SU'U TÂ`M 18

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | SUY NGÂM~ 11 | CHUYÊ.N CÔ? | CHUYÊ.N CÔ? [tt] | CHUYÊ.N CÔ? 1 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | LINKS | THÚ VI. | TÊ'U

TA.P GHI 10

 

 

Mnh Gii

(Tác Giả: Nguyễn thị Cỏ May)

 

 

Người Việt Nam gặp nhau, câu hỏi đầu tiên hỏi thăm nhau là «mần ăn thế nào? ». Người Tàu gặp nhau, họ hỏi thăm «ăn cơm chưa?».  Người Pháp gặp nhau, bắt tay và hỏi ngay «mạnh giỏi không ? »

 

Qua cách chào hỏi này, người ta giải thích người Việt Nam là dân tộc sợ nghèo, mong muốn trốn khỏi cảnh nghèo khó triền miên . Nhứt là dân Nam Kỳ trước kia, rời bỏ quê hương Miền Bắc, Miền Trung vốn nghèo, vào lập nghiệp trong Miền Nam xa xôi, không bà con họ hàng nên quan tâm thăm hỏi nhau theo từng bước định cư. Người Tàu bị ám ảnh bởi cái đói. Họ chết v́ đói trưóc khi chết v́ bịnh tật nên ai được ăn cơm rồi là hạnh phúc cho ngày hôm đó. Cũng từ nỗi sợ đói này, cái ăn trở thành ưu tiên nên người Tàu không có ư niệm về vệ sinh, bịnh tật . Bịnh chết, nhưng chết chậm hơn đói nếu bịnh mà có ăn . Muốn có ăn, phải có tiền . Người Tàu dốc tâm làm ăn để có tiền .Triết lư « lượm bạc cắc » ra đời . Theo đuổi  mục tiêu tối thượng « lượm bạc cắc », người tàu không quan tâm đến những hệ quả của việc lượm bạc cắc nên hàng giả, độc hại chết người, hàng do tù nhân sản xuất trong điều kiện thiếu vệ sinh làm nhiễm độc truyền nhiễm, không làm người Tàu thay đổi đường lối lượm bạc cắc của họ. Đối với họ, không c̣n lượm bạc cắc nữa mới là điều sanh tử .

 

Để minh họa thêm cái triết lư « lượm bạc cắc » này, Cỏ May xin thuật lại một câu chuyện xưa về một người Do Thái và một người Tàu trên đường đi tỵ nạn chiến tranh hồi Thế chiến vừa qua. Nên nhớ Do Thái cũng là một dân tộc mê tiền. Sống chết v́ tiền. Người Do Thái chỉ biết lượm tiền bỏ túi, cột chặt lại. Trên thế giới ngày nay, những nhà tài chánh giỏi, phần lớn vẫn là Do Thái . Ít nhứt cũng phải có gốc gác Do Thái.

 

Theo lên tàu chạy trốn binh lửa, một người Do Thái chẳng may trợt chân té xuống biển . Không ai để ư cứu vớt v́ tàu đông nghẹt người . Anh Do Thái từ từ ch́m xuống và êm ái chui vào một khoảng trống như một hành lang lớn . Khi chân anh chạm xuống và bước đi tới được, anh mới biết anh đang trong bụng một con cá mập khổng lồ . Anh chẳng những không lo sợ , trái lại, anh c̣n vui mừng v́ nghĩ từ nay, anh làm ăn không c̣n bị nạn cạnh tranh nữa . Anh phấn khởi tiến sâu vào . Bỗng anh giựt ḿnh lấy làm kinh ngạc v́ ḱa, trước mặt anh, một anh Ba Tàu đang ngồi chễm chệ đếm bạc cắc !

 

Nước Pháp phát triển, dân Pháp thoát khỏi cảnh nghèo, đói . Điều làm họ lo sợ là bệnh tật, chết chóc nên gặp nhau, họ hỏi thăm « mạnh giỏi chớ ? » .

 

Sau Đệ II Thế chiến, Chánh phủ Pháp lập ra Bảo hiểm xă hội, trong đó có bảo hiểm sức khỏe, thất nghiệp, hưu trí, .. Sự an toàn cho đời sống người dân được bảo đảm khá tốt . Nhờ đó tuổi thọ của mọi người được tăng khá cao . Và người già ở Pháp ngày nay được xếp vào từng lớp sung sướng nhứt .

