SU'U TÂ`M 18

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | SUY NGÂM~ 11 | CHUYÊ.N CÔ? | CHUYÊ.N CÔ? [tt] | CHUYÊ.N CÔ? 1 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | LINKS | THÚ VI. | TÊ'U

TA.P GHI 15

 

 

Xóm Nhà Sàn

(ĐOÀN THỊ)

 

 

Tác giả cho biết cô hiện làm việc trong một văn pḥng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Đoàn Thị chỉ mới tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010, nhưng cho thấy một sức viết mạnh mẽ, với những bài viết đề cập những đề tài rất Mỹ, dù tác giả là cư dân Âu Châu. Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đă bay từ Paris sang dự họp mặt để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới là chuyện Cali, viết bởi người đến từ Paris.

 

***

 

Tôi thích xóm nhà sàn, Cali làm ǵ có sông hoặc lạch như con kênh bên cầu Trương Minh Giảng ở Sàig̣n hồi trước mà có nhà sàn, đó là xóm nhà Mobilhome, nhà được gác trên mấy cục xi măng nằm lơ lửng cách mặt đất gần một mét, không sợ lụt, đó là cách gọi của riêng tôi.

Từ lúc phải gồng ḿnh sống với cán cộng, tôi và mấy đứa bạn thân đă cho ra đời một số từ ngữ "xài riêng ḿnh ên", bộ đội chúng tôi cho đầu thai thành "vịt đẹt" v́ dáng đi ́ ạch chẳng hiên ngang như lính VNCH tí nào, ngắn gọn hơn th́ gọi "bờ đờ", công an, chủ tịch phường, "cán ngố", vừa dốt vừa bốc phét chuyên hà hiếp dân ngụy. Mấy cán c̣n có bí danh như hai Đếm, ba Thà ... nghe cục mịch làm sao, khi ngồi vào bàn họp với chúng tôi, nhân viên gốc ngụy, dân Sàig̣n cũ, có cán ngu ngơ hỏi, các đồng chí không có bí danh sao.

Tôi lắc đầu thất kinh hồn viá, tự nhiên bị gọi là đồng chí, dân ngụy làm sao đồng chí hướng với họ được, lại c̣n hỏi bí danh nữa, mấy cái bí danh đó để bịp ai đây.

Tuy sống trên xứ người hơn hai thập niên, nhưng đi trong đám đông tôi thích nói tiếng mẹ đẻ mà không cần vay mượn tiếng địa phương. Đă nói chuyện riêng, rất riêng tư của dân Mít, lại dùng từ, Welfare, financial aid, food stamp, người nghe ít nhiều nghĩ ḿnh đang xoè tay nhận trợ cấp xă hội, nói tới INS họ nghĩ ngay là ḿnh đang kéo cả ḍng họ sang đây hưởng sái phúc lợi của họ, chứ mấy ai hiểu dân ta qua đây cày đến bạc đầu và cũng đóng góp vào quỹ phúc lợi xă hội như ai. Đành rằng đôi khi cũng khó t́m được một từ ngữ tương đương với ngôn ngữ ḿnh đang dùng, v́ VN không có quỹ trợ cấp người không có thu nhập, tiền thất nghiệp .. , nhưng nếu chúng ta không tiếp tục nói tiếng mẹ đẻ làm sao lưu truyền cho con cháu, Tiếng Việt c̣n Người Việt c̣n hiện hữu.

 

***

Trở lại chuyện nhà sàn, xóm này hao hao giống cư xá Chu Mạnh Trinh, cư xá Lữ Gia .. ngày trước ở Sàig̣n, láng giềng đa số là dân Việt ba miền, miền nào th́ miền, đă di cư sang xứ người, đặc tính của mỗi miền cũng phai dần để nhập thành người Việt xa nhà. Bắc Kỳ lịch lăm, Trung Kỳ ăn chắc mặc bền, Nam Kỳ ăn nói thoải mái xả láng, ngày xưa ba miền ngồi chung mâm thế nào cũng nghe ông Bắc và ông Trung nói mát nhau, ông Nam kỳ ních một bụng căng cứng để lấy sức, xin can, các anh lo đấu khẩu tôi chén hết phần các vị đấy, thế là hai ông kia phải cầm đũa mà chĩa cho nhanh v́ ông Nam ăn thật ḷng hết dạ gần hết sạch mâm cỗ.

