SU'U TÂ`M 15

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | LINKS | CÂN? THÂ.N !!! | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BA`I VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | CU'̉'I CHÚT CHO'I 1

TA.P GHI 31

 

CHO TÔI ÔM TRÁI TIM VIỆT NAM

(KIM LOAN)

 

Kim Loan, với tên họ đầy đủ là Lâm Kim Loan, hiện đang hành nghề Bác sĩ Y khoa tại thành phố Cabramatta, vùng ngoại ô Sydney, Úc châu. Khi có cơ hội, bà viết truyện và thơ cho bạn hữu đọc làm quà văn nghệ. Văn và thơ của bà rất được xa gần đón nhận nồng nhiệt. Ái hữu ĐHSP Sàigòn hân hạnh gởi đến độc giả một đoản văn thật dễ thương của Lâm Kim Loan viết về tác phẩm của một nhà văn cũng rất dễ thương ...

 

 

Cho tôi ôm trái tim Vit Nam

* Kính tng nhà văn Tiu T

 

Hôm nay, thứ Sáu, ngày nghỉ thường lệ của tôi. Thay vì đến thăm má tôi và thu dọn nhà cửa. Tôi làm một việc hơi khác thường. Nhét chiếc võng vào ba lô, kem chống nắng, thêm bình nước lọc, vài trái cây, bọc hột điều, gói khăn giấy, cùng một quyển sách, món quà tôi mới nhận được hôm kia, do một anh bạn bên Pháp gởi qua. Tôi lái xe vào khu công viên quốc gia, trực chỉ vùng Wattamoolla. Lựa một chỗ khuất, có bóng mát, biển mở ra bạt ngàn trước mắt. Hai bên là núi chập chùng ngọn gần ngọn xa, một mình với thiên nhiên tĩnh lặng. Cột dây võng vào hai gốc cây, tôi dành ngày hôm nay để đọc sách, tập truyện ngắn  "Bài ca vọng cổ" của Tiểu Tử.

 

Tôi có lý do để trân trọng về tác giả nầy. Cách đây vài năm, trong một chuyến rong chơi của bốn nàng “sồn sồn”: Anh Thư, Kim Ngọc, Thanh Yến và tôi. Bốn cô nương đến nhà anh Hai Trần tạm trú. Đêm đầu tiên ở Roissy en Brie, một vùng ngoại ô nước Pháp. Trước khi đi ngủ, tôi vói tay lấy một tạp chí cũ chủ gia để sẵn cạnh bên giường đọc để dỗ giấc ngủ. Đó là lần đầu tiên tôi biết đến Tiểu Tử qua truyện “Chị Tư Ù”. Đọc để ngủ, nhưng lại thao thức vì thương nhân vật Tư Ù làm sao! Đầu năm ngoái, người bạn khác chuyển qua email truyện  "Thằng chó đẻ của má" của nhà văn Tiểu Tử. Đọc vài dòng mở đầu, tôi nghĩ má tôi sẽ thích bài nầy. Tôi in ra giấy, chạy xuống lầu đi thẳng vào phòng má tôi đọc cho bà nghe. Đọc, mà tôi cứ phải ngừng lại vì nghẹn ngào, vì nước mắt cứ chảy. Má tôi giục tôi đọc tiếp trong khi bà cũng rút khăn giấy chậm nước mắt. Má tôi cũng bị xúc động như tôi. Sau nầy, thỉnh thoảng má tôi hay hỏi: “ Cái ông viết bài thằng chó đẻ có viết bài nào nữa không? Có, con nhớ đọc cho má nghe với.” Chị Tư Ù, sau bao nhiêu năm vẫn lẽo đẽo theo tôi. Với má tôi, thằng chó đẻ cũng vậy.

 

Mở đầu là truyện "Bài ca vọng cổ", được dùng làm tựa cho tập truyện ngắn. Truyện kể về một đứa con Việt lai Mỹ đen sống ở Phi châu tâm hồn còn đầy tính chất Việt Nam, tình cờ gặp một người Việt Nam rặt. Nó ca vọng cổ, “xuống hò” đàng hoàng. Thằng “Jean le vietnamien” có bề ngoài bên nội và :

-“ Còn bên ngoại của con, nó nằm ở trong. Ở đây nè bác”, nó để một tay lên ngực và vỗ nhè nhẹ về phái trái tim”. Thế là hai người Việt cô đơn, một lai một rặt, một già một trẻ, gặp nhau, ở một nước xa lơ xa lắc, ôm ghì nhau mà tưởng tượng như “ôm lại được góc trời quê mẹ...”

