SỰ LINH ỨNG của 18 vị LA HÁN
(Thích Trí
Như)
Có một câu chuyện lịch sử nói về sự linh ứng của 18 vị A la Hán liên
quan đến sự nghịch khảo và thuận khảo ..
Khi xưa thành Cẩm Châu Trung quốc có hai ngôi
Chùa. Một
là Xuất Thủy
Tự, hai
là Hương Tích Tự
cách nhau hơn mười dặm. Trong khuôn
viên của Xuất Thủy Tự có một ao nước tốt, chứa nhiều linh khí. Nhiều người viếng Chùa uống thử nước chảy từ một khe đá trong ao
thì lạ thay
được lành bệnh. Có người không có con
đến Chùa cầu xin nước uống thì sanh con trai,
con gái đều như ước nguyện. Do vậy mà tiếng đồn lan ra rồi hàng ngàn nam
nữ già trẻ lớn bé kéo nhau về Xuất Thủy Tự để dự lễ và xin nước uống. Nhà vua lúc
bấy giờ cũng được dâng nước uống thì thân thể trở nên khỏe khắn, trăm bệnh đều tan. Xuất Thủy Tự nổi danh như cồn. Ngày nào cũng
có người
đứng sắp hàng chờ vào Chùa xin nước chữa bệnh. Tiền cúng dường của đàn việt không thể kể hết.
Lúc bấy giờ Chùa mới sửa sang lại điện đường nguy nga tráng lệ phòng ốc rộng rãi có khả năng chứa cả vạn vị tăng. Một hôm nọ chùa đang bận rộn đón
khách hành hương
đến lễ Phật thì chợt xuất hiện 18 tên ăn
mày quần
áo mỏng
manh rách nát và luôn than đói. Mười tám người
ăn mày này nói với
các vị
Tăng đang cai quản
chùa ngỏ
ý xin bố
thí một bữa ăn. Các
tăng nhân trong chùa thấy
ăn mày quần
áo rách nát lòng đã không thương hại, lại cố ý xua đuổi. Nhưng 18 tên ăn
mày vẫn ở lỳ đó
không chịu
đi. Sau rốt
trong Chùa cử một người có uy thế ra mắng bọn ăn mày rằng: “đây
là cửa Phật đất Thánh làm sao
chứa được bọn ăn mày
đói cơm dơ dáy như các ngươi. Mau mau hãy ra khỏi cửa Phật”. Những người ăn
mày than thở trời tối rồi gió thì lạnh mà cơm không có
ăn, chỉ xin
Chùa cho ở một đêm rồi đi ngay. Vị tăng lớn nhất trong Chùa
nói rằng:
“Ở đây không
có chỗ cho các ngươi ngủ, muốn nghỉ ngơi thì đến Chùa Hương Tích mà ở”. Nói rồi sai mười mấy vị Tăng dẫn bọn ăn mày ra khỏi cổng. Bọn ăn mày bỗng dưng ngước mặt nhìn trời đồng hát to lên rằng. “Hồn nhiên mà
đi, chừ
tùy duyên độ người. Từ bi để lòng, chừ bổn phận thầy Tăng. Công danh
lợi dưỡng chừ vốn thuộc nghiệp ma. Nhân quả rõ ràng chừ Phật tại Tâm".
Mười tám vị ăn mày đi rồi, các tăng
nhân trở lại vào Chùa
thì vô cùng kinh hãi khi thấy trên vách cửa Chùa có viết một câu: “Xuất thủy chẳng xuất tăng, Chỉ lưu một tăng đốt nhang
đèn”. Chủ
chùa thất
kinh sai người
chùi bỏ
các chữ ấy. Nhưng càng chùi
thì chữ
càng hiện
rõ hơn. Thầy trụ trì sai người đập phá bức tường để xây lại mới nhưng khi xây xong
thì câu chữ
đó vẫn lại cứ hiện rõ ràng. Thế rồi từ ngày ấy nước trong ao bỗng đen ngòm
không còn tinh khiết nữa và cũng
không linh ứng như ngày xưa nữa. Ai uống phải nước ấy đều bị đau bụng thổ tả. Bị như thế rồi thì đàn
việt không còn
đến cúng dường nữa mà chùa lại phải ra bên ngoài cả vài dặm để xin nước về dùng. Tiếp theo trong chùa lại xảy ra tai họa liên miên
nào là án mạng. Rồi kế đó bọn giặc bị bắt ở kinh thành cung khai
ba năm trước
tên thủ
lãnh của
chúng đã lọt lưới và xuất gia tại Xuất Thủy Tự cạo đầu làm tăng. Do lời cung khai này
mà nhà vua truyền lệnh tịch biên hết của cải của Chùa xung vào
ngân khố triều đình. Gần một ngàn tăng
nhân không còn lý do được cúng dường nên lần lượt bỏ Chùa đi hết. Điền sản, miếu đường to lớn bị quan phủ địa phương thu làm doanh trại cho lính ở. Chỉ lưu lại đại hùng bửu điện, để những tăng nhân
còn lại
làm Phật sự. Sau rốt vì không ai
cúng dường nữa, nên chỉ còn một ông lão
tăng già yếu
tình nguyện ở lại lo hương quả trong Chùa. Từ đó Xuất Thủy Tự không ai nhắc nhở đến nữa.