Xóm nhà sàn này có tên gọi kiêu sa lắm, Biệt Thự Kim Cương, giời ạ, chú Sam chắc chưa biết nhà sàn cầu Trương Minh Giảng « mùi mẫm » như thế nào mà đặt tên xóm này nghe điệu đà quá, dân t́nh trong xóm mộc mạc dễ gần chứ đâu có kiêu kỳ như dân ở biệt thự thời xưa bên VN.

Anh chị Năm ở ngay đầu ngơ nhà em tôi, đi vào cổng nếu gặp anh chị, thế nào anh chị cũng mời chào, cô Tư qua hôm nào vậy, chiều qua nhà anh chị ăn cơm, canh chua bạc hà, gà kho quẹt, tôi gật đầu cho phải phép, nhưng cũng tḥng một câu đỡ đạn, để cô em sắp xếp rồi sẽ ghé anh chị.

Tôi là người con thứ ba trong gia đ́nh nên tự động được anh chị gọi cô Tư, em tôi đương nhiên là cô út, gà kho quẹt của anh chị là gà chuồng anh chị mua chỗ quen, kho nước mắm đặc quánh tôi tha hồ vét cái nồi đất của họ, bạc hà rau thơm có sẵn vườn nhà, canh chua đúng điệu miền nam.

Anh chị biết tôi thèm nước mắm từ khi sang ngang, cách đây ba mươi năm tôi theo chồng với một hy sanh lớn, tôi thề sẽ từ bỏ nước mắm v́ chàng không chịu nổi mùi vị quốc túy này, kể cả tương chao, bạn bè dạo đó trêu tôi, lấy chàng tôi mất hết thú vui ăn chơi trên đời. Chàng chắc mẫm, sống dưới bóng tùng của chàng lúc chết tôi không cần gơ cửa xin ông thánh Phê Rô để vào Nước Chúa, thiên đàng của chàng hấp dẫn hơn, tôi theo tiếng gọi con tim nên mất thiên đàng mắm muối, c̣n thiên đàng trần thế này, ai đă t́m thấy, xin mách giúp.

Đối diện nhà em tôi, là nhà chị Viễn, tôi tặng chị biệt hiệu, O X́-Tu-Dô (studio), quê O ngoài nớ nhưng làm dâu miệt vườn trong Nam hơn mười năm, tính nết dễ gần. O trạc tuổi tôi, ở nhà trông cháu, suốt ngày rượt đuổi theo thằng cu Ki và con bé Kẹo khắp xóm, nhân tiện O tự thành lập pḥng thông tin di động.

O lấy tin tài t́nh như dân nằm vùng thời xưa nhưng O là dân Cộng Ḥa chính hiệu, tía của O chết trong trận Mậu Thân, ai đến ai đi O biết hết, tôi là khách văng lai, nên chưa lọt vào danh bạ cư dân của O.

Căn nhà phía sau nhà em tôi có chủ mới dọn tới sáng nay, O chờ em tôi đi làm về, con nhỏ mới tắm xong, O đẩy cửa bước vào, tường tŕnh, tụi này trẻ măng, mới « Mu » hồi sáng, trả tiền mặt một cái rụp, giá hời mà, hồi năy tụi nó đang dọn đồ vào, mai tui qua phụ tụi nó một tay, xong thiên phóng sự bỏ túi, O tự động rút lui để chị em tôi ăn cơm chiều.

Đợi O ra khỏi nhà, tôi hỏi cô em, bà O mù chữ mà tường tŕnh như phóng viên chuyên nghiệp, cô em cười ruồi, bả là cô giáo tiểu học ở miệt vườn làm sao mù chữ được, tôi căi, người ta mới mua nhà sao O nói « Mu » trả tiền mặt đó. Cô em cười hả hê, chị mù chữ tiếng Anh mà chê người ta, Mu đây là « Move », di chuyển, dọn đến đó, tôi chống chế, ai biết được, dân miệt vườn hay nói trại, số mười họ nói Mừ, cười là Cừ nên chị tưởng ..

