RA.CH GIÁ-----TRA(M NHO*' NGÀN THU*O*NG 2
PHÙ VÂN 18 (tt)
TIN NGã'N | Cõi I-MEO | Cõi I-MEO (tt) | BÀI VIÊ'T MO*I' | BÀI VIÊ'T MO*I' (tt) | XU*O*'NG và HO.A | XU*O*'NG và HO.A (tt) | XU*O*'NG và HO.A 1 | CU*O*`I CHÚT CHO*I | CU*O*I` CHÚT CHO*I (tt) | CU*O*`I CHÚT CHO*I 1 | SU*U TÂ`M | SU*U TÂ`M (tt) | SU*U TÂ`M 1 | SU*U TÂ`M 2 | THO* DI.CH | THU* VIÊ.N RA.CH GIÁ | PHÙ VÂN | PHÙ VÂN (tt) | PHÙ VÂN 3 | PHÙ VÂN 5 | PHÙ VÂN 6 | PHÙ VÂN 9 | PHÙ VÂN 10 | PHÙ VÂN 11 | PHÙ VÂN 12 | PHÙ VÂN 13 | PHÙ VÂN 14 | PHÙ VÂN 15 | PHÙ VÂN 16 | PHÙ VÂN 17 | PHÙ VÂN 18 | PHÙ VÂN 19 | PHÙ VÂN 20

Home

kiengiang.jpg

caydandaydai.gif

naucom.jpg

DƯ ÂM CỦA PHÙ VÂN 18

 

DƯ ÂM CỦA PHÙ VÂN 18

 

Phù Vân ơi,

 

Đang bị quấy rầy bởi những tư tưởng của Hỉ Nộ Ái Ố, đọc Phù Vân 18 , lòng chùng xuống không thiết gì nữa (Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ).

 

PV buồn quá. Không giống như mình nghe được từ những lời tự trào của nàng. Cái con tim mít ướt của mình rất dễ bị đánh mềm bởi những lời như thế. Có phải đó là nhịp cầu vô hình để nối những con người với nhau ? Mình chưa biết rõ PV nhưng càng đọc Phù Vân thì càng thương nàng quá đỗi. PV chắc mỉm cười bảo "thôi bỏ đi Tám" !!!

 

PV nhớ mẹ một cách chân thật, sâu lắng, một cái nhớ của con người thánh thiện. PV mất mẹ đã bao nhiêu năm, đã trưởng thành bao nhiêu năm, mà sự thương nhớ mẹ giống như của một đứa trẻ lên 7, lên 8. Dường như những cái tình cảm đậm đà như thế đó chỉ có ở những cảnh gia đình thiếu thốn chật vật. Nó có tỉ lệ nghịch với vật chất PV ạ (lại méo mó toán học!).

 

Gần đây ngồi xem phim Tàu với mẹ già, mình thấy quá rõ, như một công thức. Những người thân trong gia đình Hoàng Tộc không những không thương nhau, mà đa số tuyệt đối đều trở thành thù nhau. Ngây thơ cách mấy, ở trong hoàng cung một thời gian cũng phải trổ nanh mọc vuốt để có thể vượt thắng, hoặc để có thể tồn tại. Oái oăm thay, nơi đó lại chính là nơi người ta phải giữ lễ nghi nhiều nhất, tỏ ra gương mẫu nhất (Mẫu Nghi Thiên Hạ chẳng hạn), lại là nơi chứa chất tất cả những thứ tàn ác trên đời.

 

Trở lại chuyện nàng kể trong Phù Vân 18 có nói đến nạn đói năm 1945. Mình được ông xã kể nghe chuyện này với một ý nghĩa lịch sử, nên biết nguyên nhân, và biết những ai gây ra nạn này. Không ngờ PV cũng nghe mẹ kể lại. Nhiều người ở miền Nam như mình trước đây hoàn toàn không biết, và hoàn toàn thờ ơ với biến cố đó dù có được kể nghe đi nữa.

 

Mình tin rằng nếu ai ai cũng đều trải qua những hoàn cảnh sống giống nhau, chắc chắn sẽ bớt (mình nói "bớt" thôi) đi những dị biệt của con người. Người ta khác biệt nhau phần lớn là do kinh nghiệm không giống nhau, cộng với tự kỷ, không thích tìm hiểu những hoàn cảnh khác để có thể trải rộng tầm nhìn, để đồng cảm với người khác .

