước cả các tu sĩ. Tại sao
như vậy? Đó là v́ họ trải qua khổ đau với
tất cả các thứ kể trên. Họ thấy rơ sai lầm
và có thể buông bỏ. Họ có thể bỏ gánh nặng
xuống sau khi thấy rơ bằng chính kinh nghiệm của
ḿnh. Thấy được tác hại và buông bỏ th́ họ
làm cho cuộc sống của họ có ư nghĩa và có ích cho
những người khác.
Mặt khác, chúng tôi, những
người xuất gia, có thể ngồi đây mà mơ
màng về đời sống thế tục, cho rằng cuộc
đời đó mới là tuyệt vời. "Chà chà, nếu
ở đời ḿnh có thể làm việc trong lĩnh vực
chuyên môn của ḿnh và tạo ra của cải, rồi ḿnh
có thể có một gia đ́nh dễ thương và một
ngôi nhà ấm cúng". Chúng tôi thật sự không biết sự
thật ra sao. Các cư sĩ ngoài kia đang làm việc cật
lực, đang đấu tranh hết sức để kiếm
tiền và tồn tại. Nhưng đối với chúng
tôi, mọi thứ đó chỉ là tưởng tượng.
Cư sĩ sống tới
nơi tới chốn và sống với mọi sự rơ
ràng. Dù làm ǵ họ cũng thật sự làm. Thậm chí là
khi say rượu,họ cũng say tới nơi tới chốn,
và có kinh nghiệm thật sự, trong khi chúng tôi chỉ
tưởng tượng chuyện ấy ra sao mà thôi. V́ thế,
với kinh nghiệm của ḿnh họ trở nên chán ngán những
thứ ấy và hiểu được giáo pháp nhanh hơn
các tu sĩ.
Quí vị phải tự ḿnh nh́n thấy.
Đừng nhờ ai nh́n giùm cho ḿnh. Điều này có
nghĩa là phải học cách tự tin vào chính ḿnh. Người
khác có thể nói là quí vị điên khùng, nhưng đừng
để ư làm ǵ. Điều đó chỉ có nghĩa là họ
không biết ǵ về giáo pháp. Nhưng nếu quí vị thiếu
niềm tin và thay vào đó, quí vị dựa vào ư kiến của
những người c̣n mê muội th́ quí vị sẽ dễ
dàng bị chướng ngại.
Ngày nay ở Thái Lan, giới trẻ
thật khó duy tŕ được niềm hứng thú đối
với giáo pháp. Có thể họ lui tới các tu viện một
vài lần, và rồi bạn bè sẽ trêu chọc, chẳng
hạn, họ nói: "Ô ḱa, bắt đầu đi chùa rồi
hả? Không đi chơi, đi nhậu nữa sao? Có vấn
đề ǵ thế?". Và thế là những thanh niên này bỏ
ngang con đường đạo.
Lời lẽ của người
khác chẳng thế nào đo lường được
giá trị của việc thực hành giáo pháp, và quí vị
thực hành giáo pháp cũng không phải v́ những ǵ người
khác nói. Tôi muốn nói là giáo pháp thật sự. Giáo lư mà
người khác dạy cho quí vị có thể chỉ cho quí
vị con đường, nhưng đó không phải là hiểu
biết thật sự. Khi người ta thật sự gặp
được pháp họ hành pháp ngay trong bản thân họ.
Thế cho nên đức Phật đă nói ngài chỉ là
người chỉ cho chúng sinh con đường. Khi dạy cho chúng ta
ngài không tu giùm cho ta. Việc tu hành
không dễ dàng như thế đâu. Nó giống như có
người bán cho ta lưỡi cày. Người ấy sẽ
không cày giúp ta đâu. Chúng ta phải tự ḿnh làm lấy
thôi. Đừng chờ đợi người bán cày làm
giúp. Bán cày xong xuôi, nhận tiền là ông ta đi mất liền.
