Home | THU* MU.C | TIÊ'NG VIÊ.T | TIÊ'NG VIÊ.T [tt] | TIÊ'NG VIÊ.T [1] | TIÊ'NG VIÊ.T [2] | TIÊ'NG VIÊ.T [3] | TIÊ'NG VIÊ.T [4] | TIÊ'NG VIÊ.T [5] | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T [tt] | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 1 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 2 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 3 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 4 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 5 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 6 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 7 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 8 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 9 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 10 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 11 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 12 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 13 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 14 | H̀NH .. NÓI THAY | HU'O'NG QUÊ | HU'O'NG QUÊ (tt) | HU'O'NG QUÊ 1 | HU'O'NG QUÊ 2 | HU'O'NG QUÊ 3 | HU'O'NG QUÊ 4 | HU'O'NG QUÊ 5 | HU'O'NG QUÊ 6 | HU'O'NG QUÊ 7 | HU'O'NG QUÊ 8 | HU'O'NG QUÊ 9 | HU'O'NG QUÊ 10 | CÂY GIÁ | CA DAO VN | VINH~ BIÊ.T

sentimtim.jpg

TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG

 

TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG

 

* SẺ hay XẺ ???

 

- HỎI From HienVy Nguyen :

 

Hi anh Lương,

Nhân tiện đây cho HV hỏi anh 1 chữ nữa là : Chia xẻ. Bây giờ ai cũng viết là chia sẻ nhưng HV nhớ là XẺ. Coi trong TĐ Nguyễn Văn Khôn th́ là chia XẺ

Xin nhờ anh chỉ giáo cho.  

Đa tạ

HV

 

- ĐÁP From tran1232 :

 

HV mến,

Không dám nhận chữ "chỉ giáo" đâu. Chỉ ráng nhớ được cái ǵ th́ nói cái đó, dễ học hỏi lẫn nhau.

Chắc HV cũng như tôi đă gặp trong tất cả các sách ḿnh đọc cả 2 chữ "chia sẻ" và "chia xẻ".

1. TD Thanh Nghị, Lê Văn Đức& Lê Ngọc Trụ đều viết là "chia xẻ".

2. Lúc nhỏ tôi cũng viết tất cả với chữ "x", cho đến may mắn tôi đọc được một bài viết (lâu lắm rồi, không c̣n nhớ tên) phân biệt cách dùng 2 chữ này:

- Chia sẻ (với "s"): dùng cho những cái ǵ vô h́nh, phi vật chất hay một cách trừu tượng, hay chia một cái ǵ không thể đếm được. Ví dụ: chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ nỗi buồn, chia cơm sẻ áo (không có nghĩa là xé đôi tấm áo, chỉ dùng theo nghĩa bóng) ... (Chữ sẻ này có lẽ gốc gác từ chữ san sẻ).

- Chia xẻ (với "x"): khi có sự phân chia thực sự một đồ vật hay 1 thực thể nào đó, và dùng theo nghĩa chia chác: chia xẻ đồ ăn, chia xẻ gói xôi ..

3.Tự điển Việt Hán của Huỳnh Diệu Vinh cũng có cả 2 chữ:

- Chia sẻ : tiếng Hán là phân đảm, dùng trong thí dụ chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ một phần phí tổn

- Chia xẻ :  phân cát (cát là cắt), dùng trong những trường hợp có sự chia cắt thực sự

 

Theo ư kiến cá nhân, lối phân biệt trong 2 và 3 có vẻ hợp lư.

Chúc HV luôn vui.

L

 

- ĐÁP From khao luu :

 

Thưa chư vị,

Hưởng ứng việc làm của chư vị, tôi xin góp nhặt một vài chữ thường viết sai chính tả :

sử dụng thay v́ xử dụng

chia xẻ thay v́ chia sẻ

xán lạn thay v́ sán lạn hay sáng lạng

Những chữ trên nhiều người viết sai nên nay nh́n những chữ đúng lại tưởng là sai.

 

Thành thật,

Lưu Trung-Khảo

 

- ĐÁP From Dang Nguyen :

   

Kính thưa quí vị,

Tôi cũng xin hưởng ứng.

Tôi đồng ư với ông Lưu Trung Khảo 2 từ ngữ xử dụng, xán lạn, viết như vậy mới đúng. Nhưng từ ngữ chia xẻ th́ cần xét lại.

Theo tôi, viết chia sẻ mới đúng. Sẻ có nghĩa là sớt ra một phần. Một khối lượng gồm nhiều đơn vị, ḿnh sớt ra một phần để chia cho người khác. Như san sẻ, chia cơm sẻ áo. Sẻ c̣n dùng được với danh từ trừu tượng, như chia vui sẻ buồn, chia sẻ nổi niềm ưu tư.

C̣n xẻ có nghĩa là mổ, như banh da xẻ thịt. Xẻ c̣n có nghĩa cắt rời một đơn vị ra = bổ, như xẻ trái cam làm đôi = bổ đôi. Xẻ dùng với danh từ cụ thể, chứ không dùng với danh từ trừu tượng.

