Hương Vị Ngày Xưa: Bánh Mì Xưa
và Nay Như Đã Có Hồn Quê
.. (TRẦN VĂN CHI) Bánh mì có mặt ở nước
mình tự
năm nào thì không ai biết
chánh xác, nhưng chắc chắn là bánh
mì đã theo chơn người Tây
dương vào nước ta cùng với vũ khí,
tôn giáo .., để gọi là giúp
chúa Nguyễn (?). Bánh mì ban đầu chiếm Sài
Gòn, Lục Tỉnh, Bắc Kỳ, vào cung
đình Huế rồi ngự trị trên toàn
nước mình cho đến nay. Người Pháp bị Việt Thời ấy những nhà Nho yêu nước
coi lớp tân trào, những người theo Tây là bọn" bơ sữa"
thấp hèn, mãi quốc cầu vinh,"Sáng champangne
tối sữa bò". Rượu vang, rượu
chát (uống vô bị quánh lưỡi,
khó nuốt) bị Nhà nho yêu nước Nguyễn
Đình Chiểu dèm pha chê là loại
"rượu lạt, thế mà bọn theo Tây
khen ngon !" *** Bánh mì lại khác. Vào đất Nam Kỳ
thuộc địa không thấy ai chống nên
bánh mì đi ngay ra chợ, vào quán
ăn, từ tỉnh thành len lỏi đến
làng mạc. Bánh mì được
người dân Việt Phổ thông nhứt là bánh mì ăn với thịt nguội, có
tên là bánh mì thịt. Bánh mì đi vào lễ tục của
người Việt Nam khi xuất hiện chễm chệ
trong bàn tiệc, trên bàn thờ ngày
cưới, ngày giỗ, ngày Tết. Bánh
mì được nhiều
người mình xem như cơm, như bún,
như xôi có thấy ai phản đối gì
đâu. Sau năm 54 người Pháp ngậm ngùi ra
đi, chia tay với dân Việt sau
100 năm "ân ái". Theo chơn người
Pháp về xứ, có nhiều người Việt
mình, nhưng bánh
mì thì tình nguyện ở lại, được
người mình đón nhận như người
nhà, như thành viên trong dòng ẩm thực
Việt Nam. Rồi ra hải ngoại bánh mì lại
có mặt sớm trong dòng ẩm thực Việt Bánh mì Tây như vậy bị Việt
hóa chăng ! Bánh mì theo tự điển
Thanh Nghị là "Bánh làm bằng bột
mì, hấp lò chín tròn phồng". Ngoài Bắc gọi là bánh Tây,
người miền quê Lục Tỉnh gọi là
bánh mì ổ. Trong 4 cách cân-đong-đo-đếm
thì bánh mì thuộc loại đếm
mà đơn vị không dùng tiếng:
cái (cái bánh cam), chiếc (như chiếc
bánh phồng), đòn (như đòn bánh
tét), đôi, cặp (cặp lạp xường),
chục hay tá .. mà là "ổ"
(ổ bánh mì). Phải chăng bánh mì lúc xưa
vào Nam Kỳ hình vuông, hình tròn, loại
dùng để ăn lâu, mà nay vẫn còn
thấy bán trong chợ Mỹ, giống như ổ bánh bông
lan nên đươc người Nam Kỳ Lục Tỉnh
bấy giờ kêu là bánh mì ổ. *** Không biết bánh mì đến với bạn
thế nào, nhưng bánh mì đến với
tôi
như một người bạn mới,
nhưng rất dễ làm quen, dễ kết thân lắm. - Lấy ổ bánh mì trong giỏ cần
xé ngoài sau cái ba ga xe đạp, cắt
xéo (cho thấy dài thêm) một khúc độ
gang tay trẻ con, xẻ đôi một cách hờ
hững để có chỗ cho vào mấy miếng
củ cải trắng chua, rồi chan mấy muỗng
nước cá mòi .. Động tác của bác
bán bánh mì ở chợ quê không sao
tôi quên được.Tôi nhanh tay lấy khúc bánh
