Home | THU* MU.C | TIÊ'NG VIÊ.T | TIÊ'NG VIÊ.T [tt] | TIÊ'NG VIÊ.T [1] | TIÊ'NG VIÊ.T [2] | TIÊ'NG VIÊ.T [3] | TIÊ'NG VIÊ.T [4] | TIÊ'NG VIÊ.T [5] | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T [tt] | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 1 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 2 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 3 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 4 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 5 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 6 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 7 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 8 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 9 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 10 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 11 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 12 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 13 | -DIÊ`U CÂ`N BIÊ'T 14 | H̀NH .. NÓI THAY | HU'O'NG QUÊ | HU'O'NG QUÊ (tt) | HU'O'NG QUÊ 1 | HU'O'NG QUÊ 2 | HU'O'NG QUÊ 3 | HU'O'NG QUÊ 4 | HU'O'NG QUÊ 5 | HU'O'NG QUÊ 6 | HU'O'NG QUÊ 7 | HU'O'NG QUÊ 8 | HU'O'NG QUÊ 9 | HU'O'NG QUÊ 10 | CÂY GIÁ | CA DAO VN | VINH~ BIÊ.T

hong_huong.jpg

TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG

 

TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG

 

* Xử Dụng hay Sử Dụng ?

 

-HỎI From HienVy Nguyen :

 

Thưa quí anh chị,

HV xin cám ơn quí anh chị về những bài học rất lợi ích trong "Tiếng Việt Trong Sáng" mà thời gian gần đây HV đă đuọc học hỏi qua quí anh chị.

 

HV xin được hỏi chữ Xử Dụng hay Sử Dụng

 

Tự Điển Nguyễn Văn Khôn viết:

Xử dụng ---> To use, to employ

Sử        --->  to order, to command

Sử dụng ---> To use, to employ, to exert, to exercise

 

HV người Huế, nên xưa nay vẫn viết là Xử dụng. Xin được thỉnh ư quí anh chị. Xin cám ơn quí anh chị rất nhiều.

HV

 

- ĐÁP From tran1232 :

 

HV mến,

Xin cố gắng trả lời HV:

 

- Tự Điển của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ : chỉ có sử dụng (không có xử dụng).

- Tự Điển của Thanh Nghị : chỉ có sử dụng (không có xử dụng).

- Tự Điển Việt Hán của Huỳnh Diệu Vinh: chỉ có sử dụng (không có xử dụng).

 

V́ sử và xử đều là chữ Hán Việt, nên nếu ḿnh truy đến gốc th́ có lẽ đỡ bị confused hơn.

 

Sử (bộ Nhân bên chữ Lại): (Cũng đọc là sứ)

- Theo Tự Điển của Cụ Thiều Chửu:

1) khiến, sai khiến

2) đặt điều ra . Không cho thí dụ có chữ dụng

 

- Theo Từ Hải :

1) lệnh, dịch (sai khiến, ra lệnh)

2) giả thiết

3) dụng, lệ (ví dụ) sử dụng

4) xuất sử.

 

Và chữ kép "sử dụng" được định nghĩa:

1) vận dụng khí vật (xài dùng đồ vật)

2) hoa phí tiền tài (tiêu dùng tiền bạc)

- Từ Nguyên: cũng cho nghĩa tương tự nhưng không có thí dụ hay chữ kép "sử dụng"

Xử (bộ Hổ): (Cũng đọc là xứ)

 

- Theo Tự Điển của Cụ Thiều Chửu:

1) ở

2) trái lại với xuất

3) phân biệt

4) đắn đo, xử h́nh xử án

5) vị trí

6) về

7) thường.

Không cho thí dụ có chữ dụng

 

- Theo Từ Hải :

1) cư trụ

2) trí thân

3) cộng đồng sinh hoạt hoặc công tác

4) phân biệt sự lư đích khinh trọng hoăn cấp, liệu lư nhất thiết

5) ẩn cư nhi bất tác quan đích học giả

6) tại gia nhi một hữu xuất giá đích nữ tử...  Không thấy có thí dụ và chữ kép nào có chữ "dụng".

