SU'U TÂ`M 15

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | LINKS | CÂN? THÂ.N !!! | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BA`I VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | CU'̉'I CHÚT CHO'I 1

TA.P GHI 8

 

Cưỡng bách hồi hương

(Mai Phương)

 

Victor Jimenez và Macrina Mota-Pineda là hai người trẻ, nhập cảnh bất hợp pháp vào Hoa-Kỳ vào khoảng 20 năm trước đây. Thuở thanh niên, Jimenez được người anh họ giới thiệu với một thiếu nữ tên Macrina. Họ yêu nhau, và chung sống với nhau tại San Rafeo từ năm 1990.

 

Jimenez và Macrina có 6 người con, con gái lớn là Yvette giờ này đã 18 tuổi. Các con của họ đều mang quốc tịch Hoa Kỳ. Để lo cho gia đình, Jimenez phải đi làm 2 công việc, 7 ngày một tuần. Việc làm chính là làm điều hành viên cho tiệm Round Table Pizza. Sau giờ làm việc, Jimenez chạy tới một tiệm ăn để làm bồi bàn. Mota-Pineda làm công tác thiện nguyên cho Cộng Đồng, cho nhà thờ, và cho trường học, nơi mà các con của 2 người đang theo học. Khi hồi tưởng lại thời kỳ đó, Mota-Pineda tiếc rẻ: “thuở ấy, thực là hạnh phúc. Cám ơn Thượng đế đã giúp đỡ gia đình chúng tôi !”

 

Cuộc sống của gia đình đang êm ấm thì đột nhiên một biến cố đã làm đảo lộn tất cả. Tháng 6/2001, sau giờ làm việc, Jimenez uống vài chai bia với bạn bè, rồi lái xe về nhà. Một tai nạn xe hơi đã đưa Jimenez vào tù với tội danh “ lái xe khi say rượu”. Đây là lần đầu tiên Jimenez bị rắc rối với pháp luật, tuy nhiên vì không có giấy tờ cư trú hợp pháp, nên Jimenez bị tống giam 7 tháng tại nhà giam San Mateo và sau đó chuyển qua nhà giam các tôi phạm về cư trú, tại Arizona ...

 

Jimenez bị xử trục xuất về Mexico và không được trở lại Hoa Kỳ trong thời gian là 7 năm. Tiền chi phí cho luật sư hết 25,000 đô la. Chiếu theo luật của Quốc Hội Hoa Kỳ, ban hành năm 1996, thì nếu muốn ở lại Mỹ, Jimenez phải hội đủ 3 điều kiện:

 

1. Là công dân tốt trong thời gian định cư tại Hoa Kỳ.

2. Có mặt liên tục ở Hoa Kỳ ít nhất là 10 năm.

3. Phải chứng minh được là sự hiện diện của Jimenez là tối ư cần thiết cho gia đình.

 

Ông Chánh án Tòa án di trú tại San Francisco tuyên bố rằng Jimenez chỉ hội đủ 2 điều kiện đầu, nhưng không chứng minh được điều kiện thứ 3.. Jimenez nhờ luật sư chống án. Theo lời Mota-Pineta thì luật sư, ngay sau đó đã bị treo bằng, không hề thông báo cho thân chủ biết về án lệnh cuối cùng của Tòa Án là trục xuất. Hồi 4:30 sáng ngày 11/12/2008, khi Jimenez vừa dời chỗ làm thì bị nhân viên sở di trú bắt giữ.

 

Thực là “họa vô đơn chí”. Sau đó, nhân viên di trú lại khám phá ra rằng Mota-Pineda cũng không có giấy tờ cư trú hợp pháp tại Hoa Kỳ. Nhân viên công lực buộc Mota-Pineda phải đeo một vòng điện tử thông tin vào cổ chân để họ tiện theo dõi.

 

Sau khi Jimenez bị trục xuất, gia đình không đủ tiền thuê nhà nên phải chuyển vào ở trong Motel. Rồi sau đó lại dọn về trung tâm tạm cư tại Menlo park, và 4 tháng sau đó dọn vào một căn nhà bình dân tại San Mateo.

 

Từ một gia đình bao nhiêu năm vẫn tự túc trong cuộc sống, thì giờ đây họ phải hoàn toàn nương tựa vào tiền trợ cấp xã hội và phiếu thực phẩm do chính phủ cấp phát.