Hôm sau O rẽ hàng dậu sau nhà em tôi, bước qua nhà hàng xóm mới « Mu » đến hôm qua, bưng bê chút đỉnh phụ chủ nhà, đến trưa O leo qua hàng dậu nhà em tôi, quay về nhà O, và bê qua nhà hai đứa mới dọn tới nồi cá kho với rau lang luộc trồng sau hè nhà O.

Ơ cá kho hôm đó làm đầu câu chuyện, thế là O tải đầy đủ lư lịch gia cảnh của hai đứa trẻ măng kia vào danh bạ dân cư Biệt Thự Kim Cương ngay, kỷ thuật lấy tin của O hay đáo để.

Lối bắt chuyện khá linh hoạt của O ban đầu làm vài người khó chịu, nhất là những người lớn tuổi hơn O, gốc miền Trung, miền Bắc, và cả miền Nam, những người quen lối sống thành thị văn minh, ít để ư đến hàng xóm láng giềng như dân ở thôn làng.

Ngày gia đ́nh O đổ bộ đến xóm này, O ra mắt với bà con bằng mâm xôi chè, ai cũng bối rối, chưa biết phải làm răng để đáp lại tấm thịnh t́nh của O. Thấy hàng xóm nửa vui nửa ngại, O đă nhanh nhẩu giải tỏa nỗi ḷng của mọi người bằng một câu thật dễ thương, trước lạ sau quen, tôi chào sân quư vị bằng món chè với hy vọng thân t́nh giữa chúng ta sẽ dịu ngọt và có hậu.

Từ ngày O đến đây hàng xóm bỗng xôn xao nhích lại gần nhau từ cái trạm thông tin tự phát của O, cái hậu dịu ngọt của mâm chè ngày ra mắt láng giềng đôi khi ngọt đến gắt cổ họng khi O tự nhiên vào nhà hàng xóm không cần gơ cửa nếu nhà ai không có thói quen then cài cửa chốt. Chất ngọt thân quen đậm t́nh láng giềng đó vô t́nh làm dân cư « suy tư bên bờ vắng », từ đó nhà nhà đều then cài kín cổng. Nói ǵ th́ nói, O cũng gốc nhà giáo, cũng c̣n phong độ thầy cô gơ đầu trẻ, nên sau này O bắt đầu gơ cửa trước khi vào nhà, nếu gơ mà không thấy ai mở, O cứ ới tên chủ nhà vài tiếng (và đúng như trong Thánh Kinh O nghe từ thuở nhỏ, "Hăy gơ, cửa sẽ mở", chủ nhà ắt sẽ mời O vào).

Vợ chồng bác Liên khi về hưu đă bán nhà chia của cho các con và dọn vào đây cho gần chợ Little Sàig̣n và các siêu thị VN, hai bác đến đây năm năm trước gia đ́nh O, nhưng hai bác sống khá kín đáo, giao du với hàng xóm rất chừng mực. O biết bác người bắc, giữ kẽ, nên O rón rén gơ cửa nhà bác để biếu bác bầu bí, khổ qua .. sau mùa thu hoạch, cô em tôi được O xếp vào mục người nhà, nên O xếp bầu bí rau muống nằm trước cửa với tờ giấy viết ít chữ, "chị chia với nhỏ ít rau quả hái hồi sáng", O thật mộc mạc dễ mến.

Tôi cũng thích O, nhưng nhớ măi lần đầu gặp O tinh tú quay cuồng đến chóng mặt, hôm đó cô em đi làm, bỏ tôi ở nhà một ḿnh, đang đánh thư cho chồng con, O nhích cửa bước vào làm tôi hết hồn, cô Tư làm ǵ đó, tôi thật thà, đang viết thư cho ông xă.

