SU'U TÂ`M 18

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | SUY NGÂM~ 11 | CHUYÊ.N CÔ? | CHUYÊ.N CÔ? [tt] | CHUYÊ.N CÔ? 1 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | LINKS | THÚ VI. | TÊ'U

BÀI VIÊ'T 7

 

 

LM CẨM SÀI G̉N THIÊN H S

(VĂN QUANG)

 

 

Tảng băng ngầm trong xă hội VN

Sài G̣n, ngày 27.8.2011. Đây là câu trả lời thứ ba của tôi về "hội chứng bất trị ở VN" và là vấn đề chính của xă hội VN hiện nay. Nó chẳng có ǵ mới, song nó tồn tại dai dẳng gần như bất trị làm điên đảo đời sống của đa số người dân. Đó là vấn đề tăng lương lạm phát. Bỏ ra ngoài một số "đại gia", cậu ấm cô chiêu, con ông cháu cha và những người buôn gian bán lận, bán cẳng dài, cho thuê thân xác, lănh lương nhà nước nhưng không cần đến lương mà cần đến một thứ lương khác không sổ sách .. Họ sống đế vương trên những cái khố rách áo ôm của người lao động thật sự.

 

Chụp giựt đă thành một lối sống c̣n.

Khi đồng tiền càng mất giá th́ xă hội càng hỗn loạn, khi xă hội càng hỗn loạn th́ càng có nhiều cơ hội mở ra cho những kẻ ăn trên ngồi trước. Tuyệt đại đa số người dân Việt đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát và tăng giá, ngày càng gia tăng chứ không bớt đi. Mặc dầu từ quốc hội đến nhà nước và các chuyên viên kinh tế hàng đầu, hàng đuôi đang ra sức kiềm chế, mang hết bộ óc thông minh có giới hạn ra "hiến kế", thảo luận tơi bời hàng ngày. Nhưng kết quả cụ thể mang lại là ǵ? Vẫn chưa có đáp số.

Đời sống ngày càng khó khăn hơn, chụp giựt từng cơ hội nhỏ khiến t́nh nghĩa chỉ c̣n là chuyện "cổ tích". Có thể nói cuộc sống hiện nay của hầu hết mọi người là chụp giựt từng cơ hội nhỏ. Từ những gia đ́nh trước đây được gọi là trung lưu đến những nhà tiểu thương buôn bán có cửa hàng cửa hiệu hay buôn thúng bán bưng cũng đều phải lao theo cơn sóng thần lạm phát và cơn băo giá nhảy múa. Không thể trách họ được, họ cần phải sống, phải có thêm "thu nhập" mới giữ được mái ấm gia đ́nh.

Những người lao động chân tay, những sinh viên học sinh nghèo phải lao đi kiếm việc làm thêm. Cả đến những bà nội trợ xót cảnh chồng con vất vả cũng t́m thêm việc làm. Tất nhiên không thể tránh được những cạm bẫy ŕnh rập quanh sự nghèo đói, túng thiếu. "Đói ăn vụng, túng làm liều" là chuyện không thể tránh khỏi. Những chuyện đó ở xă hội nào cũng có, nhưng ở VN ngày nay càng nhiều hơn.

Ngoài những chuyện trên bề mặt như mọi người đều biết như những gia đ́nh tan vỡ, những cậu trai mới lớn, những cô gái mới vào đời chỉ v́ một chút cám dỗ nhỏ nhoi cũng đành sa chân xuống bùn đen. Những trọng tội cướp của giết người ở lứa tuổi 15-16, những cảnh lừa t́nh, bẫy t́nh, bẫy cả thầy giáo của lứa tuổi "ô mai", những cảnh buôn người do những "tú bà tuổi teen" nhan nhản trên các trang báo, các toà án.

 

Chuyện không thể kể cùng ai.