Nói về Chùa Hương Tích chỉ có ba vị tăng tu hành ở đó. Hàng
ngày kinh kệ
chuông mõ an phận sống đời đạm bạc. Tình hình bổn đạo cũng không
có cúng dường
nhiều nên Chùa
trông rất xơ xác thiếu thốn. Tối đó 18 vị ăn mày bị xua đuổi ra khỏi Xuất Thủy Tự thì thẳng đường đi đến Hương Tích Tự. Ba vị Hòa thượng thấy ăn mày
đói rách quá thì rất thương xót vội cùng nhau lấy củi đốt lên để sưởi ấm cho các người
ăn mày. Một người xuống bếp nấu cơm tiếp đãi. Lại còn sửa soạn chỗ nghỉ ngơi. Trong chùa
không có đủ
chăn mền.
Các hòa thượng mới tháo 18 cánh
cửa trong Chùa
làm giường
để chung trong ba phòng
rồi lấy rơm làm nệm cho các người
ăn mày nằm ấm đỡ lạnh. Các vị Hòa thượng lại bàn với nhau Hay là
chúng ta chia nhau vào làng hóa duyên xem
có nhà nào giàu có dư giả thì mượn ít chăn mền về cho các vị
ăn mày ngủ
đỡ. Nói xong thì
chia hai người
đi vào xóm. Một người ở Chùa lo dọn cơm.
Lúc bấy giờ trời cũng khuya rồi. Có một vị quan Sát Chánh
đi ngủ sớm nằm mộng thấy có 18 vị A La Hán giáng
lâm xuống phủ đệ. Các La Hán
tay nâng một biển vàng vuông
trên biển khắc tám chữ: “Lạc thiện hảo thí, tất hữu hậu phước” (vui
làm lành ham bố
thí thì ắt
có phước về sau). Nằm mơ thấy như thế thì giựt mình tỉnh dậy, kế lại có gia nhân
thông báo ngoài cửa
có hai vị
hòa thượng hóa
duyên muốn xin
bố thí mền. Quan Sát
Chánh nghĩ đến
điềm mộng vừa rồi liền ra lệnh cho gia nhân mau mau
đem xe bò chở 13 mền bông đến cúng dường Chùa Hương Tích.
Đêm đó các vị
ăn mày được ngủ ấm ăn ngon trong
Chùa.
Sáng sớm các vị Hòa thượng thức dậy vẫn băn khoăn
bàn với
nhau. Nếu các vị ăn mày
này ở
đây một
đêm rồi
đi thì không nói làm gì rủi các vị ở lại nhiều ngày thì
làm sao đủ lo cơm nước. Trong chùa
không có nhiều lương thực từ lâu. Gạo thì cũng giới hạn. Bàn xong thì
cả ba đều một lòng nói rằng: nhân dịp các vị ăn mày
còn ngủ
mình nên vào thành hóa duyên nữa xem có được ít lương thực gì đủ làm thức ăn tiếp đãi mấy
người ăn mày. Nói xong cả ba đều mau lẹ, phóng nhanh ra khỏi Chùa đạp tuyết nhắm hướng thành mà
đi. Vì tuyết nhiều quá nên phải dùng xẻng mà hốt tuyết. Bỗng nhiên cả ba đều nghe tiếng nói từ hư không vọng lại: “đừng dẹp tuyết nữa chúng tôi
đi đây”. Ba vị
hòa thượng dừng tay thì thấy một đoàn người vút nhanh và
mất dạng trong sương sớm. Ba vị nói với nhau: “những người ăn mày
đã đi rồi chăng?
hay là chúng ta vào Chùa xem lại”. Ba người không theo lối cũ mà hướng về cửa chánh để đi. Đó
là chỗ
các vị
nhìn thấy
bóng của
đoàn người lướt đi. Kỳ
quái là không nhìn thấy dấu
chân trên tuyết.
Hòa thượng trụ trì phóng
nhanh vào các phòng ngủ nơi 18 ăn mày nằm thì càng kinh
ngạc hơn!! Trên giường chẳng có bóng người.
