Home | THU* MU.C | TIÊ'NG VIÊ.T | TIÊ'NG VIÊ.T [tt] | TIÊ'NG VIÊ.T [1] | TIÊ'NG VIÊ.T [2] | TIÊ'NG VIÊ.T [3] | TIÊ'NG VIÊ.T [4] | TIÊ'NG VIÊ.T [5] | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T [tt] | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 1 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 2 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 3 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 4 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 5 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 6 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 7 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 8 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 9 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 10 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 11 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 12 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 13 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 14 | H̀NH .. NÓI THAY | HU'O'NG QUÊ | HU'O'NG QUÊ (tt) | HU'O'NG QUÊ 1 | HU'O'NG QUÊ 2 | HU'O'NG QUÊ 3 | HU'O'NG QUÊ 4 | HU'O'NG QUÊ 5 | HU'O'NG QUÊ 6 | HU'O'NG QUÊ 7 | HU'O'NG QUÊ 8 | HU'O'NG QUÊ 9 | HU'O'NG QUÊ 10 | CÂY GIÁ | CA DAO VN | VINH~ BIÊ.T

hoasuhong_dam_lot.jpg

TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG (tt)

 

TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG (tt)

 

* SÁNG LẠN(G) hay XÁN LẠN

 

- HỎI From MienDu Nguyen :

 

Dear cả làng và thầy Lưu Trung Khảo kính mến,

Từ hồi nhỏ đi học đến giờ MD chỉ có nhớ là viết chữ sáng lạn (không G) = tươi sáng chứ không thấy "xán lạn" ?? Không biết có vị nào biết thêm về chữ này xin chỉ giúp cho.

 

Thân kính

Miên Du DL

 

- ĐÁP From khao luu :

 

Thưa bạn Miên Du,

Các từ điển như VNTĐ của hội Khai Trí, Tiến Đức, TĐVN của Lê văn Đức, Hán Việt TĐ của Đào duy Anh, Hán Việt TĐ của Thiều Chửu đều ghi là XÁN LẠN và giải nghĩa từ ngữ này là : sáng chói, chói lọi, rực rỡ, sáng sủa tốt đẹp. Tự điển Lê Văn Đức cho thí dụ : tương lai xán lạn.

 

"Xán lạn" nguyên là một từ ngữ Hán Việt và bởi nó có nghĩa là sáng chói rực rỡ nên nhiều người lầm tưởng là chữ "sáng" của chữ Việt thuần túy. Dùng lâu thành quen, đến khi thấy chữ "xán lạn" viết đúng lại tưởng là sai.

 

Chúc bạn mạnh khoẻ và mong bạn giải tỏa được thắc mắc này.

Quư mến

Lưu Trung Khảo

 

* Chúng cư và Chung cư, NHŨ DANH hay NHỮ DANH ..

 

-From Dang Nguyen :

 

Tôi khoái đề tài nầy, v́ học hỏi được nhiều ư kiến của quí vị thức giả nặng t́nh với tiếng Việt, nên tôi hay góp ư, mong quí vị đừng mắng là tôi nhiều chuyện.

 

Ông Nguyễn Hiến Lê lúc khởi đầu viết văn cũng viết sai "sáng lạn", nhưng sau có người, dường như là cụ Lê Ngọc Trụ, chỉ ra phải viết "xán lạn" mới đúng.  Từ đó cụ NHL viết sửa lại là xán lạn.

 

Đúng như g/s LTK giải thích, những chữ Hán Việt có phát âm gần với tiếng thuần Việt thường làm cho ḿnh dễ lầm lộn, lấy tiếng thuần Việt thay tiếng Hán Việt, như xán lạn/sáng lạn, độc giả/ đọc giả, chúng cư/ chung cư ..

 

Đành rằng trong tiếng Việt có rất nhiều từ kép có 1 tiếng Hán Việt ghép với 1 tiếng thuần Việt (Nôm) như học hỏi, sinh sống, lăo già .. Nhưng, theo tôi, nguyên tắc Hán Việt ghép với Hán Việt, Nôm ghép với Nôm để tạo từ mới, hoặc để giải thích chính tả, vẫn nên được tôn trọng.

