SU'U TÂ`M 18

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | SUY NGÂM~ 11 | CHUYÊ.N CÔ? | CHUYÊ.N CÔ? [tt] | CHUYÊ.N CÔ? 1 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | LINKS | THÚ VI. | TÊ'U

TA.P GHI 14

 

 

T́nh trạng bạo lực ở VN ngày càng nghiêm trọng

(Văn Quang - Viết từ Sài G̣n)

 

 

Trong tuần này có một sự kiện đáng chú ư ở VN khiến dư luận bàng hoàng. Đó là vụ thảm sát cả gia đ́nh tiệm vàng ở Bắc Giang vào ngày 24-8 vừa qua. Đáng chú ư hơn là thủ phạm mới chỉ chưa đầy 18 tuổi giết người không gớm tay chỉ để cướp của, hoàn toàn không có thù oán ǵ với nạn nhân. Hắn ra tay tàn độc, leo lên tận lầu 3, ra tay gọn gàng, chém chết một hơi 4 người kể cả em bé mới 18 tháng tuổi. Sau đó b́nh tĩnh rửa tay, lau máu rồi chuồn êm. Cả khu phố sáng hôm sau mới phát hiện ra, chỉ c̣n một em bé 8 tuổi thoát chết nhưng bị chém nhiều nhát và chặt đứt ĺa cánh tay mang đi cấp cứu. Tôi không tường thuật lại dài ḍng vụ thảm sát ghê rợn này. Ở đây tôi chỉ đề cập đến tính chất bạo lực của thủ phạm thuộc loại mới lớn.

 

Vụ án tưởng như không có đầu mối, không để lại dấu vết này đă được khám phá nhanh chóng. Chỉ 1 ngày sau tung tích tội phạm đă được xác định và 6 ngày sau bị tóm ở gần biên giới. Đó là một điều đáng ghi nhận. Nhưng dư luận ngày càng thêm phẫn nộ v́ t́nh trạng bạo lực ngày càng gia tăng. Dường như nó gia tăng với chiều hướng thuận của trận băo giá điên đảo đang hoành hành dữ dội. Dư luận càng gay gắt khi nh́n vào bản thân thủ phạm chưa đủ 18 tuổi.

 

Những đồng phạm của cuộc thảm sát

Nh́n dáng vẻ sáng sủa của thủ phạm Lê Văn Luyện người ta tưởng đó là một sinh viên chứ không phải loại lang thang. Lại nh́n vào hoàn cảnh gia đ́nh của thủ phạm, chưa phải là loại nghèo đến mạt rệp. Vậy mà "bỗng dưng" anh ta trở thành một tên cướp tàn bạo. Dư luận rất có lư khi cho rằng Luyện không chỉ hành động một ḿnh. Hơn thế, không thể nói anh ta không có "đồng bọn". Ít nhất cũng có Trương Thanh Hồng đón đường đưa Luyện đi băng bó vết thương và nhờ bán vàng chuộc xe gắn máy, bên cạnh đó là ông chú Lê Văn Nghị ở Lạng Sơn đă cho Luyện trú ngụ 4 ngày và cho cất giấu số vàng cướp được. Sau đó Nghị c̣n đưa đến gặp Hoàng Văn Trai để giúp vượt biên. Nghị và Trai đă dẫn Luyện đến trốn tại một nhà của người tên Lan ở Bằng Tường, Trung Quốc. Chiều 31-8, Luyện quay về Việt Nam nhưng đi đến khu vực Đồn biên pḥng Na Hinh th́ bị bắt. Một nguồn tin mới cho biết, chính Hoàng Văn Trai sau khi bị điều tra đă điện thoại báo cho công an bắt thủ phạm khi vừa về đến VN.

 

Đồng phạm đáng nói hơn là chính bố mẹ đẻ của Luyện. Cảnh sát đă t́m thấy túi nilon to đựng nhiều ṿng cổ, 13 ṿng đeo tay, 199 nhẫn vàng (chừng 50 cây vàng) chôn phía sau nhà, ông Trương Văn Miên (bố của Luyện). Lúc đó ông Miên mới thừa nhận, đă nghe con trai thú nhận là thủ phạm gây án. Luyện gọi điện thoại về cho bố nói đang ở Lạng Sơn, nhờ ông đem số vàng giấu trong tủ trên tầng 2 mang cất giấu. Ông Miên đă đào hố, chôn túi vàng ở cạnh chuồng gà. Trong khi đó, mẹ của Luyện đă mang chiếc áo dính máu của con để lại ở nhà giặt sạch phi tang.