C̣n vô số những tảng băng ch́m đang âm ỷ chảy trong ḷng xă hội từ thành thị tới thôn quê. Giả dụ như một cô sinh viên ở tỉnh lên thành phố trọ học. Mọi thứ đều leo thang, từ giá thuê nhà đến tiền ăn, tiền học, tiền xe và hàng chục thứ khác cấp bách hàng ngày đều đắt đỏ, cô phải đi kiếm việc làm thêm. Làm gia sư đă là may nhưng gặp cậu chủ đ̣i "chiều tí đỉnh", có cô phải cắn răng chịu trận. Làm bồi bàn buộc phải chiều khách "xoa nắn" cũng là chuyện thường t́nh. Những bà nội trợ đi làm thêm, đôi khi bị dụ dỗ cũng gật đầu v́ nghĩ "chẳng mất ǵ" mà lại có thêm "thu nhập" giúp chồng con. Những "chuyện vặt" ấy nếu không kể th́ chẳng ai biết, nó cứ âm thầm diễn ra dưới muôn h́nh vạn trạng. Có khi là những nỗi đau âm thầm, nỗi đau "muôn đời" không thể chia sẻ cùng ai, sống để dạ, chết mang theo mà thôi. H́nh ảnh ấy mô tả sự bi đát của tảng băng ngầm trong xă hội VN bây giờ là như thế.

Đấy là chưa kể đến những cô, những bà không bị ép buộc, chỉ v́ thèm khát muốn "lên đời" nên sẵn sàng cam tâm t́nh nguyện đi t́m "con mồi" đáp ứng những nhu cầu của ḿnh như câu chuyện bại hoại thuần phong mỹ tục, đạp đổ luân thường đạo lư ở một làng quê hẻo lánh như tôi đă nhắc đến trong bài trước. Nh́n những hiện tượng ấy bạn nghĩ ǵ? Ai giải được mă số của bài toán này?

 

Lạm phát cao nhất Đông Nam Á.

Không cần phải diễn tả thêm, bạn đọc hẳn đă rơ t́nh trạng lạm phát của VN hiện nay ra sao. Xin dẫn lời một quan chức VN về lạm phát:

Bàn về t́nh h́nh thực hiện phát triển kinh tế - xă hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng "lạm phát ở VN đang cao nhất châu Á, nh́ thế giới". Ông Trần Hoàng Ngân (TP.Sài G̣n) nêu số liệu cụ thể trung b́nh suốt năm năm vừa qua lạm phát của VN ở mức hai con số.

So với cuối năm 2010 th́ chỉ số giá tiêu dùng tháng 7-2011 tăng 14,61% và tăng 22,16% nếu so với cùng kỳ năm trước.

Nước đứng thứ hai là Indonesia 7,4%. Trong khi hiện nay Trung Quốc lạm phát 6,4%, Thái Lan 4%, Philippines 4,7% ..

Khách quan, nh́n chung t́nh h́nh thế giới, ở đâu cũng thấy giá cả leo thang. Không một quốc gia nào giữ được mức sống như vài năm trước. Tổng thống Pháp cũng đă phải kêu gọi người dân thắt lưng buộc bụng. Tuy nhiên sự lạm phát và giá cả leo thang của các nước trong phạm vi người dân có thể chấp nhận được, bớt đi một cuốc xe hơi, một chuyến du lịch nhỏ là mức sống có thể yên b́nh. Nhưng ở một nước nghèo như VN th́ khác. Giá cứ tăng vùn vụt, mỗi ngày một giá. Thắt lưng buộc bụng cũng chẳng đủ. Phải ăn thiếu đi, chưa đói nhưng mọi tiện nghi đều hạn chế đến mức tối đa.

Lạm phát kéo theo nhiều chuyện cười ra nước mắt. Trong những ngày cuối tháng 8 này, giá vàng nhảy múa đến nỗi người ta gọi là "điên loạn".