 

Truyện kế tiếp "Nước chảy đá mòn", kể về một người già cô đơn sống nơi xứ người, nhớ miên man đủ chuyện, chuyện ngày xửa ngày xưa, những kỷ niệm hồi năm nẳm, như cuốn phim được quay lại, sờ sờ trước mắt, trong đầu. Nhìn nước chảy ở suối bên ni nhớ về dòng sông bên nớ. Tuổi già quên trước lộn sau. “Vậy mà hình ảnh quê hương vẫn còn nằm nguyên đâu đó trong lòng ... chỉ cần một chất xúc tác là nó bật lên rõ rệt ... làm như mình đang sống trong đó mới hôm qua”. Tiểu Tử kể về làng của ông và kết luận: “Làng tôi đó! Quê trân! Chẳng chút màu mè. Vậy mà sao tôi vẫn thương”. Có ai trong chúng ta không thương và nhớ về Mẹ. Hãy nghe ông tâm sự, lời giản dị mà đầy hồn : “Mẹ gánh xôi ra ngồi bán ngoài chợ ... mẹ đi chân không, mỗi bước chân của mẹ giậm xuống làm tung lên một chút bụi đường ... Hơn sáu chục năm sau, ngồi ở trời Tây nầy, tôi đâu cần nhìn, mà sao vẫn thấy được - thấy rõ - hai bàn chân của mẹ”.

 

"Làm thinh" là truyện thứ tám. Một câu chuyện tôi cảm thấy rất “ nặng ngực” khi đọc. Chuyện kể về một nhân vật rất thành công trước 1975. Một sớm một chiều sau cuộc đổi đời, bỗng hoá trắng tay như trong cơn mộng dữ. Oái oăm! Đó không phải là giấc chiêm bao dữ dằn. Đó là sự thật một trăm phần trăm! Không làm thinh thì làm gì ai, hoặc làm gì nhau? Làm thinh để nén uất ức, vì nếu bộc lộ thành lời sẽ thêm “tiền mất tật mang”. Làm thinh vì thất thế: “ Bây giờ, người chồng thần tượng của ngày trước chỉ còn là một cái bóng! ” Ông Lê Tư càng im thin thít sau khi được con bảo lãnh qua nước ngoài. Lý do làm thinh lần nầy khác hẳn với lý do lần trước. Làm thinh vì ứ hự! Ba sự khép miệng chỉ giống nhau ở cái chỗ đắng cay, thứ cay đắng “muốn nuốt ực mà nó cứ nghẹn ở cổ”, làm tôi phải lắc đầu hỡi ôi! Cuối cùng ông đã làm thinh mà đi. Đi đâu? Đọc truyện, tôi cũng làm thinh đi cùng ông một đoạn đường rồi dừng lại. Tôi để ông tiếp tục đi một mình, để ông tự quyết định đời mình khi thời điểm đã đến, khi mà cả ba tài sản quý giá của một đời người đều bị phá sản không còn sót lại bóng dáng: vật chất, tinh thần và tình cảm . Này bạn! Khi đọc truyện này, khi bạn cùng đi với ông Lê Tư đến bước cuối. Xin bạn hãy cho tôi biết bạn nghĩ gì và hành xử ra sao? Nhớ cho tôi biết nhé!

 

Truyện thứ mười "Mùa thu cuộc tình" nói về sự xum họp của Ngưu lang Chức Nữ. Kể tâm sự một người đàn ông xa vợ mười năm. Có biết bao nhiêu sự chia cách não lòng như thế sau cuộc đổi đời bảy mươi lăm! Anh ghe nầy em ghe kia, ghe anh đi thoát, ghe em bị bắt lại. Ghe con đến bờ, ghe mẹ chìm vào lòng biển sâu! Hoặc có gia đình chỉ đủ tiền để một hai thân nhân ra đi mà thôi!!! Tiểu Tử kể tâm trạng người chồng chờ gặp lại vợ sau bao năm xa cách ... Gần đoạn cuối, thêm một bước ngoặt của câu chuyện với hai chữ “Bởi vì” làm tôi nín thở. Còn thêm ba dấu chấm ... Và, Trời ơi. Tôi đã kêu lên như thế với những dòng kế tiếp của ông.

 

Còn nữa, các truyện khác trong tập truyện Bài Ca Vọng Cổ của Tiểu Tử: “Con Mén” đứa con đang sống ở Tây muốn học tiếng Việt để viết thư về thăm ba nó còn kẹt lại ở Việt Nam. "Made in Vietnam" đứa gái da vàng bỏ nhà đi hoang vì nền tảng gia đình bị tan rã trên đất người, may mắn tạo lại được tương lai nhờ lòng tốt của một gia đình người Việt, “lá lành đùm lá rách” nơi đất lạ. "Nội" về lòng mẹ, nỗi đau cắt rún lìa con lần thứ hai vì thời cuộc ...

 

Mười bốn truyện, nội dung nào cũng xúc tích. Có những lúc tôi phải ngừng lại vì xúc động. Ôi nhân vật! Ôi tình người! Ôi thế sự! Ôi đời!