 

Với bằng ấy người biết rơ tội ác của Luyện mà tích cực tiếp tay, tất nhiên họ đều mong được chia chác trong vụ cướp này. Không một người nào có ư tŕnh báo đủ chứng tỏ cái "tinh thần trộm cướp" bằng mọi giá ấy đă ăn vào trong ḷng người lâu nay vẫn được gọi là quê mùa chất phác ấy như thế nào.

 

Dù cuộc điều tra c̣n đang tiến hành nhưng có thể nh́n rơ cả bọn người tiếp tay cho Luyện đều là đồng phạm cực kỳ nguy hiểm. Dù cho pháp luật quy định thủ phạm chưa đầy 18 tuổi, sẽ không bị tử h́nh, nhưng 100% dư luận đều cho rằng cần phải xử tử mới đúng mức. Có người quá căm giận đă phát biểu rằng với tội ác man rợ này có chết đến trăm lần vẫn chưa đền được hết tội.

 

Ảnh hưởng ngoài xă hội

Vụ thảm sát khiến người dân càng lo lắng v́ cuộc sống luôn thiếu an ninh, làm dấy lên dư luận bất b́nh, không thể an cư lạc nghiệp. Nhà nào nhà nấy trở nên lo ngay ngáy. Từ ông nhà giàu đến anh có máu mặt trong khu phố đều lo sốt vó. Dư luận c̣n đang sôi nổi, ở đâu cũng thấy bàn tán xôn xao.

 

Đành rằng trộm cướp th́ ở bất cứ xă hội nào, bất cứ thời đại nào cũng có. Nhưng những năm tháng gần đây ở VN hiện tượng này trở nên gay gắt hơn. Trộm cướp như cơm bữa, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, bất cứ ở đâu. Nếu đi dạo phố, bạn hăy nh́n ở khắp các cửa hàng, cửa hiệu, nơi nào cũng có một vài anh bảo vệ, lưng đeo roi điện, lủng lẳng chiếc dùi cui, đứng lăm lăm sẵn sàng đối phó với mọi biến động lúc nào cũng có thể xảy ra. Đừng nói tới các cửa tiệm vàng bạc, các khách sạn lớn nhỏ, các công ty xí nghiệp, ngay cả những hàng ăn, tiệm nước cũng có bảo vệ. Đúng là công ty bảo vệ được mùa làm ăn lớn. Thoạt trông có vẻ đẹp và có trật tự, nhưng thật ra đó là biểu hiện của sự mất an ninh. Chỉ cần lơ là một chút thôi là bạn có thể bị "luộc" ngay cái đồng hồ đeo tay, giựt cái ĐT đi động đắt tiền, không may bị giựt luôn chiếc bóp. Bạn đi taxi cũng bị ăn gian, một cuốc taxi từ chợ Bến Thành đến sân bay Tân Sơn Nhất bị "chém" tới 3 triệu đồng! Nếu bạn ở ngân hàng ra th́ phải tính trước  " đại lộ kinh hoàng" đang đợi ở phía trước. Tuy đă đề pḥng cẩn mật, nhưng chẳng bao giờ đề pḥng được hết mọi chuyện bất ngờ. Thế nên những vụ cướp của giết người vẫn xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, giữa chốn đông người. Cơ quan an ninh cũng không đi theo bảo vệ bạn được. Bạn phải tự bảo vệ lấy ḿnh thôi. Đó là hiện tượng bất trị của xă hội.