Thế là O móc ngay cái trạm thông tin đặt một cái cụp lên bàn, cô Tư giận ông xă nên bỏ qua đây chơi phải không, hôm qua cô út nói cô ở đến một tháng, mà tôi thấy có ông nào đó chở cô và xách va li vào nhà giúp cô. O nă một tràng đại liên tin vịt làm tôi nín cười đến ngạt thở, nh́n đôi mắt lánh đen trữ t́nh của O, tôi nửa mừng nửa lo cho ông xă của O đă cuỗm được một người có đôi mắt đẹp, nh́n đời đầy hoa lá cành.

Chờ O nghỉ để nạp đạn cho tràng đại liên mới, tôi thỏ thẻ, ông xă bận công việc nên cử em sang đây dự đám cưới con gái bà chị chồng, tiện thể em thăm cháu ruột và bạn bè, ông kẹ hôm qua chở em về đây là bạn cố tri, vợ ông là bạn thân của em, tối nay họ mời em đến nhà dùng cơm. Lại cặp mắt nhung đen nh́n tôi đầy nuối tiếc, O như hụt hẫng v́ một « x́ căn đan » ảo vừa biến mất trong kịch bản của O, hú vía, may mà O hỏi cho thoả chí, nếu O c̣n thắc mắc nghi ngờ, O sẽ trăn trở khó ngủ đêm nay.

Tôi có nghe vài người than phiền cái nghiệp phóng viên tài tử của O, tôi thông cảm cho O, một người hoạt bát, một ngày đẹp trời bị các con rinh qua đây để làm vú em trông cháu, bị bó tay trói chân, hỏi sao O không tiếc dĩ văng vàng son ở miệt vườn. Thuở đó cha mẹ học tṛ đa số là nông dân, họ đưa O lên hàng chúa tể chữ nghĩa, nhất cử nhất động đều « xin ư kiến cô giáo », bi chừ rong ruổi với hai đứa trẻ, nếu không muốn lụt nghề, O phải tự tạo một công việc thích hợp với năng khiếu trời cho.

Cái nghiệp ngang xương đó một ngày đẹp trời làm nên chuyện lớn, O đang rượt đuổi cu Ki trước nhà bà Mỹ già, cửa chính hé mở, O bước lên bậc tam cấp nh́n vào, bà Mỹ nằm thẳng đơ, O dông về nhà gọi 911, c̣i hụ inh ỏi khắp xóm. Tuần sau gia đ́nh bà Mỹ, có cả con cháu, sang cảm tạ O đă gọi 911 kịp thời nên bà Mỹ không hề hấn ǵ, từ đó làng giềng thầm thừa nhận pḥng thông tin di động của O đôi khi cũng hữu ích.

Có lần chị em tôi được hàng xóm mời ăn cơm ngoài vườn rau sau hè, đương nhiên là không thể thiếu, giám đốc tự đăng cai của pḥng thông tin di động, chủ nhà nâng ly chào đón khách văng lai tôi đây, mọi người cùng hô, dô dô cô Tư, trước lạ sau quen. Tôi chưa kịp đáp lễ, O đă lên tiếng, dô cô Tư Paris, O không làm tôi thất vọng với biệt hiệu X́-Tu-Dô, O moi ở đâu ra cái biệt danh kiêu kỳ này để gán cho tôi, tôi thầm nghĩ, « chí bé gặp nhau », O cũng có máu tếu rất ư là lịch lăm. Tôi bối rối đính chính, tôi ở vùng phụ cận Paris, kiểu như Bà Quẹo, Bà Điểm bên hông Sàig̣n vậy đó, chứ không phải ở trong Paris, O chưa tha cho tôi, nhằm ǵ cô Tư, ḿnh đi xa nói hươu nói vượn ai biết, nói Paris cho ngắn gọn và sang nữa, tôi cười trừ, tùy người nghe cảm nhận. O cũng nói đúng một phần, nói Paris, Lyon, Bordeaux, ai cũng hiểu tôi đến từ đâu, chứ nói nơi tôi đang cư ngụ cách Paris 15 cây số, chắc chắn chả ai biết cái xó xỉnh đó nằm ở mô, nên đành nói trài trại Paris cho dễ hiểu.