Tôi nghĩ không có chia xẻ, mà chỉ có chia sẻ mà thôi. Thí dụ: "chia cơm sẻ áo" th́ sẻ áo có nghĩa là ḿnh có nhiều cái áo, ḿnh san sẻ, chia bớt một hai cái cho người. C̣n viết xẻ áo th́ có nghĩa cắt chiếc áo ra th́ đâu c̣n sử dụng được.

Tra từ điển của Đào Văn Tập và từ điển của Nhà Khai Trí th́ thấy có chia xẻ mà không có chia sẻ. Nhưng tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức th́ phân biệt nghĩa gần giống như tôi phân biệt ở trên.

 

Kính góp ư

Kính, 

Nguyễn Phước Đáng.

 

- ĐÁP From thong le :

 

Kính thưa anh Khảo,

Tôi tra Đại Tự Điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ư th́ thấy "chia sẻ" và "chia xẻ" đều có cả, nhưng nghĩa khác nhau. "Chia sẻ" vui buồn và "chia xẻ" lực lượng. V́ tự điển này xuất bản tại VN dưới chế độ Việt Cộng cho nên không biết có chính xác không ? Kính xin anh và quư vị cho biết tôn ư. Tôi rất cần "diễn đàn" này để học hỏi thêm hầu sử dụng tiếng Việt cho chính xác. Cảm ơn GS Khảo và chư vị chuyên môn về Việt ngữ.

 

LTThong

 

- ĐÁP From khao luu :

 

Kính thưa anh LTThong,

Theo ư kiến nông cạn của tôi th́ xẻ có nghĩa là chia ra, mổ ra, cắt ra, bổ ra làm hai hay nhiều phần. Xẻ dược dùng với cả những đối tượng cụ thể hay trừu tượng. Do đó chia xẻ vui buồn cũng như xẻ dưa, xẻ gỗ, chia xẻ lực lượng dều viết giống nhau.. Từ điển cũng có giới hạn của nó. Như cuốn Việt Nam Tự Điển của Lê văn Đức được Lê ngọc Trụ hiệu đính mà chữ chia xẻ ở trang 291 cột 1 khác với chữ chia sẻ trang 1266 cột 2.

Sẻ dùng để chỉ loài chim : chim sẻ, se-sẻ. Mong được quư vị cao minh chỉ giáo thêm.

 

Thành thật,

Lưu Trung Khảo

 

- ĐÁP From Ton That Son :

 

Thưa Quư Vị,

Tôi có chút góp ư ''Xử dụng'' và ''sử dụng ''. Theo tôi, người miền Trung hay người Huế chúng tôi dùng chữ ''Xử dụng'' trong khi người miền Bắc dùng chữ ''Sử dụng''. Hai chữ có cùng nghĩa. Tôi từng bị ông Hồ Công Tâm sửa lưng khi dùng chữ ''chia xẻ". Có vị cho rằng ''chia sẻ" mới đúng. Nhưng tôi hiểu, người Huế hay dùng chữ '' chia xẻ'' thay cho chữ ''chia sẻ'' mà người Bắc hay dùng.

Xin cho lời bàn để học hỏi thêm.

 

Đa tạ,

TTSơn

 

- ĐÁP From khao luu :

 

Thưa BS Tôn thất Sơn,

Sử dụng gốc từ chữ Hán. Chữ sử được viết với bộ nhân bên trái và chữ sử (lịch sử) bên phải. Sử có nghĩa là sai khiến.Thí dụ : quân sử thần dĩ lễ (vua phải dùng lễ mà sai khiến bày tôi), quân sử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu (vua khiến bầy tôi chết, bầy tôi không chết là bất trung, cha khiến con chết, con không chết là bất hiếu). Chữ sử dụng dược viết theo nghĩa này.

Chữ xử cũng gốc từ chữ Hán viết tương tự như chữ xứ (chỗ ở, xứ sở). Xử có nghĩa là vị trí, quyết đoán, ở nhà trái nghĩa với chữ xuất.

Xuất với xử bên nào cũng khó,

Nhục hay vinh ở đó mà ra.

Xử lư, xử sự, xử thế, đối xử hay ứng xử, xử trí, xử đoán đều được viết theo chữ xử này.

Vài hàng góp ư, mong được quư vị cao minh chỉ bảo thêm, chúng tôi xin đa tạ.

 

Lưu Trung Khảo

 

- ĐÁP From anvihy :

 

Kính thưa chư vị ,

Trong Việt Nam Tân tự điển (của Lê văn Đức, Lê ngọc Trụ) gắn vào máy điện toán theo font chữ VNI Tân Kỳ th́ :

SẺ :

danh từ : con sẻ, chim se sẻ

động từ : chia ra, sớt bớt một phần (San sẻ, chia cơm sẻ áo)

CHIA XẺ :

động từ : chia chác

Theo ư kiến hạn hẹp của tôi, cả hai chữ CHIA SẺ và CHIA XẺ đều có ư nghĩa và đều dùng được cả. Có ư kiến cho rằng CHIA XẺ thường dùng trong trường hợp một vật cụ thể đếm được như chia xẻ chiếc bánh, chia xẻ chén cơm c̣n CHIA SẺ thường dùng trong trường hợp trừu tượng như chia sẻ nỗi buồn, chia sẻ niềm đau, chia sẻ cơm áo ..