 

Bây giờ kính mong quí vị biện giải 2 từ ngữ "chúng cư" và "chung cư" xem chữ nào đúng.

 

Kính,

Nguyễn Phước Đáng

 

-From Nguyen Si Phu :

 

Kính thưa quư vị,

Kính thưa GS Lưu Trung Khảo và Ông Nguyễn Phước Đáng:

 

Cám ơn quư vị đă giải nghĩa rơ ràng hai chữ xán lạn. Riêng hai chữ chúng cư, theo ư riêng th́ là "chúng cư" chứ không phải "chung cư".

 

Chữ "Chúng" là từ Hán Việt có nghĩa là nhiều người, sinh vật  khác nhau. Thí dụ như "chúng sinh", "quần chúng" .. Cư là chỗ ở. "Chúng Cư" là chỗ ở của nhiều người (hay nhiều gia đ́nh) nhưng không phải là ở chung (mà mỗi gia đ́nh có một căn riêng trong ṭa nhà đó). Chữ "Chung", là tiếng Việt, có nghĩa là cùng nhau. Với nghĩa này th́ Hán Việt có chữ "đồng"; như "đồng tâm hợp lực", "đồng sàng dị mộng" ..

 

Chữ "Chung", là tiếng Hán Việt lại có nghĩa khác là cuối cùng; như "chung cuộc" hay "tựu chung" (không phải tựu trung).

 

Như vậy, theo nguyên tắc một danh từ ghép, nếu đă là Hán Việt th́ cả hai chữ đều phải là Hán Việt. Do đó hai chữ "chúng cư" mới đúng theo nghĩa mà người ta muốn nói đến là một ṭa nhà có nhiều gia đ́nh ở (nhưng không phải ở chung như nghĩa "chung" của tiếng Việt).

 

Vài ḍng xin góp ư cùng quư vị

Kính,

Nguyễn Sĩ Phu

 

-From khao luu :

 

Thưa Chư vị,

Thưa ông NSPhu,

 

1/ Tôi tán thành điều ông biện giải về chúng cư và chung cư. Chữ "chúng cư" là chính xác.

 

2/ Chữ nhũ và chữ nhữ của Hán tự không có một chút liên hệ nào và tự dạng cũng hoàn toàn khác nhau. Do đó không thể có sự lầm lẫn giữa "nhũ danh" và "nhữ danh" để rồi từ đó thành ra "nữ danh"

được.

 

Thành thật,

Lưu Trung Khảo

 

-From Nguyen Si Phu :

 

Thưa Ông Nguyễn Phước Đáng, GS Lưu Trung Khảo, Chị Hoa Hoàng Lan và Chị Quản Mỹ Lan,

 

Người viết xin không đồng ư với quư vị về chữ NHŨ DANH, phải viết là NHỮ DANH mới đúng với ư nghĩa là tên người phụ nữ lúc c̣n là con gái.

 

Xin tŕnh bày thêm như sau:

 

Chữ NHỮ là một âm khác của chữ NỮ.

Việc này có thể chứng minh được.

Chúng ta có thể kiểm chứng bằng cách xem lại các bản văn bằng chữ NHO, thí dụ như mộ bia, sớ ..

 

Chữ NỮ viết gần giống như 2 dấu "<" và ">" đan tréo vào nhau, c̣n chữ NHŨ là cái vú viết hoàn toàn khác.

 

Trên mộ bia, sớ thường viết là NỮ DANH (nhưng khi đọc lên là NHỮ DANH).

 

Sách hay tự điển cũng do một người hay một nhóm người soạn ra mà thôi, cũng có thể có sai lầm (thí dụ như trường hợp tên của phu quân bà Trưng là Thi chứ không phải là Thi Sách như  phần nhiều sách sử đă ghi; xin đọc bài biên khảo của GS Nguyễn Lư Tưởng gần đây)

 

Chúng ta cần sách nhưng cũng cần có suy luận và tranh luận với nhau để t́m ra sự thật nhằm làm sáng tỏ tiếng Việt.