Sau bữa tiệc, mỗi khi thấy tôi, có người đùa "Paris có ǵ lạ?" tôi cười cười tâm t́nh, Paris vẫn thế, nhớ xóm Biệt Thự đông vui nên tôi bỏ nhà sang đây du ngoạn, thật ra gia đ́nh chúng tôi sống neo đơn bên Tây, gia đ́nh hai họ đều định cư bên Cali. Tuyến đường Paris - Cali trở nên điểm đến thường xuyên hơn Paris - Sàig̣n, dù VN là nơi chôn nhau cắt rốn, v́ quê hương chưa là chùm khế ngọt, vị đắng thời CS c̣n đó, đạo đức, t́nh người đă tuyệt chủng, có c̣n chăng là những ǵ để nhớ và nuối tiếc thời Cộng Ḥa đă qua rồi.

Năm đó trước khi quay về Paris, tôi ghé nhà O tâm t́nh, phải công nhận tổng hành dinh của O đúng điệu quán lá bên đường, bộ bàn trà với bốn chiếc ghế thấp trú dưới dàn mướp leo làm hiên che nắng, nằm giữa hàng cây cam, chuối, chanh, ớt .. với cái lu sành chứa nước mưa, chỉ thiếu gầu múc nước là đúng điệu quán Ta trên đất Mỹ.

O kéo ghế mời tôi, cô tư uống nước sâm nóng nhe, tôi gật đầu và mê mệt đếm mấy gốc rau thơm đó đây, cốc nước sâm bốc mùi đưa tôi về quán của O, tôi khen, chị có cái quán đáng mặt miệt vườn, chắc chị nhớ trường làng bên kia đại dương hỉ. Tôi sờ đúng nỗi ḷng kẻ ở miền xa, O long lanh mắt nhung sổ bầu tâm sự, nhớ đứt ruột cô Tư nó ơi, học tṛ của chị bữa ni tụi nó lớn đại, có đứa tốt nghiệp đại học mở công ty làm ăn khá lắm, tụi nó rủ chị về hoài mà kẹt hai đứa cháu trói chân. Có đứa du lịch qua đây, tụi nó năn nỉ hết lời, chị nghe chộn rộn lắm nhưng chưa biết tính sao, con chị làm đến hai jobs, làm sao chị đi được, chờ tụi nó khấm khá hơn rồi tính. Giọng O đượm vị luyến tiếc làm tôi chạnh ḷng, thương quá phụ nữ ḿnh lúc nào cũng nghĩ và sống v́ người khác, bây giờ O c̣n sức chạy theo cu Ki, bé Kẹo mà không dám đi chơi, đợi đến lúc con O ăn nên làm ra th́ gân cốt của O đă rệu rạo mất rồi, hay ai biết được « Chúa đă thương gọi O về bên Ngài ».

 

 

Năm nay tôi không c̣n cơ hội chuyện tṛ với O nữa, con của O đă « Mu » qua tiểu bang lạnh, bứng luôn cái trạm thông tin miệt vườn của tôi, dân cư Biệt Thự Kim Cương bị tắt đài, thông tin tắc tị, thiên hạ đâm ra trầm tư, gặp nhau chào hỏi thân t́nh nhưng chưa có ai t́m ra phương thức lấy tin và truyền tin hữu hiệu như O.

O đi rồi mọi người mới thấy thiếu nét sinh động xôn xao của xóm nhà sàn thuở trước, bà Mỹ già thỉnh thoảng tản bộ, nh́n dáo dác, chào hỏi láng giềng mà thầm tiếc vị ân nhân VN đă dũ áo ra đi khiến bà đâm lo, sau này lỡ bà có chuyện, c̣n ai gọi 911 cho bà nhờ.