 

- Từ Nguyên: cũng  tương tự như Từ Hải.

 

Ngoài  ra, Trung Văn Tự Phổ của Rick Harbaugh cũng dịch use là sử dụng (chữ 69/33) và Tự Điển Far East New Approach English-Chinese Dictionary do Viễn Đông Đồ Thư Công ty ấn hành đều dùng chữ "sử dụng" trong các thí dụ cho chữ "use".

 

Như vậy, theo ư kiến riêng của tôi, chữ "sử dụng" có vẻ đúng hơn.

L.

 

- ĐÁP From Do Duy Thuy :

 

Hiền Vy thân,

Ḿnh nghĩ ngược lại là "xử" sát nghĩa hơn "sử". Như anh Lương đă viết, chữ Hán với bộ Hổ th́ "xử" nhu trong "xử án", "xử trảm" thi xử sát nghĩa hơn "sử" rất nhiều để đi đối với "dụng". Bởi v́ "sử" theo Hán tự, không có ư nghĩa nào đi sát với từ "dụng".

 

Một đặc điểm của tiếng Việt là "tiếng láy". Có nhiều loại tiếng láy (repeating word) và trong loại này "xử dụng" dùng kỹ thuật phối hợp hai từ với nghĩa sát nhau để thành từ ghép (synonymous compounds). Thí dụ xử dụng, thương yêu, bồi hồi, khổ sở, cẩu thả, t́m kiếm, đất đai vv...

 

V́ gốc của tiếng Việt là chữ Hán Việt (Nho) rồi đến chữ Nôm, khi phát âm bằng quốc ngữ, đọc cùng âm nhưng chữ viết quốc ngữ th́ từ (word) bị thay đổi theo giọng đọc của mỗi miền. Sự khác biệt của miền rất rơ rệt giữa miền Bắc và Nam như chữ "s" và "x" (cũng như dấu mũ ^ hay không có dấu mũ) nên hầu như lư thuyết hay tài liệu cũng sẽ tùy thuộc rất nhiều vào tác giả thuộc gốc miền nào. Hoặc một tài liệu sao bản của tài liệu trước.

 

Cuối cùng, theo ḿnh nghĩ, vấn đề là nếu chúng ta không có một tiêu chuẩn thống nhất để xác định từ nào là đúng hay sai, th́ từ nào c̣n nghi ngờ cũng nên chấp nhận cả hai lối viết v́ người đọc hiểu được là quan trọng nhất, và đó là căn bản của truyền thông.

 

Vài hàng lạm bàn.

Đ Thụy

 

- ĐÁP From buitien :

 

Chư vị,

Để góp thêm vào phần trích dẫn đă đầy đủ của anh Lương, và nhất là để rộng đường ... dư luận :-) tôi xin góp thêm mấy từ ngữ trong sổ tự điển tôi có:

 

- Hoàng Thúc Trâm, không có Xử dụng,

- Thanh Nghị, cả hai cuốn Việt Nam Tân Tự Điển và Việt Pháp Anh Tự Điển, đều không cỏ Xử dụng,

- Nguyễn Lân, không cỏ Xử dụng,

- Nguyễn Đ́nh Hoà, cỏ cả hai và định nghĩa giống nhau ; Sử dụng: to employ, use, handling; Xử dụng: To use, put to use

 

Cá nhân tôi, tôi học và dùng Sử dụng từ nhỏ. Ngoài ra, tôi cũng thấy đa số sử dụng từ sử dụng hơn là từ Xử dụng.

Bùi Tiến

 

- ĐÁP From MienDu Nguyen :

 

Dear cả làng,

theo MD thôi (lại nhiều chiện nữa rồi) hic .. hic ...

 

anh ĐT ơi !

