Mảnh
đất bất hạnh!
(Chu
Nguyễn)
Thành
phần ưu tú nhất trên hoàn vũ đă từng mơ
tưởng Canada
như đất lành đầy cơ hội cho những
ai muốn mang tài năng và nhiệt huyết ra xây dựng
tương lai cho ḿnh và đóng góp cho sự phát triển
kinh tế của một cường quốc đa văn
hóa kiểu mẫu trên thế giới. Nhưng rồi họ
ngỡ ngàng khi va chạm với thực tế một khi tới
Canada. Tại sao họ lại khó kiếm tiền và kiếm
việc so với di dân tới Mỹ và Anh? Như thế
Canada là "Đất thiên đường" hay vùng
đất bất hạnh (Land of misfortune)?
Phần
sau đây lược dịch từ bài Land of Misfortune
đăng trên tờ MacLean's số tháng Tư 2013, cho thấy
phần nào khó khăn và t́nh trạng sinh hoạt chung của
di dân khi bước tới miền "đất hứa".
* * *
Đă có lúc
Sanjay Mavinkurve và vợ là Samvita Palukone mơ tưởng đến
xứ "đất lạnh t́nh nồng" Canada, là
nơi có chính sách di dân cởi mở và mềm dẻo, một
đường lối rất đỗi tự hào bấy
lâu nay của xứ sở này v́ vừa hữu ích cho đất
nước vừa mang lợi cho di dân. Sau khi lập gia
đ́nh vào năm 2008, Marvinkurve, gốc Ấn nhưng
trưởng thành ở Saudi Arabia và tốt nghiệp Đại
học Harvard, làm việc ở Silicon Valley, với vai tṛ kỹ
sư trưởng nhóm có bổn phận thiết kế bản
đồ Google cho điện thoại di động. C̣n bà
vợ Padukone từng là chuyên viên về tài chính tại một
ngân hàng đầu tư lớn nhất Singapore.
Với visa
làm việc tạm thời tại Mỹ, Mavinkurve không thể
xin phép cho vợ cùng làm việc tại xứ Cờ hoa
như ḿnh được. Thông cảm t́nh trạng của
nhân viên, Google đă t́m cách chuyển Mavinkurve sang một
văn pḥng của công ty tại Toronto, nơi này đầy
hứa hẹn cho vợ anh là Padukone có bằng cấp về
ngân hàng và kinh nghiệm tài chính quốc tế t́m ra một
việc làm thích hợp.
Câu chuyện
của họ đă khiến giới truyền thông phía Nam
lên tiếng chỉ trích, rằng chính sách di dân mang tính chất
bàn giấy nặng nề của Mỹ đă vô t́nh xua
đuổi đi những nhân tài và có thể khiến cho
kinh tế của nước này có cơ nguy. Trong khi ấy,
cặp vợ chồng trẻ di dân mới này ngồi trong
một căn hộ ở trung tâm Toronto dưới lá cờ
Canada mỉm cười tràn đầy tin tưởng
"đất tốt c̣ đậu".
Nhưng cuối
cùng giấc mơ "xứ tuyết t́nh người ấm
áp" của cặp vợ chồng Mavinkurve cũng như
của nhiều di dân khác trở thành ảo ảnh, v́ họ
phải đối phó với thử thách nghiệt ngă là t́m việc làm.
Trước mặt họ chỉ có tuyết lạnh chứ
thiếu sự nồng nàn cần thiết!
Padukone cố
gắng t́m ra một việc. Gọi hàng trăm cú điện
thoại cho các ông chủ công ty chẳng có ma nào đáp lại.
C̣n các tay tuyển mộ nhân sự th́ bảo cô ta rằng
cô khó t́m ra việc thích hợp v́ không có kinh nghiệm tại
Canada. Tuy nhiên, cặp vợ chồng trẻ vẫn kiên tŕ
v́ họ có họ hàng ở Canada không ít, họ chấp nhận
khởi đầu chậm cũng được, v́ "vạn
sự khởi đầu nan". Niềm tin "ngày mai trời
lại sáng" của di dân mới nhập Canada lung lay dần.