Tuy O đă giă từ xóm cũ, nhưng dân cư vẫn giữ cái lệ làng của O, vào hè thiên hạ thi nhau biếu xén, trao đổi nông phẩm, có nhà phải năn nỉ anh năm chị bảy, nhận đâu nhận đại giùm rau củ quả, ăn lấy thảo và giúp gia chủ thanh toán nông sản bội thu.

Nét đẹp miệt vườn nhờ O mà hồi sinh trên đất khách, tuy cái đài phát thanh của O đôi khi có làm phiền người kỹ tính, giờ vắng giọng ngoài nớ trọ trẹ miệt vườn của O, xóm nhà sàn như thiếu đi hương vị quê hương.

Nh́n dàn mướp nhà ai đong đưa trong gió, tôi nhớ đến tổng hành dinh của O, ngoài tôi đây chắc cũng có khối người kéo cái ghế thấp ngồi vào bàn và uống nước sâm, nước trà với O để nghe O tường thuật tin nóng hổi trong ngày, hoặc khách tự động trút bầu tâm sự khi đối diện đôi mắt nhung đen của O.

Bỗng tôi nghe tiếng O văng vẳng đâu đó, cô Tư, mùa ni Paris chắc đông vui hỉ, vậy mà cô bỏ thành phố hoa lệ qua bên ni, lại trú ở xóm nhà sàn, tôi cười mỉm, nhớ cái đài của O nên bỏ chồng con qua đây.

Bác Liên đi ngang nhà tôi hỏi, cô Tư nghĩ ǵ mà cười một ḿnh thế, tôi tự thú, nghĩ đến chị Viễn, thiếu chị tôi thấy xóm ḿnh hơi tĩnh lặng, bác trầm tư, tôi cũng thấy nhớ, chị như một gốc quê hương xào xạc lá tre, nhớ quá bát chè đậm nước cốt dừa của chị, thế cô Tư sang đây tha hồ dùng nước mắm cho thoả cơn nhé.

Tưởng chỉ có O với anh chị Năm đầu ngơ biết tôi bị cấm vận nước chấm quốc lũi, ai dè cái đài của O đưa tin quá êm, khá kín đáo, tài t́nh như gián điệp « không sợ không ngán ai ». Nếu biết dân cư biệt thự biết rơ « chuyện t́nh không mắm muối » của tôi, tôi đă lấy quách cái biệt danh "Tư nước mắm" nhát chàng của tôi cho bỏ ghét, bi chừ giám đốc X́-Tu-Dô "mu" đi mất tiêu rồi, c̣n ai để tôi viết đơn xin đổi biệt danh đây.

Trước khi rời Cali, tôi t́m đến bác Liên, thắc mắc, chị Viễn đi rồi ai cũng tiếc nhưng sao không thấy ai t́nh nguyện "giúp vui văn nghệ" như chị bác nhỉ, bác cười ruồi, cô Tư nghĩ cái nghề thông tin phát thanh vô vụ lợi của chị Viễn dễ lắm sao, phải có máu tếu, nh́n đời nhẹ như tơ và nhất là biết nói chuyện với người đối diện nữa.

Bác là người thanh lịch mà khen O như thế, tôi chắc mẫm là O có tài ăn nói đúng điệu ba miền xứ Việt, miền nào giọng đó, nhất là cá tính từng miền, vậy là dân cư Biệt Thự Kim Cương thiệt tḥi quá, bỗng dưng bị mất cái đài phát thanh lưu động một cách oan uổng.

Một văn hào Tây đă phán, "trời đất sẽ hoang vu v́ thiếu người ḿnh yêu," dân cư ở đây chưa có ai yêu O, ngoài chồng của O, nhưng thiếu giọng nói của O, mất cái đài của O, xóm nhà sàn như thiếu vắng t́nh tự quê hương.

Tôi đến và rời Cali thấy thiếu cái vị nhớ nhung thuở trước, nhất là đôi mắt nhung của O đă xa rồi, c̣n chăng là vị nước mắm lúc nào cũng mặn mà, hấp dẫn.

 

 

Đoàn Thị

 

(Dim Trinh sưu tm và chuyn)

 

 

website counter