"Ḿnh nghĩ ngược lại là "xử" sát nghĩa hơn "sử".  Như anh Lương đă viết, chữ Hán với bộ Hổ th́ "xử" như trong "xử án", "xử trảm" thi xử sát nghĩa hon "sử" rất nhiều để đi đôi với "dụng". Bởi v́ "sử" theo Hán tự, không có ư nghĩa nào đi sát với từ "dụng"." (DTK)

 

MD th́ không có Hán rộng, chỉ biết rằng tiếng Việt chữ sử dụng khác xa với chữ xử án, xử trảm, xử bắn chữ sử dụng đi kép không thể tách riêng ra được c̣n Xử th́ tách riêng được. Thí dụ:  "coi chừng ta xử ngươi đó", nghe câu này th́ thấy đời ḿnh đi đoong !

MD

 

- ĐÁP From DANG The-Kiet :

 

Cũng để bổ túc hai anh Tiến và Lương, có thí dụ từ Hán Việt "Sử dụng" trong Từ điển của Bộ Giáo Dục Đài Loan:

 

http://140.111.34.46/cgi-bin/dict/GetContent.cgi?

Database=dict&DocNum=120553&GraphicWord=yes&QueryString=?

Ai xem không được cũng không sao, v́ anh Lương đă dẫn giải đầy đủ

DTK

 

- ĐÁP From Do Duy Thuy :

 

Thưa anh chị,

Nếu chúng ta dùng tự điển để làm tiêu chuẩn cũng có vấn đề có từ các tự điển dùng khác nhau. Vấn đề khác, tác giả của tự điển đó đă nghiên cứu những từ như thế nào hoăc có thể chỉ sao bản lại từ một từ điển khác, hoặc dùng từ địa phương của tác giả.

 

Cá nhân tôi vẫn thích lư thuyết diễn giải dựa theo tiếng Trung Hoa, tiếng Nho và tiếng Nôm v́ là gốc của quốc ngữ. Sau đó, dựa theo sự cấu tạo của tiếng Việt để phỏng đoán. Cho nên, "xử" là thi hành, tác động như xử lư, xử lư thường vụ, xử ḥa, xử sự, xử trí, xử trảm, xử tù vv...th́ "xử dụng" vẫn sát nghĩa hơn.  Cấu tạo cua tiếng Việt là tiếng láy nên "xử" đi đôi với "dụng" là hợp lư.

 

C̣n "sử" là "tài liệu, tập vở hay phẩm chức trong triều đ́nh" như sử gia, sử học, sử lược, lịch sử vv...

 

Tuy nhiên, như tôi đă viết, ngôn ngữ là sự chấp nhận của đám đông thành văn hoá. Thành thử, nếu chúng ta viết quen "sử dụng" và mọi người đều hiểu th́ là ngôn ngữ rồi. Không thể nói sai hay đúng. Ngay những nhà ngôn ngữ học cũng c̣n tranh luận, rất khó mà kết luận một từ nghi ngờ là đúng hay sai nếu không có một tiêu chuẩn để xác định. Thiếu tiêu chuẩn, thảo luận thường tạo chia rẽ nhiều hơn là thống nhất. Cho nên có rất nhiều từ của Việt ngữ nên để tùy thuộc vào thói quen hơn là áp đặt một kết luận không thống nhất.

 

Chắc anh chi sẽ rất thông cảm, đây cũng là một vấn đề nan giải nhức đầu trong các trường Việt ngữ khi chấm điểm chính tả của các em mà thầy, cô và phụ huynh không cùng chung quan điểm.

Đ Thụy

 

- ĐÁP From DANG The-Kiet :

 

Vâng, cách này ông Lê Ngọc Trụ gọi là dùng từ nguyên để cố gắng viết đúng chính tả.

 

Chữ Sử/Xử, tiếng Hán Viêt có nhiều trường hợp. Chỉ xin chọn 2 chữ theo những thí dụ trên đâỵ Ta thấy rằng Sử/Xử dụng cho những từ khác nhau. Và theo kết quả t́m được khi áp dụng phuong pháp từ nguyên, viết "sử dụng" là đúng như ư kiến của anh Lương đă đề nghị

 

1. Unicode: 4F7F (bộ Nhân) : Sử, Sứ sử dụng, sử nhân, công sứ

 

Âm Sử/Sứ được nhiều tự điển ghi như nhau : Đào Duy Anh, Thiêu Chửu, Nguyễn Quốc Hùng, Trân Văn Chánh, v.v.