 

hoatrongnuoc.jpg

Đọc tiếp chỗ người ta bảo PV "nhìn lên nhiều quá", và cái tâm lý đằng sau làm nguyên nhân cho thái độ đó, làm mình nhớ một chu

 

Đọc tiếp chỗ người ta bảo PV "nhìn lên nhiều quá", và cái tâm lý đằng sau làm nguyên nhân cho thái độ đó, làm mình nhớ một chuyện cũng tương tự như vậy trong đời.

 

Lúc vừa đỗ Tú Tài, mẹ mình bắt đi học Sư Phạm để ra đi làm cô giáo cho kịp ngày mẹ về hưu. Đồng lương cô giáo tiểu học ngày xưa của mẹ có là bao, lại về hưu, hai em còn bé quá, ba thì đau yếu không sản xuất được. Mình thất vọng não nề vì không được tiếp tục học lên Đại Học, một giấc mơ của con nhà nghèo. Lúc học nội trú, mình lại nhận được một lá thư của một người bạn học cùng lớp. Trời ơi, thơ con trai. Suốt bậc trung học mình không dám nói chuyện với cu cậu nào hết. Còn T. này (quen gọi mấy đứa con trai ngang tuổi là "thằng", cũng như mấy tụi con trai gọi con gái ngang tuổi là "con" vậy thôi), là hạng học giỏi cừ khôi, và cũng thuộc loại chẳng nói chuyện với con gái bao giờ.

 

Trong thư "thằng T." tả lại anh D. bạn của T. đang thất tình với mình, và không học được, nhờ mình gửi cho anh D. vài chữ để động viên tinh thần bạn của hắn để học thi cho giỏi như T. , và để khỏi sa vào nhà Bùi Kiệm !!

 

Từng tuổi đó, nhưng mình chưa biết yêu, thật tình mà nói như thế. Mình biết là T. rất nghiêm chỉnh và đàng hoàng, cho nên khi T. bảo mình viết cho D. như thế, thì mình lấy làm việc nghiêm trọng. Nhưng vì còn ngốc nghếch, cho nên mình để dành thư T. chờ khi về nhà với mẹ để hỏi xem nên trả lời thế nào cho hợp lý (!). Chắc PV cười mình thúi đầu cái vụ này.

 

Cuối tháng về tỉnh nhà, tìm một lúc rảnh rỗi, mình đem thơ của T. ra cho mẹ coi và hỏi nhỏ mẹ. Bà già đâu có biết T. và D. là ai, và cũng chẳng cần biết, mắng mình : "Cái đồ con gái hư, con trai gửi thư chọc mà mầy đòi trả lời, lại còn bảo tao chỉ dạy nữa!."

 

Thế là mình hỏng dám viết trả lời cho T. dù là từ chối. Và hậu quả là T. cho rằng mình ỷ học nghề Cô Giáo rồi khinh khi bạn bè đến nỗi không thèm nói tiếng nào. Tiếng đồn rộng ra cho nhiều người bạn khác. Sau này có dịp mình sẽ kể thêm vài giai thoại của cái hậu quả này.

 

Bẵng đi hơn 35 năm sau, gặp lại trong dịp mình về VN thăm, mình và ông xã được hân hạnh gặp lại bạn cũ, cũng là lần đầu tiên được nói chuyện với mấy người bạn xưa trong một buổi tiệc nhỏ, trong đó có T.   Khi nghe kể lại chuyện ngớ ngẩn của mình và bà già ngày xưa, T. ôm bụng cười lăn.

 

Hôm nay trở lại sở, ảnh hưởng bài của PV hôm qua, mình cứ phập phồng sợ mẹ già ở nhà chờ mong, đã gọi về thăm hai lần. Mỗi lần gọi, bà già hỏi có chuyện gì không.

 

Chắc chắn là không bao giờ cho mẹ coi thư nào của nam giới nữa, vì mình đã lớn, và cũng chẳng có bức thư nào ngớ ngẩn bằng bức thư của T. gửi cho mình như thế cả.

 

ĐẠM THỦY

 

caydandaydai.gif

kiengiang.jpg