 

Kính,

Nguyễn Sĩ Phu

 

-From Dang Nguyen :

 

Thưa ông Nguyễn Sĩ Phu,

Tôi nghĩ, NHỮ danh là không đúng. Phải là NHŨ danh mới đúng. Giải thích như bà chị Hoa Hoàng Lan và ông Nguyễn Văn Trần và vài vị khác là đúng rồi, tên hồi thuở c̣n bú vú mẹ (Nhũ = vú = sữa).

 

Điều c̣n lại là, tại sao hầu hết chúng ta chỉ dùng từ nhũ danh cho đàn bà mà không dùng cho đàn ông ?

 

Theo tôi,

1) Chữ nhũ làm ta nghĩ đến đàn bà con gái. Có câu "Nam tu, nữ nhũ", trai th́ râu, gái th́ vú. Gặp chữ "nhũ" là chúng ta dành cho phái nữ, nên gặp từ ngữ "nhũ danh" th́ ta nghĩ ngay là chỉ dành cho phái nữ.

2) Từ trước tới nay, khi cô gái đi lấy chồng, người ta thường gọi theo tên chồng, quên đi tên thời con gái. Chừng khi cần thiết nhắc lại tên thật, người ta mới dùng đến chữ "nhũ danh". Nói cách khác tên con gái có thay đổi tạm, mà tên con trai thường không có thay đổi cho đến chết. Thét rồi thành quen, đến mức xác định là từ ngữ "nhũ danh" chỉ dùng cho nữ giới mà thôi.

Thực tế, người con trai thường dân nếu có đổi tên th́ bỏ luôn tên cũ, nên chưa bao giờ dùng nhũ danh để nhắc lại tên lúc mới sanh của ḿnh.

 

Ông Nguyễn Long Thao, trong quyển Sơ Thảo Tính Danh Học Việt Nam (Thằng Mơ xuất bản, 2003) có nói về nhũ danh cũng tương tợ như những vị nêu trên.

 

Kính,

Nguyễn Phước Đáng

 

-From My Lan Quan :

 

Thưa ông Nguyễn Sĩ Phu, Nguyễn Phước Đáng, Lưu Trung Khảo, chị Hoa Hoàng Lan, và độc giả quan tâm đến tiếng Việt,

 

Trước hết xin đồng ư với ông là Tự điển (Từ Điển) cũng có khi sai, tôi đă nhiều lần t́m ra cái sai của Tự Điển (nếu cần chúng ta sẽ trở lại vấn đề này).

 

Do đó nếu chúng ta hoàn toàn và chỉ tin vào sách thôi th́ chính chúng ta cũng sẽ có lúc sai như sách !

 

C̣n vấn đề chữ NHŨ DANH, ông quả quyết là NHỮ DANH th́ quả thật tôi chưa từng được biết hoặc nghe nói đến và có lẽ các vị trên, kể cả tác giả Việt Nam Tự Điển (quyển hạ , trang 1105, cột bên trái của Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ) cũng chưa biết !

 

Vậy, nếu có thể được xin ông cho biết "nhữ danh" được viết ở sách nào, do nhà xuất bản nào vào năm nào, chúng tôi sẽ t́m hiểu và thưa lại với độc giả để khỏi bị hoang mang. Chúng tôi tin rằng một khi ông nhất định bảo lưu ư kiến của ḿnh th́ chắc chắn ông phải nắm rất rơ vấn đề.

 

Trong khi chờ đợi, có lẽ CHÚNG TA CHỈ CÓ THỂ ĐỒNG Ư RẰNG CHÚNG TA KHÔNG ĐỒNG Ư với nhau trên danh từ này.

 

Kính thư.

Quản Mỹ Lan



(C̣n tiếp)

QUỚI NHƠN chuyển


website counter