Lại nói về vị quan Sát Chánh
khi đi ngủ lại trong đêm
đó lại nằm mơ tiếp: Ngài thấy 18 vị A La Hán hiện đến trước mặt. Một vị nói: “ngươi vốn một đời không có con
trai. Vì ngươi
có niệm
lành nên ta ban cho ngươi một đứa con trai. Từ nay ngươi hãy thành
tâm hộ
pháp thờ Phật, con trai ông sau
này tương
lai sẽ rực rỡ làm vang danh
dòng họ”.
Qua một đêm mà gặp hai điềm mộng thấy A La hán nên
Quan Sát Chánh nhất định hôm nay phải đến Hương Tích Tự hỏi thăm các vị Hòa Thượng cho biết sự tình thế nào? Tiếp đón quan
Sát Chánh, các ngài kể lại việc mười tám vị ăn mày xin ngủ nhờ trong Chùa rồi bỗng nhiên không
nói lời
nào lại biến dạng đi mất. Thế rồi ba vị tăng đi thu thập mền để trả lại cho quan. Lạ lung thay! Các
ngài nhìn thấy
trên 18 tấm cửa làm giường hiện rõ lên
hình ảnh của 18 vị A La Hán sống động như thật. Ba vị tăng và
nhóm người của Quan Sát
chánh cả
kinh.
Quan Sát
Chánh quyết
không lấy lại mền và cũng bố thí luôn cả xe bò rồi ngay ngày hôm ấy ngài đề nghị cùng các
Hòa thượng
cho phép ông xuất tiền ra mượn thợ đúc thành
18 vị A La Hán để thờ trong Chùa. Đồng thời quan cũng cho
xây lại
điện đường làm bảo tháp và sửa sang tất cả vườn tược già lam lại thật trang nghiêm. Từ đó Hương Tích Tự trở nên một thắng cảnh nổi tiếng và người ta đặt lại tên là La
Hán Tự. Thiện nam tín nữ từ từ lại kéo nhau về chùa lễ Phật cúng dường hậu hĩnh không thua
gì Xuất Thủy Tự năm xưa. Dù bây giờ Hương Tích Tự trở nên huy hoàng lộng lẫy nhưng tâm các vị Hòa thượng tu hành ở đó vẫn thanh tịnh.
Ba năm sau cũng
vào mùa đông giá rét, tuyết lớn bay tấp nập. Bỗng có một vị Hòa thượng đến La Hán Tự xưng tên và muốn gặp Hòa thượng trụ trì. Người này chính
là Hòa thượng trụ trì cũ của Xuất Thủy Tự năm xưa. Nghe sự tích của La Hán Tự vị trụ trì Xuất Thủy Tự thở dài một tiếng mãi hồi lâu mới cất lời: “năm xưa Hương Tích Tự của quý thầy cùng với Xuất Thủy Tự của chúng tôi tuy
gần trong gang tấc, tôi lại chưa hề bước chân qua, chỉ nghe đồ đệ nói hoài cười nhạo Hương Tích Tự hư hoại. Tôi cũng chỉ cười, thực tại có ý
hý hửng mừng thầm. Lúc đó
Xuất Thủy Tự chỉ nhổ một sợi lông cũng
có thể
giúp nhiều cho
Hương Tích Tự, mà lão nạp tôi lại không hề có một chút ý
này. Xuất
Thủy Tự ngày một
giàu có thì tâm Phật của tăng chúng ngày một
tiêu ma. Cuối cùng chỉ
còn có tâm tiền, mất sạch tâm Phật. Mỗi ngày đốt hương
lễ
Phật
tụng
niệm
kinh điển cho đến khóa sớm khóa chiều, trong cốt tủy cũng đều muốn lừa gạt tín chúng, cầu lấy tiền tài. Nhìn thấy mười tám vị ăn mày, liền ghét bỏ họ bần cùng dơ dáy, không một mảy may có lòng
lân mẫn hướng thiện. Nhìn không ra
mười tám người áo đơn trời lạnh, lại gặp đêm tối, nếu đuổi họ đi sống chết thế nào? Tôi mấy năm nay hành cước bên ngoài,
ăn gió nằm sương, vào khắp danh sơn chùa lớn. Khắp nơi nghe nói có
La Hán Tự nổi danh thiên hạ, tôi lại chẳng tin. Lão nạp này ở Cam Châu mấy mươi năm, chưa hề nghe có La Hán
Tự. Hôm nay trở về Cam Châu, muốn coi cho biết đầu đuôi thế nào? Mới hay La Hán Tự chính là Hương Tích Tự năm xưa. Lão tăng vạn dặm hành cước, lại chẳng biết Phật sống ngay trước mặt. Đến nay nghĩ lại thật là hổ thẹn muôn bề”.