Phần việc của ông ta đă xong. Việc tu hành
cũng thế. Đức Phật chỉ cho ta con
đường thôi. Ngài không đi giùm ta. Làm sao trông đợi
người bán cày đi cày được. Nếu hiểu
được con đường như thế này, th́
chúng ta sẽ thấy thoải mái hơn, và chúng ta sẽ tự
thực hành lấy. Rồi sẽ có kết quả.
Những lời giảng dạy
hay giáo pháp có thể rất sâu xa, nhưng những người
nghe không thể nào hiểu hết. Không sao cả. Đừng
bối rối v́ những lời lẽ sâu xa hay không sâu xa.
Cứ thực hành hết ḷng, rồi quí vị sẽ tới
lúc hiểu biết thật sự - nó sẽ đưa quí vị
tới chỗ mà giáo pháp nói đến.
Đừng dựa vào nhận
định của những người b́nh thường.
Quí vị chắc cũng đă đọc chuyện người
mù sờ voi rồi phải không? Đó là một minh họa
rất rơ. Giả sử có một con voi và một nhóm
người mù sẽ mô tả nó. Người sờ vào chân
sẽ nói voi giống cột nhà. Người sờ vào tai bảo
voi giống như quạt. Người sờ vào đuôi
th́ bảo "Không, không, không giống quạt, mà giống
như cây chổi". Người khác nữa sờ vào
thân h́nh th́ sẽ nói khác với những người
kia.
Chẳng có lời giải
đáp cuối cùng nào. Mỗi người mù sờ một
phần thân voi khác nhau và có ư kiến khác nhau về nó.
Nhưng nó là con voi đó thôi. Trong việc thực hành
cũng thế. Với vốn hiểu biết và kinh nghiệm
ít ỏi quí vị có sự hiểu biết hạn chế.
Quí vị có thể đi từ thầy này sang thầy khác
xin giải thích và chỉ dạy, cố gắng suy nghĩ
xem họ dạy có đúng hay không, rồi so sánh, đối
chiếu những lời dạy đó. Một số
người luôn đi t́m thật nhiều thầy. Họ cố
gắng nhận định và so sánh, và v́ thế khi ngồi
xuống để hành thiền họ vẫn cứ bối
rối không biết chỗ nào đúng, chỗ nào sai. "Thầy
này nói thế này, nhưng thầy kia lại nói thế kia.
Người dạy thế này, người dạy
phương pháp khác. H́nh như họ dạy chẳng giống
nhau". Thế là nghi ngờ cứ sinh sôi nảy nở.
Quí vị có thể nghe tiếng
vị thầy này hay, vị thầy kia giỏi rồi quí vị
t́m tới, nào là quí sư bên Thái, quí thiền sư Zen bên Nhật,
thiền sư Vipassana, và nhiều vị khác nữa. Theo tôi
thấy th́ đa số quí vị học giáo pháp quá đủ
rồi, nhưng khuynh hướng chung là quí vị muốn
nghe thêm, so sánh, rồi đi tới chỗ ngày càng ngờ vực
nhiều hơn. Cứ mỗi ông thầy lại làm gia
tăng sự bối rối.
Đức Phật đă từng
nói, "Ta chứng ngộ do sự nỗ lực của
ḿnh, không có thầy nào dạy ta cả". Có một thầy
tu khổ hạnh đi ngang qua hỏi, "Ai là thầy của
ông?" Đức Phật trả lời, "Ta không có thầy.
Ta tự ḿnh chứng ngộ". Nhưng vị tu sĩ lang thang
đó lắc đầu và bỏ đi. Ông ta nghĩ đức
Phật bịa chuyện và chẳng quan tâm đến những
ǵ ngài nói nữa. Ông ta tin rằng chẳng thể nào chứng
đắc cái ǵ mà không có thầy hay một vị đạo
sư.
Giả sử quí vị đi
học với một vị thầy tâm linh và bà ấy dạy
rằng quí vị phải buông bỏ tham lam và giận dữ.