 

Lúc nào cũng có thể bị hành hung

Tính chất ngang ngược, hành động tàn ác, suy nghĩ ngông cuồng ngày càng nhiều trên mọi lănh vực. Từ việc đi chơi, chỉ một cái nh́n bị coi là "nh́n đểu" cũng bị "xử đẹp" ngay lập tức. Bạn hăy cẩn thận, đôi khi với người đẹp, hấp dẫn quá cũng có thể bị những dân chơi gây chuyện. Họ chỉ muốn chứng tỏ ḿnh là "anh hùng". Có lẽ ở VN "ra ngơ cũng gặp anh hùng" nên các chú nhóc cũng muốn kiếm một địa vị cho đáng mặt "làm trai".. Từ những ư nghĩ đọng trong tiềm thức cộng thêm với sự suy thoái về kinh tế, nay biến thành cái "mốt" của những chàng trai trẻ mới vào đời. Một vụ tông xe giữa đường cũng trở thành án mạng. Một vụ đuổi gà cũng giết người. Một bằng chứng nhỏ như ngày 24-8, tại xă B́nh Tân, huyện B́nh Sơn - Quảng Ngăi, tức giận khi thấy vợ chồng bà Bùi Thị Bông (SN 1957) và ông Nguyễn Thể đuổi gà của ḿnh đang ăn lúa ruộng, Vơ Chí Thông (SN 1996) đă đâm bà Bông chết tại chỗ. C̣n biết bao nhiêu vụ cướp của giết người, vụ hành hung vô lư, án mạng lăng nhách như thế nữa đă và đang có chiều hướng gia tăng.

 

Đi t́m nguyên nhân:

Các nhà tâm ly học đang ra sức t́m kiếm nguyên nhân.

- Ông Trần Minh Sơn, kiểm sát viên Viện Kiểm Sát TP Sài G̣n nhận định:

"Tôi đă tham gia nhiều phiên ṭa xét xử các vụ án giết người mà bị cáo là những người tuổi đời c̣n rất trẻ. Có thể nói những vụ án do những người trẻ tuổi thực hiện đă trở nên phổ biến và tính chất, hành vi ngày càng nguy hiểm".

 

- Ông Trương Văn Vỹ, giảng viên xă hội học tội phạm Trường ĐH Khoa học Xă hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPSài G̣n kết luận:

"Từ những vụ giết người man rợ vừa qua cho thấy đây là một hiện tượng xă hội đáng lo ngại, tiềm ẩn nguy cơ lớn về sự suy đồi những giá trị đạo đức. Về mặt xă hội, cần tăng cường giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho thanh thiếu niên. Thế nhưng hiện nay, giáo dục đạo đức là một vấn đề đang bị bỏ ngỏ".

 

Về phía người dân lại có nhiều nhận định khác:

- Bạn Minh Kháng viết: "Nội dung giáo dục xơ cứng; lối sống bầy đàn (tranh giành, xô lấn ...); thực dụng (như h́nh ảnh đổ xô mua vàng, chạy chọt t́m chỗ làm ngon ăn ...); tham quyền cố vị...; th́ làm sao có được đạo đức tốt".

 

- Bạn Phúc nêu ư kiến: "Tất cả là do sức ép của đồng tiền thôi .. Khoảng cách giàu nghèo quá lớn đang diễn ra ở Việt Nam, thêm vào đó là sự quản lư và giáo dục không hợp lư. Có rất nhiều thứ đang góp phần gây ra hiện tượng trên. Ai cũng biết nhưng chỉ một người không biết."

 

- Bạn Ao hoa: "Thẳng thắn mà nh́n nhận rằng, đạo đức xă hội đang xuống cấp nghiêm trọng, đồng tiền đang chi phối nhiều thứ, đâu đâu cũng thấy cảnh ức hiếp, chạy chọt, ngay cả nơi cần nhân văn nhất như bệnh viện, nhà trường cũng đầy rẫy tiêu cực. Một đứa bé học lớp 2 cũng biết buồn tủi nhận ra rằng nó bị lôi ra khỏi lớp chọn do cha mẹ chúng không kịp "lo" cho nhà trường. Giáo dục "suông" sẽ không làm cho bọn trẻ tiếp thu nhiều bằng những ǵ thực tế đang xảy ra hằng ngày trong mắt chúng. Vậy làm sao mà giáo dục được!"

 

 

Thứ thuốc nào trị được căn bệnh này? Câu hỏi đặt ra cho những người có trách nhiệm với cả một thế hệ trẻ VN!

 

 

VĂN QUANG

 

(Bùi Mạnh Hùng sưu tầm và chuyển)

 

 

website counter