mì, không phải gói ! Nhớ lại hồi nhỏ không biết tại
sao tôi thích theo dõi từng
động tác người bán bánh mì
ngoài chợ quê, cũng như sau nầy thích
nhìn chú chệt trổ tài nấu hủ tiếu,
rồi ông tài xế điều khiển cần số
chiếc xe đò. Cắn vội vàng khúc bánh mì, nghe
dòn dòn, mùi bánh nướng
là lạ, nhứt hạng là mùi cá
mòi hấp dẫn làm sao ! Khúc
bánh mì chỉ cắn mấy miếng là hết
ngay, chưa nuốt miếng đầu mà muốn cắn
tiếp. Hết khúc bánh mì nhưng sao
tôi còn lưu luyến như chưa muốn rời
khỏ xe bán bánh mì. Bánh mì đầu tiên đến
với tôi như thế. Hồi đó cả chợ Tân Hòa,
nơi có ngôi trường Sơ Đẳng
mà tôi theo học mới có một
ngưới bán bánh mì. Sáng sớm
bác đạp xe trên 7 cây số
từ ngoài tỉnh vào đây bán
bánh mì cá mòi Maroc, như đem cái
ánh sáng văn minh đến với bọn học
trò nhà quê chúng tôi. Sau nầy tôi còn được ăn bánh mì với đường
thẻ mỗi khi mẹ tôi đi buôn bán
trên tỉnh mua đem về. Ổ bánh lúc nầy
bự hơn và tôi cũng được ăn nhiều hơn. Rồi khi "phải" ra tỉnh học, lâu
lâu để dành tiền mua được lon sữa
bò hiệu con chim (của Hòa Lan)
để ăn sáng với bánh mì ổ
thì hạnh phúc không gì bằng.
Đêm đêm mấy thằng bạn rủ rê
ra lò bánh mì chờ mua "bánh mì đầu
lò" cho rẻ. Tuy bánh đầu lò hơi
bị cháy khét ( bởi
bánh nướng bằng than ) nhưng ăn rất
thơm, thấy hấp dẫn kỳ lạ nên ăn
hoài không thấy chán. Không còn nhớ
tới lúc nào tôi mới bỏ cái
thói quen ăn bánh mì đầu lò ấy ? Người Sài Gòn, người nông
dân Lục Tỉnh không hiểu từ lúc
nào và ai bày ra cái kiểu "ăn
bánh mì kiểu Việt - Trong đám giỗ
bánh mì được mấy bà cắt từng
miếng, xếp tròn trong dĩa bàn một
cách khéo léo. Trịnh trọng dọn lên
bàn thờ bên cạnh tô cà ri
nước cốt dừa cùng các món Việt
- Ngày cưới
nhiều gia đình người mình phải cho người đi
rước thợ đến nấu món ra-gu bánh
mì, để trước cúng tổ tiên trong
ngày trọng đại, sau cũng để tỏ ra
mình là gia đình khéo léo
"công dung ngôn hạnh"
cho bà con trong làng nể mặt. Bánh mì ổ, bánh mì Tây như
vậy đã đi vào từng nhà người
mình, sống theo phong tục và lễ nghi Việt
Lên Sài Gòn có dịp vào mấy
tiệm phở bình dân, tiệm nước, tiệm
hủ tiếu bạn sẽ khám phá cách
ăn bánh mì kiểu khác. Vào tiệm phở Ăn một hơi hết ổ bánh mị loại
bự, sau đó mới tính tới tô phở
xe lửa. Mấy bà mấy cô trong chợ Tân Định
lại ăn
bánh mì với bánh canh giò heo. Bẻ
bánh mì thành miếng nhỏ, cho hẳn
vào tô bánh canh mà ăn
chớ không chấm như kiểu ăn với phở. Mấy cô học trò, mấy cậu
choai choai hay đến đường Cao Thắng ăn
bánh mì kẹp với kem. Không biết bây giờ có
ai còn thích ăn kem bánh mì kiểu
đó không ? Trên đường Nguyễn Thiện Thuật,
khúc gần chợ, có tiệm bánh mì ăn tại chỗ ngon đáo để.