Nh́n chung quanh t́nh trạng di dân gặp khó khăn, Mavinkurve
không khỏi ngao ngán v́ vợ thất nghiệp. Chàng kỹ
sư tài ba tâm sự: "Tôi gắng gạt bỏ đi những
ư nghĩ bi quan v́ chắc rằng vợ tôi không ở trong
trường hợp này". Nhưng khi đọc tin thấy
có những di dân có văn bằng PhD. nhưng phải lái
taxi kiếm sống, trong khi trên tivi vẫn quảng cáo: cần
di dân tay nghề cao th́ Mavinkurse tỉnh mộng.
Vào cuối
2009, cặp vợ chồng đành phải rời Canada sang
Seattle, nơi Padukone cuối cùng xin được visa làm việc
tại Mỹ nhờ được nhận vào làm tại
văn pḥng chính của Amazon.
Khoảng thời
gian ngắn của đôi vợ chồng này ở Canada cho
họ biết khá nhiều về t́nh trạng di dân tới
Canada. Giờ đây, Mavinkurve thẳng thắn nhận xét: "Điều
tôi nói ra có lẽ người Canada không muốn nghe nhưng
tôi vẫn nói, phần đông người Canada không
tỏ ra mặn mà với di dân".
Trong khi ấy,
chính sách cốt lơi của Canada về di dân, dựa theo tiêu
chuẩn cho điểm ứng viên di dân (về tuổi tác,
học vấn, kỹ năng, ngôn ngữ ..), được
coi như độc đáo so với hoàn vũ, nhắm xây
dựng một xă hội đa văn hóa dựa trên việc
thu hút, chọn lọc những thành phần di dân tuổi trẻ,
tinh hoa, kỹ thuật cao trên thế giới để bảo
đảm cho việc phát triển thành công nền kinh tế
kiểu mẫu. Tuy nhiên, trong những thập niên gần
đây chính sách này chỉ mang lại hậu quả tiêu cực.
Mặc dù Canada vẫn muốn thu hút thành phần công nhân có
học vấn cao nhất, nhưng xứ sở này đă chứng
kiến một t́nh trạng suy thoái rơ rệt về đời
sống của lớp di dân ưu tú khi đă trở thành
công dân của ḿnh. Sự suy thoái kinh tế này, nhiều quốc
gia tiền tiến đă tránh được.
Theo nghiên cứu
của Thống kê Canada (Statistics Canada) trong năm 1970, nam giới
di dân tới Canada kiếm vào khoảng 85 phần trăm so
với lương của công nhân sinh trưởng ở
Canada, rồi thù lao tăng lên tới 92 phần trăm sau một
thập niên ở đây. Vào khoảng những năm cuối
của thập niên 1990, họ chỉ kiếm được
chừng 60 phần trăm, rồi sau 15 năm tới xứ
này lương bổng của họ chỉ tăng lên vào
khoảng 78 phần trăm so với lương công nhân gốc
xứ Lá Phong. Trong khoảng thời gian này di dân tốt nghiệp
đại học kiếm trung b́nh chỉ bằng 67 phần
trăm so với lương của dân bản xứ tốt
nghiệp đại học.
Mức suy
thoái này mỗi lúc một trầm trọng v́ càng ngày di dân tới
Canada càng có học vấn cao, tay nghề vững hơn thế
hệ trước họ, nên t́nh trạng thừa
người thiếu việc diễn ra ngày một
gay gắt.
Thống kê
Canada cũng cho biết, trong khoảng thời gian từ
2000 tới 2007, khoảng 80 phần trăm công nhân tay nghề
cao tới Canada có bằng cấp đại học, trong
khi ấy so với toàn thể dân Canada th́ con số này chỉ
bằng 25 phần trăm. Cho đến nay, khoảng cách
biệt lớn nhất về lương bổng giữa
di dân và lao động bản xứ, rơi vào nhóm có bằng
cấp đại học. Gần nửa tổng số
thành phần di dân nghèo túng trường kỳ sống ở
Canada lại là những công nhân tới Canada theo diện có
tay nghề chuyên môn (skilled workers).
T́nh trạng
trên ảnh hưởng tới xứ sở này không ít.
