Bà Cụ Già & Chiếc Xe Chó
Một phụ nữ nhà
quê. Một con người luôn ném hết nghị
lực ra giữa trời đất để sống. Bảy
mươi ba tuổi. Tên "Cao Bà Cụ Già
& Chiếc Xe Chó Thị Mỹ". Mỹ trong nghĩa
từ Hán Việt
là "cái đẹp". Nhưng ít ai gọi
cái tên ấy, người ta thường nhắc
đến bà một cách nửa lạ nửa
quen: bà cụ có chiếc xe chó.
Cỗ xe cuộc
đời.
10 năm nay, bà con xã
Phước Vinh, khu vực biên giới, huyện
Châu Thành, tỉnh
Tây Ninh đã quen với hình ảnh
bà cụ và chiếc xe chó. Bao năm qua
chó Vàng cứ lầm lũi kéo xe chạy
trên đường, gánh trên vai gánh nặng
cuộc đời của bà chủ tội nghiệp
của nó.
Bà Mỹ từng có chồng,
có con. Chồng mất, người phụ nữ ấy
hết lặn lội nuôi con, đến nuôi
dâu, rồi nuôi cháu. Mấy mẹ con tần tảo
xây được căn nhà. Nhà mới
chưa ráo hồ thì người ta khiêng
xác đứa con trai đầy máu về đặt
trước mặt bà. Một "hung thần
đường phố" nào đó đã
cướp sinh mạng nó rồi bỏ trốn.
Người mẹ ấy lặng lẽ bán cái
nhà mới xây để lo tang ma và xây một
cái mả tươm tất cho con.
Bấy giờ, tài sản
đáng giá của người mẹ chỉ
còn cái thân già, ba con chó và một
con heo. Con trai chết rồi, chẳng còn ai đỡ
đần. Chỉ còn đàn chó, con heo trung
thành quấn dưới chân bà. Ban đầu
bà lấy mấy thanh tre, ghép với hai bánh
xe đạp rồi dạy cho con heo kéo. Cái
loài ủn ỉn hay ăn hay ngủ chỉ kéo
được mấy bước rồi lăn ra nghỉ
mệt. Bà thử buộc xe vào cổ ba con
chó. Không ngờ chúng kéo chạy bon bon.
"Vậy là trời còn thương, cho một
kế sinh nhai, di chuyển". Bà tự nhủ rồi
chất một bao gạo, một giỏ xách đựng
quần áo và di ảnh của con trai lên cỗ
xe chó ấy. Cứ chó kéo xe đi trước,
bà đạp xe tất tả theo sau. Người
và chó đi về hướng thị xã.
Ngày đi. Đêm nghỉ bên lề đường.
Ròng rã gần 70 cây số đến tòa
án tỉnh. Người mẹ quyết tâm
đòi công lý cho đứa con xấu số.
Không nhớ nổi bao lâu
ăn ở vạ vật bên đường để
chờ đến ngày người ta tìm ra kẻ
gây tai nạn, tuyên án, người
đàn bà già cỗi ấy mới cùng
ba con chó lủi thủi về. Đến quê,
bà tặng hết số tiền người ta đền
mạng sống đứa con trai cho cô con dâu,
nó cũng nghèo khó và bạc phước
như bà. Còn bà, dắt mấy chú
chó xuống chiếc xuồng ba lá sống một
đời lênh đênh.
Cuộc đời du cư cứ buổi
sớm ra đồng mò ốc, mót lúa,
mót mì …, buổi chiều lại cùng mấy
con chó chở những thứ vừa kiếm
được ra chợ để đổi lấy thức
ăn. Hàng năm trời, giấc mơ của con
người ấy và mấy chú chó cũng bập
bênh trên con xuồng neo ở sông Vàm Cỏ.
Sau trận bệnh tưởng chết trên xuồng,
bà mới mua khung chòi tre với giá bằng bốn
ký thịt bò. Người ta cho dựng nhờ
trên một nền đất hoang bốn mùa lộng
gió bên kia sông. Vậy là bà có một
nơi bình yên để treo di ảnh đứa
con thân yêu.
Robinson trên
đồng
Nghèo, nhiều người
nghèo. Khổ, nhiều người khổ. Nhưng,
con người ấy đã cho tôi cảm xúc
rất lạ. Lạ từ nụ cười khanh
khách trên khuôn mặt đen nhẻm đầy
bùn đất. Lạ từ những giọt nước
mắt lăn vội khi bỏ di ảnh con vô giỏ
bàng rồi treo lên cỗ xe chó chở theo những
ngả đường mưu sinh. Lạ từ chuyện lần
mò trồng và chăm sóc cả một vườn
khổ qua, bí đỏ, rau lang xanh mướt …
để cho bà con hàng xóm ai thích ăn
thì cứ hái miễn phí. Lạ từ
cách mỗi ngày bà đều tìm và
cắm một cành hoa tươi lên vách
chòi tả tơi. Lạ đến những ngày
bà nhịn đói để cho mấy chú
chó được no. Lạ từ sự tự vấn
bản thân khi trót làm chết mấy chú
chó: "Trời! Tui già rồi, mà sao tui
còn ngu hết biết vậy trời!".
Gặp tôi, bà rớt nước
mắt hai lần: lần thứ nhất nói tới
con trai, lần thứ hai nhắc về mấy chú
chó. Cỗ xe tam cẩu giờ chỉ còn một
mình con Vàng kéo. Con chó được huấn
luyện đeo tờ giấy đi chợ giúp
bà cụ đã bị sợi dây quấn
vào cổ chết khi thò đầu xuống sông
uống nước. Con chó thứ hai từng bơi
qua sông kiếm người cứu chủ nhân trong
đêm bà bệnh nặng trên xuồng
đã bị mấy bợm nhậu bắt trộm
làm thịt.
Sau khi chèo xuồng đưa
tôi qua sông, bà và con Vàng lặng lẽ
quay về căn chòi le lói ánh đèn
chong. Nơi ấy đêm đêm chỉ còn
bà cụ và con chó ngủ còng queo
trên chiếc nệm làm bằng rơm khô.
Phía sau xe chúng tôi nặng trĩu mấy
trái bí đỏ do chính tay bà cụ
nghèo trồng và hái tặng. Dù
thành phố đâu thiếu thứ rau trái
gì. Dù đời sống vật chất ở
vùng biên giới này chẳng dư thứ
gì. Nhưng, biết đâu là giới hạn
của thiếu và đủ. Thôi thì, cứ
hồn nhiên cho và nhận những gì
mình có - người đàn bà ít học
ấy đã dạy tôi như thế!
DOANH
DOANH chuyển