 

Lớp tuổi 65/70 hạnh phúc tuyệt vời

Trong lúc t́nh h́nh xă hội Pháp đang sôi nổi những cuộc biểu t́nh, xuống đường, đ́nh công phản đối xí nghiệp xa thảy công nhân do kinh tế khủng hoảng, dự án luật cho phép công nhân làm việc tới 70 tuổi, th́ một cuộc điều tra vừa công bố kết quả những người hạnh phúc nhứt đời là những người thuộc lớp tuổi từ 65 đến 70 . Cuộc điều tra này do Viện Thống kê Pháp thực hiện từ năm 1975 theo đó đường biểu đồ Hạnh phúc đi lên cao điểm là 65 / 70 tuổi . Và đồng thời, một cuộc điều tra khác về phúc lợi của dân chúng cũng cho kết quả tương tợ . Không tùy thuộc điều kiện đời sống vợ chồng hay mức lợi tức . Khởi đầu, tức từ tuổi 20, con người ta sống hạnh phúc v́ chưa phải thật sự đối phó với những khó khăn trong đời sống . Thường c̣n sống dưới sự bảo bọc của cha mẹ và mặt khác, tuổi c̣n trẻ nên sống vô tư . Hạnh phúc chỉ bắt đầu đi xuống ở tuổi bốn mươi , sau đó mới từ từ đi lên, và đi lên măi cho đến cao điểm . Đường biểu diễn hạnh phúc này dường như không bị phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử . Cứ lớp tuổi ấy th́ đi theo sát những bước thăng trầm của cuộc đời . Dù những người sanh ra và lớn lên trong thời đại kinh tế sung măn hay khủng hoảng như vào thập niên 70 .

 

Một cơ quan điều tra khác, tiếp theo, xác nhận một cách khách quan lớp tuổi 65 / 70 hưởng nhiều ưu đăi xă hội hơn hết . Tài sản của lớp người trên 50 vượt hơn 50 % so với mức trung b́nh . Lợi tức của họ cũng hơn lợi tức trung b́nh 15 % . Hồi tháng 11 vừa qua, Viện Thống kê quốc gia cho biết những người hưu trí, nhờ lợi tức cao, có được mức sống ngày nay xấp xỉ với mức sống của người c̣n đi làm việc .

 

Sự thoải mái trong đời sống của người già ở Pháp, ở một mặt khác, nhờ sự ưu đăi của hệ thống đóng góp cho chi phí xă hội như bảo hiểm sức khỏe, một số hàng hóa dành cho người già bị thuế nhẹ, thuế lợi tức thấp hơn , .. Nh́n lại, thời gian của họ đóng góp quĩ an sinh xă hội tương đối ngắn hơn lớp con cháu của họ ngày nay . Ở Việt Nam thời trước, ông bà, cha mẹ già nhờ vào ḷng hiếu thảo của con cái phụng dưỡng . Ngày nay, họ nhờ vào quĩ an sinh xă hội thay thế vai tṛ con cái . Hay, nhưng không tránh khỏi mặt tiêu cực của vấn đề ! Biết sao giờ ?

 

Về mặt tinh thần, người già hưu trí có nhiều th́ giờ đi chơi, con cái lớn, có gia đ́nh nên không phải lo cho chúng nó nữa . Tuy nhiên, sự hụt hẫng này được lớp hưu trí bù đắp lại cho con cháu như giúp con cháu đi học, mua sắm nhà cửa hoặc chuyển nhượng quyền thừa kế .

 

Nhưng đời sống thường có mặt trái của nó . Trên thực tế không phải tất cả người già hưu trí đều được hạnh phúc như nhau v́ đều có lợi tức cao . Có nhiều người già ở lớp tuổi 65 / 70 sống đầy khó khăn . Nhứt là đàn bà . Sự cách biệt về mức sống trong cùng một lớp tuổi hưu trí lớn hơn so với lớp tuổi c̣n lao động.