Canada là một trong những quốc gia thu hút di dân nhiều
nhất thế giới và thu hút được một tỷ
lệ di dân tay nghề cao hơn các quốc gia Âu Mỹ. Thế
mà thành phần di dân được chọn v́ cho rằng kỹ
năng của họ có lợi cho kinh tế (economic migrants)
lại chiếm gần phân nửa tổng số di dân
Canada, trong khi ở Mỹ con số này chỉ vào khoảng
16 phần trăm. Tổng trưởng di trú Canada Jason
Kenney phải nh́n nhận t́nh trạng kinh tế của di
dân ở Canada suy thoái, thể hiện qua sự thất nghiệp
hay bán thất nghiệp, là một vấn đề nghiêm trọng
(huge problem) tác hại tới sản xuất và kinh tế của
liên bang nói chung.
Trong khi ấy,
di dân tới Mỹ có đời sống khả quan hơn
v́ đồng lương họ kiếm được so
với lao động bản xứ không tạo ra khoảng
cách quá xa. Trong năm 1980, di dân tới Mỹ kiếm
được khoảng 80 phần trăm so với công
nhân gốc Mỹ; nhưng vào năm 2011, di dân đă kiếm
được lương bổng so ra bằng 93 phần
trăm lương lao động gốc Mỹ, trong khi ấy,
di dân có bằng cấp đại học c̣n có chiều
hướng kiếm tiền nhiều hơn công nhân Mỹ
cùng đẳng cấp.
Trong kỳ
kinh tế suy thoái mới đây tỷ số thất nghiệp
đối với thành phần tốt nghiệp đại
học gốc di dân (foreign born) ở Canada là 8,4 phần
trăm trong năm 2010 (trong số này những ai ở Canada
chưa đầy 5 năm con số thất nghiệp lên tới
14 phần trăm).
Nếu so với
Mỹ, trong cùng thời gian, tỷ số thất nghiệp
trong nhóm sinh viên ra đời ở xứ khác chỉ bằng
4,4 phần trăm. Ngay cả lúc t́nh trạng kinh tế xuống
mức thấp nhất th́ tỷ lệ thất nghiệp của
dân Canada tốt nghiệp đại học cũng chỉ
bằng 3,5 phần trăm mà thôi.
Chẳng phải
Canada chỉ thua nước láng giềng phương nam mà
c̣n thua cả Anh. Ở Anh quốc, ngoại trừ di dân
Bangladesh, di dân có kỹ năng nghề nghiệp cao, hiện
giờ kiếm được tiền nhiều hơn lao
động gốc bản xứ, và con số có việc làm
của cả hai nhóm, lao động gốc di dân và lao động
bản xứ, cũng ngang nhau.
Úc trong thập
niên 1990 cũng điều chỉnh lại chính sách di dân và
ưu tiên cho di dân nào tới Úc có khả năng kiếm việc
làm. Cải cách này đă giúp số việc làm và lương
bổng của di dân được cải thiện rơ rệt.
Theo tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD-Organisation for Economic
Operation and Development), th́ gần 23% di dân Canada sống trong cảnh
túng thiếu (so với con số trung b́nh trên thế giới,
theo OECD, là 17%). Canada cũng bị coi là quốc gia tệ nhất
trong việc tạo điều kiện cho di dân có việc
làm xứng hợp với học vấn, kỹ năng của
họ. Do đó, chỉ có 60% di dân Canada có kỹ năng cao
làm công việc thích hợp (trong khi con số b́nh quân phải
là 71%).
Các chuyên gia về
kinh tế, chẳng hạn như George Borjas của Đại
học Harvard, cho rằng Canada đă thu nhận số di dân
có bằng cấp đại học nhiều hơn mức
cần thiết để phát triển kinh tế quốc
gia. Khuyết điểm này làm đồng lương của
họ sụt giảm và làm gia tăng lương lao động
không có kỹ năng hoặc học vấn. Ở Mỹ
khác hẳn, làn sóng lao động từ Mễ và Trung Mỹ
nhập lậu khiến lương lao động tay chân hạ
thấp 20% kể cả lao động gốc Mỹ thuộc
thành phần bỏ dở trung học. C̣n lương của
thành phần lao động có kỹ năng cao, được
các hăng ở Mỹ bảo lănh nhập Mỹ, tăng nhanh tới
mức 20%.
Một tệ
trạng khác thường gặp ở các công ty tuyển dụng
ở Canada là đ̣i người xin việc phải có "kinh
nghiệm làm việc tại Canada" (Canada work experience).