 

Đọc xong tập truyện của Tiểu Tử, xếp sách lại. Thừ người bất động một hồi lâu. Tôi nhìn kỹ lại bìa quyển sách. Bìa trình bày đơn sơ như không thể đơn sơ hơn. Lật bìa sau, cũng không có hình của tác giả. Lật lại vài trang đầu cũng không có lời giới thiệu của bất cứ nhân vật nổi danh nào. Cũng không có lời vào truyện của chính tác giả. Chỉ một dòng nhắn gởi ngắn ngủi: “Thương tặng những ai trong lòng còn giữ được dấu ấn Made In Việt Nam” và địa chỉ email của ông cho đọc giả muốn mua sách. Chỉ vậy! Mười bốn truyện, hai trăm ba mươi bảy trang. Những dòng văn đơn sơ mà xoáy vào tim tôi thành những giọt nước mắt muốn cầm cũng “chẳng đặng”. Những chữ dùng mộc mạc Nam kỳ rất quê mùa mà tôi thường được nghe, khi tôi còn học tiểu học ở quê, lâu lắm rồi mới được thấy lại: cắc ca cắc củm, xém, hà rằm ... Những tiếng mắng, tiếng kêu đầy yêu thương của người miền Nam : “cha mầy” của ông Nội, “thằng chó đẻ” của người mẹ, "mồ tổ mầy"... nghe sao như được sống lại những ngày tôi còn đưa tay áo lên quẹt mũi chảy thò lò, những lúc cả chục đứa trai gái trong xóm trần truồng tắm mưa, vọc nước ... vô tư cười dòn ran.

 

Anh Tiểu Tử! Sau hôm nay, anh nợ tôi những giọt nước mắt, tiếng thở dài, những nhịp tim đập nhanh, lần cắn môi để khỏi bật khóc thành tiếng, những cái lắc đầu hỡi ôi. Ngược lại, tôi cũng nợ anh những nụ cười chúm chím, tiếng cười khoái chí, những kỷ niệm trẻ thơ được khơi lại. Cám ơn anh đã cho tôi, một người đọc phương xa, chia những vui buồn của riêng anh. Tôi đoán ít nhiều: có anh, gia đình anh, và những ưu tư của anh được gởi gấm qua các mẫu truyện này. Hơn thế nữa, từ đó, tôi được biết thêm những thảm cảnh, kinh nghiệm máu xương và nỗi lòng của hàng trăm ngàn người Việt Nam Hải Ngoại và Quốc Nội.

 

Tôi áp quyển truyện vào tim mình như muốn ôm một trái tim Việt Nam còn nóng hổi. Tôi đặt quyển truyện vào lòng như muốn được chia sẻ với các nhân vật trong mười bốn câu truyện nầy, nhân vật chánh, nhân vật phụ, mỗi người một nét, một thảm cảnh, thắt thẻo bao niềm riêng ... Tôi muốn cho thằng Jean le Vietnamien, cô Kim Made In Viet Nam, hai nhân vật của Tiểu Tử biết: tôi cũng là một người Made- In-Viet Nam, nhỏ hơn nữa, Made-In- Rạch Giá.

 

Ngày mai thứ Bảy, tôi sẽ thăm má tôi bù cho hôm nay. Tôi sẽ đọc cho bà nghe dần những câu truyện trong quyển Bài Ca Vọng Cổ. Để bà nghe mà như thấy lại những hình ảnh cũ trên quê hương, chắc bà sẽ vui như được sống lại ở Giòng Đá.

 

Nắng vẫn đầy trên cây, nắng ngả về bên kia núi. Chim vẫn líu lo nhảy nhót trên cành. Lâu rồi tôi không ca vọng cổ, vừa cuốn lại cái võng, tằng hắng lấy giọng, tôi hát thật to, hát tự nhiên như hồi tháng Tám năm 2002, tôi đã hát vọng cổ giữa trời đêm ở vùng Vancouver, trước đám lửa trại bập bùng, vây quanh bởi những tâm hồn rất Việt Nam: Chị Ngọc, anh Trần, Song, Quý, Hoàng, Sơn, Xuân, Hải Triều; anh chị Ninh, Siêu, Tam, Lạc Châu, Phúc, Tuyết, Khởi, Dũng, Hòa... tổng cộng hơn trăm, không thể kể tên hết.

 

“Điệp ơi, Lan cắt đứt dây chuông là để rẽ chia đạo đời đôi ngả, nhìn theo bóng anh đi mà lả chả lệ tuôn ... dòng”.

 

Này bạn! Hãy đọc truyện ngắn của Tiểu Tử, để thấy thấp thoáng bạn bè thân nhân mình trong đó, để tìm lại những dễ thương của quê hương mình, và để coi bạn có thấy thèm ngân nga một câu vọng cổ như tôi không?

 

Bỗng dưng tôi muốn cất cao giọng rao, một giọng rất Nam Kỳ, rao lảnh lót như những dì, những thiếm bán hàng rong ngày xưa thường qua lại nhà tôi, vai nặng trĩu với chiếc đòn gánh, kẽo kẹt thúng rổ, dãi dầu với những bước chân nhịp nhàng giẫm lên mọi nẻo đường quê: “ Ai mua Bài Ca Vọng Cổ hô.ô.ô.n.g...? ”

 

 

Lâm Kim Loan

 

(Ái Hữu ĐHSP Sàigòn giới thiệu, Trịnh Thị Kiều Diễm chuyển)

 

 

website counter