Tiệm chỉ kê vừa hai cái
bàn, mà khách vào lúc nào cũng
vui vẻ và kiên nhẫn chơ đợi. Bánh mì nóng dòn, thịt nguội,
xúc xích, dưa leo, cà chua, ớt đỏ .. tất cả bày trong dĩa
bàn lớn trông rất bề thế. Đặc
biệt có lẽ là vì có sauce mayonaise do
ông chủ tự chế.
Ăn bánh mì buổi
sáng ở đây, trong căn phố ọp ẹp
lại bầy hầy thế mà lúc nào cũng
đông khách mà lại là khách ngon
lành nữa. Còn bánh mì thịt Bưu
Điện Sài Gòn thì từ lâu
đã là một thương hiệu của Việt
Khách đi đường, các bác taxi,
các thầy cô làm trong bưu điện,
các công chức tòa Đô Chánh
.. là thực khách trung
thành của bánh mì ở đây. Bánh mì Bưu Điện
Sài Gòn một thời tạo ra kiểu ăn
bánh mì thịt của người Việt, khiến
nhiều ông Tây bà Đầm về nước
mà còn nhắc còn thèm. Nên nay còn có nhiều
ông Tây du lịch
đến Sài Gòn tìm ăn bánh mì
thịt, gọi là kiểu Sài Gòn, như
là món ăn có "truyền thống
Saigòn" vậy. Xe bánh mì thịt với kiểu cách
Bưu Điện Sài Gòn sau nầy trở
thành mô típ chung cho xe
bán bánh mì thịt ở miền *** Bánh mì ổ không chỉ là
món ăn chơi như ban đầu nó đến
với chúng ta. Bánh mì nay thực sự là
nhu cầu, gắn liền với đời sống mọi
người. Có thể dùng ăn sáng, ăn trưa, chiều, tối và đặc
biệt là trong mọi hoàn cảnh. Bánh mì như vậy không còn
là thức ăn của Tây nữa mà trở
thành món ăn của ta khác nào cơm, bún dưới
cái nhìn của người Việt mình
ngày nay. Bánh mì theo người mình ra hải
ngoại, sớm xuất hiện trong đời sống ẩm
thực của chúng ta bên phở, bún, cơm tấm .. và ai
dám bảo bánh mì thịt không phải
là món ăn của Việt Banh mì Tây vào chợ Vons, chợ Ralphs của
Mỹ được gọi là bánh mì
Pháp, để phân biệt với bánh
mì Mỹ. Còn người Việt mình
làm bánh mì Tây bán trong chợ Việt
đồng hương gọi tên là "bánh
mì của mình" như để phân biệt
bánh mì Mỹ vậy ! Giờ đây bánh mì thịt ở
Little Saigon rất được người Mỹ, Mễ
ưa thích và gọi tên là "bánh
mì Việt Nam", được hiểu như
"phở Việt Nam" vậy! Nên nói bánh mì xưa nay có hồn
quê không sợ sai là như vậy
.. TRẦN VĂN CHI Xin giới thiệu hai tác phẩm được
nhiều người đọc nhứt của nhà
văn Trần Văn Chi: -Hương Vị Ngày Xưa, viết
về ẩm thực Lục Tỉnh, giá 12 đô
+ 3 đô cước. -Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư, ký ức
50 năm đọc lại Quốc Văn Giáo Khoa
Thư, giá 15 đô+ 3 đô cước. Hỏi các nhà sách hoặc liên lạc
với tác giả: 1911 W. 148 th
ST.Gardena, (Bai Chuyen) |
|
|
|