Xin được lĩnh ư các cao nhân !

 

Trân trọng,

Tôn-thất Tuệ

 

- ĐÁP From khao luu :

 

Thưa chư vị,

Nếu chia xẻ là chia chác như tự điển định nghĩa và nếu ta tôn trọng định nghĩa đó th́ không có trường hợp ngoại lệ bởi chia xẻ nỗi buồn, chia xẻ niềm đau, chia cơm xẻ áo cũng là chia chác vậy. Theo thiển ư chính tả cần phải thống nhất, không nên gây rối cho trí óc của các cháu học sinh c̣n non nớt và thường suy nghĩ đơn giản. Mong chư vị cho biết tôn ư.

 

Lưu Trung Khảo

 

- ĐÁP From anvihy :

 

Thưa chư vị,

Cũng có người giải thích rằng :

CHIA XẺ : tách rời để phân chia , cũng chỉ có nghĩa là CHIA (Chia xẻ quả cam làm 3 cho 3 em bé. Sau vụ tranh chấp, hội A bị chia xẻ làm đôi ..). CHIA XẺ dùng trong trường hợp chia chác, phân chia .. không mang một giá trị tinh thần cao quí.

CHIA SẺ : cùng chung nhau gánh vác, chịu đựng (chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ bổn phận, chia sẻ lo âu ..), mang một giá trị tinh thần.

Xin nêu ra để thỉnh ư các cao nhân.

Tôi cũng đồng ư rằng chính tả hay nói rộng hơn là từ ngữ phải được thống nhất. Hiện nay, TIẾNG VIỆT đang bị xáo trộn bởi sự xuất hiện rất phổ thông nhiều từ ngữ hoặc mới chế tác (cụm từ, phấn khởi hồ hởi ..), hoặc đảo nghịch không cần thiết (đảm bảo, giản đơn ..) hoặc dùng không đúng nghĩa (sự cố, rất ấn tượng, trời khả năng mưa ..) hoặc dung tục hóa (xưởng đẻ, nhà đẻ ..)

Theo ngu ư, đó mới chính là điều làm cho ta băn khoăn lo lắng và là trọng điểm của đề tài "TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG".

 

Trân trọng,

Tuệ Quang Tôn-thất Tuệ

 

- ĐÁP From Do Duy Thuy :

 

Kính thưa quư vị,

Trong việc thảo luận Việt Ngữ, một sự kiện thường xảy ra là để biện minh một từ Việt Ngữ đúng hay sai, chúng ta dùng tự điển hay dùng tài liệu sách vở như lịch sử, sách hay truyện vv ...

Sự kiện dùng tự điển có chính xác và toàn hảo không ? Để trả lời, xin nh́n vào ba vấn đề căn bản trước :

- Thứ nhất, việc biên soạn tự điển đă như thế nào vào thời điểm đó ? Vào thời điểm thiếu phương tiện truyền thông, thiếu kỹ thuật, thiếu hệ thống giáo dục chính thức vv.. tác giả đă lấy những từ ở đâu ? Xuất xứ của từ ở địa phương của tác giả, từ đă được thảo luận và chấp nhận với một sự giải thích hữu lư ?

- Thứ hai, việc bản quyền được tôn trọng như thế nào ? Tác giả có chép lại của một tác giả khác ?

-  Thứ ba, nhà xuất bản khi sao bản có bảo đảm sự chính xác v́ "tam sao thất bản" ? 

V́ vậy, có sự kiện chẳng may nhiều tự điển hay sách vở viết cùng từ đó nhưng viết khác nhau. Vậy tài liệu nào đúng hơn ?

Tôi chỉ xin sơ lược vài câu hỏi để cùng nhận biết rằng khi thảo luận về Việt Ngữ nói chung, tự điển và sách vở chưa phải là nguồn tài liệu chính xác. Ngược lại, theo tôi hiểu, tại Hoa Kỳ hay Tây Phương, dùng tự điển làm căn bản rất chính xác v́ việc biên soạn tự điển xảy ra trong thời hiện đại với nhiều thủ tục khắt khe. Tự điển được biên soạn bởi một một ủy ban có trách nhiệm và những định nghĩa hay dữ kiện nêu trong tự điển phải phù hợp theo những tiêu chuẩn của mộtt Ủy Ban Định Chuẩn trong lănh vực đó. Phải tôn trọng bản quyền. Nếu không, tự điển phải nêu rất rơ những dữ kiện trong tự điển này là do đóng góp tự nguyện của công cộng và giá trị không được kiểm chứng.

V́ chúng ta không có Ủy Ban Định Chuẩn trong rất nhiều lănh vực nên chúng ta thường có rất nhiều vấn đề. Hy vọng sự kiện này sẽ được cải thiện trong tương lai gần bởi thế hệ này hoặc thế hệ sắp đến.

 

Kính thư,

Đ Thụy

 

(C̣n tiếp)

 

 

QUỚI NHƠN chuyển

 

website counter