 

Theo Viện Thống kê quốc gia th́ 10 % hưu trí có lợi tức khiêm tốn chỉ sống với 888 euros / tháng . Họ được xếp hạng trên mức nghèo qui định là 880 euros / tháng . Những khó khăn này có xu hướng giảm từ hai mươi năm trở lại đây, nhưng vẫn c̣n tác hại mạnh đến phụ nữ . Thường người phụ nữ đi làm không đủ số năm qui định cho hưu trí, sanh đẻ con cái làm gián đoạn, làm việc nửa ngày, lương bổng kém hơn so với nam giới tuy cùng làm một nghề giống nhau .. V́ vậy mà mức hưu bổng trung b́nh của người phụ nữ Pháp năm 2004 kém hơn nam giới 38 % . Sự chênh lệch này có giảm nhưng vẫn c̣n hằn sâu.

 

Các nước Bắc Âu

Theo thỏa thuận năm 1990, lớp tuổi lao động ở Pháp phải đóng góp cho lớp trước nhiều hơn v́ lớp này đă nâng đỡ lớp trước nữa . Đó là sự tương thân tương trợ giữa các thế hệ với nhau nhưng lại làm phát sanh những bất b́nh đẳng trong cùng thế hệ : tuổi trẻ thất nghiệp, học hành thất bại, lương bổng hạ, nợ, .. Những hiện tượng này không tránh khỏi gây sự nghi ngờ vế giá trị của hệ thống hưu trí theo tái phân phối c̣n được áp dụng ở Pháp cho đến ngày nay . Trong lúc đó, các quốc gia Bắc Âu chủ trương tổ chức hưu trí theo một qui tŕnh cân đối dài hạn trong cừng một thế hệ . Thanh niên đi làm sớm, sau đó mới trở lại đi học Đại học, tuổi trẻ đếu đi làm hết, giá trị bằng cấp ổn định, tất cả các thế hệ đều tham gia nghiệp đoàn và chánh trị, sự vận hành rất đều ḥa giữa công và tư, nhứt là ưu tiên cho tương lai thanh thiếu niên và giáo dục .

 

Sự đầu tư cho thế hệ sau là những suy nghĩ thường xuyên, chín chắn, xây dựng thiệt t́nh . Những quốc gia theo văn hóa anglo-saxons cũng rất nghiêm túc trong cách xử lư xă hội, nhứt là chánh sách đối với lớp tuổi trẻ mới bước vào đời sống lao động . Nhưng ngày nay, do khủng hoảng  tài chánh, một số lớn thanh niên bị phá sản nặng nề .

 

Hoàng hôn vào năm 2015

Ngày nay,  người hưu trí đang sống ở tột đỉnh hạnh phúc . Ở tuổi 60, họ làm chủ cơ ngơi mà người đang đi làm không thể nào với tới . Và mức sống của họ so sánh ngang hàng với lúc họ c̣n đi làm .

 

Nhưng thống kê chỉ mới phác họa h́nh ảnh huy hoàng của những người hạnh phúc mà chưa kịp nh́n về chân trời năm 2015 . Thật vậy, lớp tuổi sanh sau năm 1955 sẽ thấy trở thành nạn nhân của những chánh sách điều chỉnh hệ thống an sinh xă hội đang thực thi . Thất nghiệp, lương bổng thấp, nhiều chỗ hổng trong quá tŕnh lao động, .. sẽ dẫn đến quyền lợi bị mất mát khi đến tuổi về hưu . Và năm 2015 sẽ là hoàng hôn của những người già hạnh phúc .

 

Nhưng dầu sao, tuy hưu bổng có kém, người ta vẫn cho rằng người ở tuổi từ 60 trên khắp thế giới vẫn là những người giàu hơn hết bởi họ nắm giữ nhiều của cải quí giá của nhân loại . Trên tóc của họ có đầy bạc . Trong răng của họ có vàng, bạch kim, sứ . Trong gan, thận của họ có nhiều đá quí . Trong máu của họ là cả mỏ đường, chất béo . Và trong bao tử của họ là mỏ khí đốt (gaz) .

 

Ai dám nói trước mắt họ là hoàng  hôn ?     

 

 

NGUYN TH C MAY

 

(Diễm Kiều sưu tầm và chuyển)

 

 

website counter