 

Từ "sử dụng" t́m được trong nhiều tự điển Trung Quốc thí dụ : "sử dụng"

http://www.mdbg.net/chindict/chindict.php?dss=1&wdqchi=%E4%BD%

BF&wdqchim=3 使用  shi3 yong4 to use / to employ / to apply / to make use of

 

2. Unicode: 8655  (bộ Hổ) : Xử, xứ khu xử, xử trí, xuất xử , xử trảm, xử nữ đáo xứ,

 

Âm Xử/Xứ được nhiều tự điển ghi như nhau : Đào Duy Anh, Thiêu Chửu, Nguyễn Quốc Hùng, Trân Văn Chánh, v.v.

 

DTK

 

- ĐÁP From Do Duy Thuy :

 

Thưa các bạn,

Tự điển Hán Nôm định nghĩa từ "sử dụng" trong bộ Nhân với ư nghĩa rất lạ, không đi sát với sử dụng là dùng vào một mục đích ǵ đó.

 

http://www.nomfoundation.org/nomdb/lookup.php

 

Thí dụ trong link trên, "sử dụng" bộ Nhân được định nghĩa là : "cause, send on a mission, order; envoy, messenger, ambassador" là những tước phẩm hay chức vụ.

 

Sứ trong công sứ là đúng v́ sứ là tước phẩm hay chức vụ.  Sử trong "sử nhân" cũng đúng v́ sử chỉ về tài liệu sách vở như lịch sử. Nhưng sử trong "sử dụng" th́ ư nghĩa là ǵ ? Trong khi "xử" mang ư nghĩa "thi hành, tác động" sát ư nghĩa hơn là vậy.

 

Rất nhiều từ của Việt Nam đọc theo phát âm của chữ Hán. Nhưng riêng chữ viết quốc ngữ là của người Việt thuần túy nên tự điển Trung Quốc liệt kê chữ viết quốc ngữ sẽ chính xác như thế nào th́ tôi không rơ.

 

Như tôi đă tŕnh bày, "sử dụng" hay "xử dụng" với tôi không có kết luận chữ nào là đúng hay sai. Xin để tùy cá nhân với những lập luận và thói quen của riêng ḿnh mà thôi.

Đ Thụy

 

- ĐÁP From DANG The-Kiet :

 

Thưa bạn Đỗ Duy Thụy, chư vị,

Vâng, ngày nào mà ta chưa có tự điển làm tiêu chuẩn thi khó ai có thể quyết định cách nào là đúng.

 

Tuy nhiên, bác đề nghị dùng âm Hán Việt để "cố gắng" viết cho đúng chính tả, do đó tôi đi theo đề nghị của bác trong trường hợp "sử/xử dụng".

 

Bây giờ, bác cho xem http://www.nomfoundation.org/nomdb/lookup.php

th́ chính ở đây, khi gơ chữ "Sử" => kết quả hàng đầu với thí dụ "sử dụng" (context).

 

Không biết bác nghĩ sao ? Cám ơn những ư kiến của bác.

Có lẽ riêng tôi, xin ngưng thảo luận về từ "sử/xử dụng" ở đây.

DTK

 

- ĐÁP From MienDu Nguyen :

 

hic .. hic .. huu .. huu ..

MD cũng chịu hết nổi, mà cũng không hiểu nổi nữa, đi một hồi lạc đường mất tiêu, thôi đi trở lại từ đầu chỗ anh Lương nói cho xong chuyện, chỉ có sử dụng mà thôi, các xử án, xử giảo th́ cho đi đoong, đừng có đi trở lại về sau, càng đi càng sai,

 

Mắc công MD phải đi học tiếng Việt lại ngán lắm bà con ơi !

MD cũng xin theo anh DTK nín luôn

MD

 

(C̣n tiếp)

QUỚI NHƠN chuyển

 

website counter