 

Sáng chen chúc nhau đi mua vàng

Cuộc chạy đua hở đâu chụp giựt đấy rơ ràng hơn bao giờ hết. Thấy giá vàng lên vội vàng vội chạy đi mua để ḥng kiếm lời trong vài ngày sắp tới. Nhiều người mua, giá lại vọt lên cộng với giá vàng thế giới tăng chút đỉnh đẩy giá cao hơn. Chính phủ can thiệp bằng cách cho mua thêm 5 tấn vàng, giá xuống chút đỉnh, lại đổ xô xếp hàng rồng rắn đi bán. Vừa bán xong, giá vàng lại lên cao ngất ngưởng. Có ông mang cả bao tải tiền đi mua vàng.

 

Chiều xô đẩy nhau đi bán vàng  

Nhưng chỉ từ sáng đến chiều, giá vàng lại xuống cả triệu đồng một lượng. Trong vài ngày gần đây nhất, giá vàng đang từ hơn 49 triệu đồng một lượng, sáng 25-8 bỗng xuống hơn 4 triệu đồng. Có người mua 49 triệu đồng, nay lại cấp tốc đem bán với giá 45 triệu đồng v́ sợ giá c̣n xuống nữa. Cứ thế, cuộc đua "ăn xổi ở th́" chẳng bao giờ có hồi kết. Nhiều chủ hiệu vàng tại Sài G̣n có chung nhận định, trong lịch sử buôn bán vàng, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến cảnh "điên cuồng của giá vàng". Giá xuống, lên đều như trận cuồng phong. Tiền chui vào túi ai? Thật ra giới kinh doanh vàng đang ra sức lũng đoạn thị trường bằng những mánh lới tạo ra cung cầu giả, ép giá từng giờ, từng ngày. Thế nên khôn cũng chết, dại cũng chết, nhanh cũng chết, chậm cũng chết.

 

Cuộc chạy đua giữa các ngân hàng.

Các ngân hàng th́ đua nhau tăng lăi suất cả đầu vào đầu ra. Người có tiền gửi ngân hàng sẽ được thỏa thuận ngầm. Lời 14% một năm theo quy định của nhà nước chỉ c̣n là con số ảo, chẳng có khách hàng nào chịu chấp nhận. Người gửi tiền đi "khảo giá", tất nhiên là "khảo giá ngầm" ở vài ngân hàng, chọn nơi nào có lời nhất mới gửi. Ít nhất là 17% trở lên. Có ngân hàng mạnh tay cạnh tranh cho thân chủ lăi suất đến 18-19%. Gửi càng nhiều, lời càng lớn.

Trong khi các doanh nghiệp è cổ ra vay lời đến 23-25% mà vẫn phải vay. Không có tiền th́ đóng cửa, công nhân thất nghiệp. Các doanh nghiệp chuyên mua bán đất, làm nhà nhiều tầng cho thuê, nếu không đủ vốn đành bỏ dở công tŕnh xây dựng. V́ thế phải "cố đấm ăn xôi", đành cứ phải vay ngân hàng với giá cắt cổ. Nhà chưa xây xong hoặc xây xong chưa cho thuê hay chưa bán được, lại è cổ ra trả nợ ngân hàng.

Vay ngân hàng cũng khó khăn, lại đưa ra chiêu gạ các "thân chủ" góp vốn. Lại phát sinh ra những nhà cho thuê tư nhân, cho vay lời nhiều hơn. Đến khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ th́ "biến", thế là lại tay trắng. Có khi doanh nghiệp chạy cửa sau, thế chấp một tài sản cùng lúc cho hai ba ngân hàng, có "quan chức" ngân hàng nhận đút lót cho vay văng mạng, không cần xác minh tài sản. Lại ở tù.

Cái ṿng luẩn quẩn ấy cứ xoay tít mù. Chẳng cơ quan nào có thể can thiệp hiệu quả vào thị trường này. Cứ mặc người dân và ngân hàng "đối phó" với nhau. Sự hỗn loạn của thị trường vàng, ngân hàng và tỉ giá đô la chẳng thể biết trước được điều ǵ sẽ xảy ra. Đó là vài hệ quả của t́nh trạng lạm phát.