 

Yvette, người con gái lớn trong gia đình, bị bệnh “trầm cảm ” từ năm 12 tuổi, đã toan tính tự vận bằng thuốc ngủ khi nghe tin người cha bị trục xuất. Trước nỗi khổ của gia đình, Yvette đã làm việc 24 giờ một tuần, tại khu nhà hưu trí sau giờ học.

 

Buổi sáng ngày 20/11, Mota-Pineda cùng với Luật sư mới, Jonathan Dunten có mặt tại Tòa án Di trú San Francisco. Hai Giáo sư của trường Trung học Aragon tại san Mateo cũng ra tòa để chứng nhận là rằng Yvette và Victor sẽ theo học Đại học vào niên khóa tới. Trưởng bộ môn thể thao cũng lên chứng nhận Victor, 16 tuổi, hiện là running-back và line-back cho đội bóng của trường.

 

Vì Mota-Pineda có một người con trai là Noe, 15 tuổi bị chậm phát triển trí tuệ (Learning disabilities) nên ông Tòa cho hoãn phiên tòa tới tháng 3 để có thời gian đánh giá lại tình trang trí tuệ của Noe. Theo Luật sư Dunten, đó là một tia hy vọng cho Mota-Pineda ..

 

Ngày 16 tháng 3, Mota-Pineda ra tòa lần nữa. Chị đứng trước tòa 3 tiếng đồng hồ kể chuyện thời thơ ấu trong nước mắt tuôn rơi:  Mota-Pineda kể rằng: khi chị mới 12 tuổi, thì cha chị bị một tổ chức buôn ma túy ở Mexico thanh toán vì ông ta chống lại họ. Mẹ chị, vì sợ tổ chức này ám hại, nên đã đem các con bỏ nhà trốn ra khỏi tỉnh, rồi tiếp tục di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Cuối cùng, mẹ chị bảo các con rằng: “chỉ có một nơi an toàn để cho các con có cuộc sống ổn định: đó là Hoa Kỳ”. Bà đã làm đủ cách để gửi 2 người con gái sang miền Bắc nước Mỹ. Còn chính bà, thì thay tên, đổi họ về nương náu ở một tỉnh nhỏ xa xôi, và hẻo lánh.

 

Trong buổi phán quyết của Tòa vào hai tuần lễ sau đó, ông Chánh án Hayward đã tuyên bố: "quyết định tách rời người mẹ ra khỏi đàn con là một quyết định thiếu nhân bản. Mota-Pineda là điểm tựa cho các con để các anh chị em có thể sống với nhau”. Ông cũng khuyến cáo Nancy Liu, Luật sư của Sở Di Trú là không nên tiến hành thủ tục chống lại quyết định này.

 

Nghe lời phán quyết, Mota-Pineda mừng rỡ khôn xiết, tuy nhiên Yvette vẫn chưa hết lo âu vì quyết định của ông chánh án Hayward vẫn có thể bị thay đổi nếu luật sư của Sở Di Trú nộp đơn kháng án. Họ có thời hạn là 30 ngày để kháng án, và thông thường, đơn kháng án được họ nộp vào phút cuối. Lý do của họ là Yvette đã đủ 18 tuổi, có thể thay mẹ mà lo cho các em.

 

Cả hai mẹ con lại lâm vào trường hợp mất ngủ hàng đêm vì lo lắng. May thay, ngày 30/6, Giám Đốc Sở Di Trú ra thông báo cho các Luật sư là: "chỉ nên tập trung vào việc trục xuất các cư dân bất hợp pháp gây nguy hại cho an ninh xã hội và chính phủ Hoa Kỳ. Không nên tốn thời gian và tiền bạc vào những trường hợp không chắc chắn có thể thắng".

 

Và luật sư của Sở Di Trú do đó đã không nạp đơn kháng án. Mota Pineda không bị trục xuất về Mexico. Chị được ở lại Mỹ, nhận làm đủ loại công việc để có tiền nuôi con: lau dọn nhà cửa, trông coi trẻ em, thông dịch …v..v. Yvette theo học Lafiada College, một trường ở gần nhà.

 

Giờ đây, nỗi buồn của gia đình chỉ là sư vắng mặt của Jimenez. Theo như án Tòa, thì tới năm 2018, Jimenez mới được trở lại Hoa Kỳ. Luật sư Dunten nói rằng: “cũng có thể làm đơn xin giảm thời hạn, nhưng thủ tục cứu xét cũng kéo dài cả tới 5 năm.”.

 

 

 

Mai Phương phóng tác theo Ken McLaughling

- San Jose Mercury News 19/09/10 -

 

(Viet Truong sưu tầm và chuyển)

 

 

website counter