Tham, sân rất có hại và phải bỏ đi. Rồi quí
vị có thể thực hành. Nhưng việc từ bỏ
tham sân không xảy ra đơn giản chỉ v́ thầy dạy
như thế; quí vị phải thực hành rồi từ
từ mới làm được. Qua thực hành rồi quí
vị mới thành tựu được một điều
ǵ đó. Quí vị phải thật sự thấy được
ḷng tham khởi lên trong tâm rồi quí vị mới buông bỏ
nó được. Quí vị thấy rơ cơn giận nổi
lên rồi quí vị tập buông bỏ. Vị thầy không
giải trừ giúp quí vị được. Vị ấy
giảng cho quí vị nghe về sự buông bỏ, nhưng
điều ấy không xảy ra một cách đơn giản
nhờ vị ấy có giảng. Quí vị phải tự
ḿnh thực tập và rồi trải nghiệm. Và cứ thế
quí vị tự ḿnh hiểu thấu đáo.
Giống như đức Phật
nắm tay quí vị và đưa quí vị tới đầu
con đường rồi bảo "Đây là con
đường - hăy bước đi". Ngài không giúp ǵ nữa.
Quí vị phải tự ḿnh bước đi. Khi quí vị
đi trên con đường và gặp được giáo
pháp thật sự th́ nó vượt qua mọi điều
mà bất cứ ai có thể giảng giải cho quí vị.
Và thế là tự ḿnh chứng ngộ, hiểu biết
được quá khứ, tương lai và hiện tại,
hiểu được nhân quả. Mọi nghi ngờ
được xóa sạch.
Chúng ta nói nào là về từ bỏ
và phát triển, buông xả và rèn luyện. Nhưng khi quả
đă thành th́ không có ǵ cần phải phát huy, chẳng có ǵ
cần phải buông bỏ. Đức Phật nói rằng
đây là điểm mà chúng ta muốn tới, nhưng
người ta thường không chịu dừng lại ở
đó. Những nghi ngờ và vướng mắc cứ
đẩy họ đi tới, họ tiếp tục bối
rối, họ không dừng lại được. V́ thế
khi có người đă tới đích rồi th́ người
khác vẫn c̣n lang thang ở nơi đâu đó, họ không
thể nào hiểu được lời dạy của
ngài. Họ có thể hiểu được giáo pháp về
phương diện trí thức, nhưng đó không phải
là hiểu biết thật sự về sự thật.
Thường thường khi
nói về thực hành chúng ta hay nói cần phải phát triển
cái này, từ bỏ cái kia, gia tăng những phẩm chất
tích cực và trừ diệt những phẩm chất tiêu cực.
Nhưng kết quả cuối cùng là tất cả mọi
điều này đều bị bỏ qua hết. Có mức
độ gọi là sekha, có nghĩa là một người
nào đó cần phải rèn luyện những điều
này, và có mức độ gọi là asekha, khi người ấy
không c̣n phải rèn luyện điều ǵ nữa cả. Khi
tâm trí đă đạt tới tŕnh độ thực chứng
đầy đủ th́ không c̣n điều ǵ cần phải
thực tập hay rèn luyện cả. Một người
như thế không cần phải sử dụng những
qui ước về giảng dạy hay thực tập nữa.
Một khi đă trừ bỏ được mọi phiền
năo trong tâm th́ người ta khỏi cần phải nói
đến chuyện rèn luyện nữa.
Người sekha cần phải
thực hành từng bước trên con đường, từ
mức khởi đầu đến mức độ cao
nhất. Khi hoàn thành, người ấy được gọi
là asekha, có nghĩa là không phải rèn luyện, v́ mọi việc
đă xong. Nghi ngờ đă hết. Chẳng có phẩm chất
nào cần phải phát triển. Chẳng có phiền năo nào cần
phải trừ diệt. Tâm trí bây giờ đă trong sạch.