Đây là một biện pháp để sàng lọc các ứng
cử viên và gặp nhiều chỉ trích v́ tính chất kỳ
thị và thành kiến của nó.
Một giáo
sư Kinh tế tại Đại học Toronto, Philip
Oreopoulos, đă thử cho gửi hàng ngàn "sơ yếu
lư lịch" (resumés) trong đó tên tiếng Anh đổi
thành tên kiểu Ấn hay Hoa, th́ kết quả thực là
đáng ngạc nhiên, v́ số thư trả lời của
các các công ty giảm tới 50%. Nhiều chủ nhân công ty
cho biết họ chỉ cần đọc cái tên xa lạ
đó đủ biết ứng viên dốt tiếng Anh. Một
lư do khác, các người tuyển mộ nhân viên, trước
hàng trăm "resumé", thường chỉ đọc
lướt qua và chọn một vài đối tượng,
và ứng viên nào sinh ở xứ khác Canada rất dễ bị
gạt bỏ v́ "thiếu kinh nghiệm làm việc tại
Canada".
Các ông chủ
Mỹ không phải không kỳ thị, không phải không có
thành kiến với di dân. Nhưng thường thường
người lao động nhập cư cần phải có
công ty ở Mỹ hứa cho việc làm mới có thể
xin di dân chứ không phải đă tới Mỹ theo diện
di dân mới vác đơn xin việc làm.
Canada có khuynh
hướng chuyển từ chính sách chọn di dân theo tiêu
chuẩn cho điểm (points system) sang đường
hướng để các công ty quyết định họ
cần công nhân kỹ năng nào trên thế giới th́
được phép tham dự việc tuyển chọn. Từ
lúc đảm nhiệm chức vụ tổng trưởng
bộ di trú, Tổng trưởng Jason Kenney của đảng
Bảo thủ đă thực hiện một số thay
đổi trong việc tiếp nhận di dân như gia
tăng số lượng visa làm việc tạm thời tại
Canada cho công nhân có kỹ năng cao và chuyển bớt quyền
quyết định về nhập di dân cho các tỉnh bang.
Dựa vào
chính sách di dân xem ra tiến bộ ở Úc và Tân Tây Lan, Canada ứng
dụng biện pháp cho thiết lập danh sách thành phần
muốn di dân làm việc tại Canada. Thành phần này
được chọn lọc ngay ở nước họ
và kỹ năng của họ được đánh giá một
cách khách quan bởi một cơ quan độc lập. Chủ
nhân các công ty Canada sẽ rà soát danh sách ứng viên lao động
có tiềm năng được di dân kể trên và chọn
đối tượng nào thích hợp với nhu cầu của
hăng ḿnh. Sau đó các công ty chỉ việc bảo lănh đối
tượng đă chọn và lịch tŕnh xét duyệt sẽ
ngắn hạn hơn rất nhiều so với lối cho
điểm di dân cũ kỹ, nặng tính chất bàn giấy
của Ottawa đă làm trước đó.
Tuy nhiên, lối
chọn di dân này cũng gặp một số chỉ trích.
Những đối tượng được các công ty chọn
lựa có thể thỏa măn nhu cầu của công ty trong thời
gian trước mắt, nhưng năm mười năm
sau đó th́ sao? Số phận di dân này sẽ như thế
nào? Hơn nữa, theo lối này công nhân nhập cư sẽ
phải phụ thuộc quá nhiều vào công ty đă chọn
ḿnh và dễ dàng bị chủ nhân bóc lột.
Chọn lao
động di dân theo thang điểm (point system) hay chọn
theo nhu cầu của công ty (employer driven system) đều
đ̣i hỏi sự cân nhắc trong việc áp dụng chính
sách thu nhận di dân vào Canada. Ư kiến chung là phải có sự
phối hợp ưu điểm giữa hai cách chọn lựa
để kinh tế có thể phát triển hữu hiệu
và lâu dài. Có như thế mới bảo đảm cho di dân
có công ăn việc làm thích hợp và tránh được
cái ṿng luẩn quẩn thất nghiệp và nghèo túng.
Chu Nguyễn
(Huôn Trinh sưu tầm và chuyển)