Hòa thượng trụ trì La Hán Tự nói:
“Lão tăng đâu dám nhận hai chữ Phật sống. Một đời xuất gia chỉ là muốn rửa sạch ba chữ tham sân si mà
thôi. Ít đi một
chút ngã chấp, trừ đi tướng ngã nhân, tu
được tâm địa một mảnh trời xanh, muôn dặm không mây. Chỉ thế mà thôi, thực tại khó theo kịp bóng dáng
đại đức của tiền bối”. Hòa thượng nguyên trụ trì Xuất Thủy Tự nói: “Tôi
đến La Hán tự đã im lặng xem xét nhiều ngày. Vì
khí tượng
ngày nay của La
Hán Tự rất khác xưa. Lão Phật sống vẫn ở chiếc phòng cũ
này ngày ngày đi canh tác, so với lão nạp năm xưa hào hoa thật là như trời với đất. Hạt rừng không lương thực, trời đất mênh mông. Bất kể bề ngoài giàu
nghèo, trong lòng lão Phật sống cũng
không lương thực. Hồi đó lão
tăng đã để ngoại duyên nắm chặt hết nội duyên, mất hết bổn tâm, để tâm kim tiền đè chết tâm Phật, do đó mới kinh động chư vị A La Hán. Tôi
nghĩ rằng
các vị A La
Hán giáng lâm đến Xuất Thủy Tự cũng là
vì muốn cứu vớt chúng tôi nhảy ra khỏi hầm lửa, lại không dè
chúng tôi thuốc lại chẳng cứu được như thế, ngược lại bị tăng nhân
chùa tôi ác ý đuổi xô. Lúc đó nếu có được người nói với tôi, tôi cũng
chẳng cho là
đúng. Mỗi
ngày tín chúng vạn người vào ra, mười tám người có đáng
chi? Đợi
đến lúc có chữ trên tường vôi ngoài cửa chùi chẳng đi, tôi mới suy nghĩ ra có
chỗ chẳng ổn. Như nay Xuất Thủy Tự điêu tàn
chỉ còn có một thầy hương đăng. Bất luận làm cái
gì, không chấp trước mới tốt. Chỉ một câu này của lão Phật sống đã là
đến thẳng tâm Phật.- Lão trụ trì nói
đùa! - Không phải.-
Lão Phật sống một tâm lúc ở Hương Tích Tự và một tâm ở La Hán Tự bây giờ, không biến đổi mảy may, trong sáng
thanh tịnh, một hạt bụi chẳng nhiễm, đây há
là việc mọi người dễ dàng làm
được sao? Tôi trở về lần này, cũng chỉ vì muốn được ở La Hán Tự, làm một vị tăng tầm thường, theo hầu bên cạnh lão Phật sống, tu hành lại từ đầu, nếu ngày nào khai
ngộ được chút ít, cũng
chẳng phải là uổng một phen xuất gia, một đời làm tăng vậy”.
Lão trụ trì Xuất Thủy Tự lưu lại chùa, trụ ở phòng cũ
bên cạnh
lão Hòa thượng trụ trì La Hán Tự. Lão Hòa thượng trụ trì đêm nằm không ngủ, Điều này khiến trụ trì Xuất Thủy Tự rất là khâm phục. Thường ngày, La Hán
Tự để lại hai ba tăng tiếp xúc với thiện nam tín nữ, mở trai phạn lớn tiếp tế người nghèo khổ. Còn các
tăng nhân khác thì tĩnh tâm trong thiền phòng, trang
nghiêm tu trì. Nguyên trụ
trì Xuất Thủy Tự trải qua một phen khổ nhọc kiên định được tâm Phật, dũng mãnh tinh
tấn. Cuối cùng đã
cùng với
Hòa thượng trụ trì La Hán Tự song song thành
chánh quả. Chẳng qua, đây
là chuyện thức ngộ bổn tâm.
Câu chuyện trên đây
đã cho chúng ta một
bài học về sự tu hành. Và cũng
để cảnh cáo các bậc tăng sỹ hãy nên coi chừng danh hư lợi dưỡng.
Chùa to tượng lớn không hẳn là phản ảnh được công đức tu hành. Chẳng qua là do một phước duyên nào
đó thôi. Nếu
không khéo tu trì thì một ngày kia luật vô thường cũng sẽ đào thải tất cả. Vì lẽ chúng ta đang sống trong một bối cảnh của cuộc sống hư ảo, phù phiếm giả tạm ..
(trích
một đoạn
nhỏ trong quyển
sách " Giọt
nước mắt
của một
thầy tu" sắp xuất
bản nay mai)
Thích Trí
Như
(Nhã Khanh sưu tầm và chuyển)