 

Giá xăng dầu bất ngờ giảm có đáp ứng được nỗi lo của người dân?

T́nh trạng băo giá vẫn chưa có lối thoát. Chưa có mặt hàng nào xuống giá dù chỉ là 1%.

Về mặt xăng dầu, cứ khi nào giá dầu thế giới tăng là ở VN đáp ứng ngay, tăng bất ngờ để tránh đầu cơ khiến người dân bật ngửa. Nhưng khi giá dầu thế giới xuống th́ ở VN giá xăng dầu vẫn bất di bất dịch trong một thời gian dài, không chịu xuống.

Đến nay, trước sức ép của dư luận, giá xăng A92 giảm từ 21.300 đồng một lít xuống c̣n 20.800 đồng một lít từ 9 giờ tối 26-8 theo thông báo của Bộ Tài chính. Mức giảm 500 đồng được áp dụng với các loại xăng, trong đó A92 c̣n 20.800 đồng một lít, thay v́ mức kỷ lục 21.300 đồng áp dụng từ tháng 3 tới nay.

Giới chuyên gia cho rằng dù mức giảm 300-500 đồng chỉ mang yếu tố tinh thần, song người tiêu dùng phần nào tin tưởng rằng họ đă được ṣng phẳng hơn trong chính sách điều hành. Sau bao lần tăng cao và nhanh, dù là nhỏ giọt nhưng có thể thấy, nhà điều hành đă nghe được tiếng nói của dân.

Tuy nhiên vẫn có những người dân chưa thể đồng ư với đợt giảm giá này.

Anh Trung, nhà ở đường Mễ Tŕ đang đổ xăng cho biết: "Không biết đợt giảm giá lần này có phải là đà để cho đợt tăng giá tiếp theo. Kinh nghiệm của tôi từ vài năm nay, cứ đợt nào giảm một chút th́ y như rằng lần sau lại tăng lên gấp đôi, ba".

Anh Tuấn, nhà ở đường Phan Văn Trường lắc đầu: "Giá mức giảm được nhiều hơn 500 đồng th́ tốt, v́ lần nào tăng cũng tăng mạnh, mà giảm th́ nhỏ giọt. Báo chí nói từ cách đây cả tuần giá xăng dầu nên giảm, nhưng giờ người tiêu dùng mới được toại nguyện. Vậy mà, mức giảm chỉ 500 đồng, chẳng bơ"!

Một độc giả của báo Dân Trí, anh Ngo Dong (alone2111@yahoo.com.vn) than thở:

"Nản toàn tập. Lúc tăng th́ tăng mấy ngh́n liền. Lúc giá xăng dầu thế giới giảm mạnh một thời gian th́ chả có ư kiến ǵ cả ? Trước sức ép của dư luận, xăng dầu đă giảm nhưng giảm thế này th́ thà không giảm c̣n hơn. Cứ cái kiểu độc quyền xăng, điện .. như hiện nay, người dân c̣n khổ nhiều"!

Cũng trang báo này đă viết: "Việc giá xăng vừa được Bộ Công Thương, Bộ Tài chính công bố sẽ giảm từ 300 - 500đồng/lít trong tối 26/8 được nhiều người cho rằng là quá ít so với số tiền lúc tăng và đặc biệt trong thời kỳ kinh tế lạm phát th́ con số ấy quả thật không thấm tháp vào đâu".

T́nh trạng độc quyền xăng dầu bởi Petrolimex đang chiếm 60% thị phần và chi phối thị trường bán lẻ. Tổng công ty này cứ than lỗ 500 - 600 đồng/lít xăng nhưng trong cáo minh bạch tài chính để lần đầu chào bán cổ phần ra công chúng mới đây, Petrolimex báo cáo .. lăi hàng ngàn tỉ đồng. Điều này cho thấy chuyện các doanh nghiệp xăng dầu than lỗ là không thể tin được, chẳng hiểu v́ sao các cơ quan quản lư không làm rơ sự tù mù đó?