Một khi đă chứng nghiệm điều này th́ quí vị
không c̣n bị ảnh hưởng bởi những điều
tốt xấu. Quí vị không c̣n dao động trước
những ǵ gặp phải, quí vị sống trong an lạc
và hạnh phúc.
Trong thế giới vô thường
này, có lúc chúng ta không t́m được những vị thầy
tâm linh để chỉ đường cho chúng ta. Khi không
có thầy hướng dẫn th́ chúng ta ch́m đắm trong
sự ham muốn, và xă hội nói chung sẽ bị ngự
trị bởi ḷng ham muốn, giận dữ và ảo
tưởng. V́ thế trong thời hiện tại, tuy rằng
Phật giáo gặp nhiều khó khăn để tồn tại,
mặc dù nhiều người thực tập giáo pháp không
đúng như những ǵ đức Phật giảng dạy,
chúng ta cũng cần phải tận dụng mọi cơ
hội mà chúng ta có được.
Khi đức Phật nhập
Niết Bàn, nhiều đệ tử có những cảm xúc
khác nhau. Những người đă chứng ngộ th́ khi
thấy Phật nhập diệt họ vui mừng: "Thế
Tôn đă ra đi một cách diệu kỳ, ngài đă đi
tới an lạc". Nhưng những người chưa
hết phiền năo kêu lên, "Đức Phật đă chết!
Ai sẽ dạy dỗ chúng ta đây? Đấng mà chúng ta
nương tựa đă ra đi". V́ thế họ than
van và khóc lóc. Thật là tệ hại, họ khóc lóc như một
bọn người ăn bám. Suy nghĩ một cách ngu si, họ
sợ rằng không c̣n ai để dạy họ. Nhưng
những người đă tỉnh thức th́ hiểu rằng
Phật chính là pháp mà ngài dạy, và mặc dầu ngài đă
nhập diệt, giáo pháp của ngài vẫn c̣n đây. V́ thế
nên tinh thần họ vẫn mạnh mẽ và họ không hề
thiếu phương tiện để thực hành giáo pháp
và Đức Phật không hề chết.
Chúng ta có thể thấy một
cách dễ dàng rằng ngoại trừ giáo pháp chẳng có ǵ
có thể giải trừ những phiền muộn và buồn
khổ trên thế gian và làm dập tắt ngọn lửa
đang hành hạ chúng sinh. Những người b́nh thường
trong thế giới này đang đấu tranh, chiến
đấu, đang chịu đựng khổ đau bởi
v́ họ không đi theo con đường tâm linh thật sự.
Vậy th́ chúng ta hăy nỗ lực mang hết tâm trí và thân thể
của ḿnh để khám phá đạo đức và tâm
linh, để trở thành những người sống
theo giáo pháp dành cho loài người. Chúng ta không cần nh́n
người khác để phê phán về sự thiếu
đạo đức của họ. Thậm chí ngay cả
khi những người gần gũi với chúng ta không thể
nào thực hành giáo pháp, chúng ta vẫn nên làm trước những
ǵ ḿnh có thể thực hành. Trước khi lo lắng về
những thiếu sót ở những người khác, những
người nào hiểu được pháp hăy cố gắng
thực hành ngay.
Ngoài giáo pháp ra chẳng có ǵ
khác có thể mang lại an lạc và hạnh phúc cho thế
giới này. Ngoài giáo pháp ra chỉ có sự đấu tranh
để thắng và thua, chỉ có ghen tỵ và ác ư. Người
nào đi vào pháp hăy buông bỏ những thứ này và trải
rộng t́nh thương và ḷng từ bi. Thậm chí chỉ
một chút giáo pháp như thế cũng có lợi ích rất
lớn. Bất cứ khi nào mà một người nào đó
có được các phẩm chất như thế trong tâm
th́ con đường của Đức Phật vẫn nở
hoa.
Trần Ngọc Bảo
trích dịch
từ
"Everything Arises, Everything Falls Away" của Ajahn Chah
(Nhă
Khanh sưu tầm và chuyển)