 

Tâm lư sợ tăng lương!

Theo một nghị định mới nhất của chính phủ VN th́ từ ngày 1-10 đến hết ngày 31-12-2012, lương tối thiểu không phân biệt loại h́nh doanh nghiệp sẽ lên mức cao nhất là 2 triệu đồng áp dụng cho vùng một. Xin tóm tắt là bảng lương mới này áp dụng đối với tất cả người lao động làm việc tại mọi loại doanh nghiệp, hợp tác xă, trang trại, nhà kinh doanh cá thể, công ty có vốn đầu tư nước ngoài ..

Theo Tổ chức Lao động quốc tế, lương tối thiểu của một số nước trong khu vực: Nhật 873 USD/tháng, Hàn Quốc 768 USD/tháng, Philippines 232 USD/tháng, Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải) 187 USD/tháng, Thái Lan (Bangkok) 177 USD/tháng, Indonesia 145 USD/tháng, Lào 71 USD/tháng, Campuchia 68 USD/tháng. Lương tối thiểu của Việt Nam mức cao nhất là 2 triệu đồng/tháng (gần 100 USD), chỉ cao hơn mức lương của Lào và Campuchia.

Đứng trước t́nh h́nh được báo trước, lương chưa tăng giá đă tăng, lương tăng th́ giá lại tăng nữa. Cho nên nghe tăng lương cả nhà đều lo sốt vó chứ không mừng. Từ anh công tư chức đến người lao động chân tay đều kêu trời như bọng. Theo một cuộc khảo sát của một tờ báo ở VN với hơn 3.400 người cho thấy, có tới hơn 1/4 số người được hỏi cho biết, trong thời điểm băo giá hiện nay, họ đă chọn về quê lập nghiệp và hy vọng cuộc sống yên ổn hơn.

Tuy nhiên về quê cũng có nhiều vấn đề nan giải. Ruộng đất không có, làm ăn khó khăn, biết làm ǵ bây giờ? Trở ngại cho việc học hành của con cái rồi c̣n các dịch vụ về y tế, thông tin ... ở các vùng nông thôn c̣n có sự chênh lệch lớn so với thành phố .. Cho nên đi cũng dở, ở không xong.

Tôi chỉ nêu 3 ư kiến của người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng để bạn đọc hiểu rơ về tâm lư sợ tăng lương và thông cảm với người lao động VN:

1- "Tôi không cảm thấy mừng mà lại thấy lo v́ lần nào tăng lương th́ giá cả lại leo thang đến chóng mặt. Nếu đă tăng lương cho dân th́ hi vọng Chính phủ cũng kiểm soát được giá cả thị trường cho người dân đỡ khổ. Chứ lương tăng 1 đồng, giá tăng 5 đồng như hiện nay th́ thà không tăng lương c̣n hơn". - Đặng Thị Minh Hiền (dang_minh_hien@yahoo.com)

2- "Xin đừng tăng lương các bác ơi, không th́ công nhân viên chức bọn em không dám đi chợ nữa v́ giá thực phẩm tăng c̣n kinh hơn. Chỉ cần làm sao thực phẩm giảm giá mà lương chỉ cần vậy, không cần tăng đâu" - Hồng Khuê: (ngockhue2211@yahoo.com.vn)

3- Đúng là một bài toán lẩn quẩn mà bao nhiêu bộ, ngành, chuyên gia, lănh đạo giải măi không ra. Xin hăy b́nh ổn giá trước khi tăng lương, chứ tăng lương v́ giá, tăng lương lại là điều kiện để giá tăng mà tăng gấp mấy lần lương th́ bản thân tôi (và có thể là nhiều người thu nhập thấp) sợ lắm ..".- Ngọc Lan: (ngoclanlfc1611@gmail.com)

 

Chắc tôi không cần phải lư giải nhiều hơn nữa.

 

 

Văn Quang

-  27-8-2011 -

 

(ROSE KD sưu tầm và chuyển)

 

 

website counter