Chuyện nhỏ ở Sài G̣n (2)
(ĐÀM HÀ PHÚ)
...
1.
"Cho nhiêu cũng được"
- Câu này ai ở Sài G̣n chắc là biết, chắc thỉnh
thoảng có nghe, nhất là khi đi taxi, xe ôm, xích lô .. nếu
là khách đi quen rồi hoặc quăng đường gần
quá khó trả giá th́ bác tài sẽ nói vậy: chú (cô) cho nhiêu
cũng được. Nói vậy chứ ai đành ḷng cho
ít, ví như đúng ra bảy ngàn th́ khách sẽ đưa
mười ngàn cho chẵn tiền.
Đó
cũng không hẳn v́ ít tiền quá mà nói vậy, cũng có
khi nhiều thứ giá trị hơn người bán cũng
nói: cho nhiêu cũng được. Ví dụ như chuyện
có cô giáo nọ dạy văn ở một trường cấp
hai, cô nổi tiếng là thương học tṛ như con. Mỗi
buổi sáng cô hay đi chợ ở gần nhà để tiện
việc cơm nước. Trong chợ có rất nhiều
người biết cô là cô giáo, và họ thường gọi
luôn là "cô giáo". Nhiều khi cô giáo cũng khó xử với
các bà, các chị trong chợ, họ cứ bỏ vô giỏ
cô khi th́ con cá, khi th́ bó rau, khi th́ kư thịt .. khi cô đ̣i trả
tiền th́ họ không chịu lấy hoặc nói: cô giáo cho nhiêu cũng được.
Cho nhiêu
cũng được.
2.
Ông là
thương binh, thương binh của chế độ
cũ, ông bị thương gần ngày Sài G̣n giải phóng.
Sau giải phóng ông làm nhiều nghề để sinh sống
và để nuôi ba đứa con ăn học. Một lần
nọ ông làm công việc bảo vệ ở một nhà hàng
vào buổi tối, đó là một nhà hàng lớn và có rất
nhiều nhân viên và thực chất công việc của ông là
chuyên dắt xe cho khách đến ăn nhậu mà thôi. Chủ
nhà hàng là một người đàn ông khá giả và cư xử
rất được.
Một hôm có
chuyện. Đêm khuya khi nhà hàng chuẩn bị đóng của
và người chủ cũng chuẩn bị ra về th́ có
một nhóm người hung dữ cầm mă tấu xông vào
nhà hàng truy sát người chủ. Người đàn ông tuy
khá cao to và nhanh nhẹn nhưng khó có thể chống cự
với bốn năm tên sát thủ chuyên nghiệp, tất cả
mọi người bỏ chạy tán loạn. Ông thấy vậy
không được nên đứng ra bảo vệ chủ
ḿnh, vừa đỡ đ̣n vừa d́u anh này bỏ chạy.
Nhờ sự giúp sức của ông, nạn nhân đă thoát
thân tuy cũng bị thương nhẹ, c̣n ông th́ bị
hai nhát chém nặng mà một nhát sau này đă làm ông không thể
cử động cánh tay phải.
Người
chủ mang ơn ông lắm dù ông nhiều lần nói "chú ơi, tôi làm công cho chú
th́ phải bảo vệ chú thôi, ơn nghĩa ǵ mà chú cứ
nói hoài". Và mặc dù ông đă nhiều
lần từ chối nhưng người chủ nhà hàng vẫn
mua cho ông một căn nhà nhỏ, chu cấp hằng tháng
đủ nuôi cả gia đ́nh ông và cho tiền ba đứa
con ông ăn học.
Chuyện xảy
ra đă lâu rồi. Hôm qua tôi ngồi trong ngân hàng, ngồi kế
bên cậu con trai lớn của ông và được nghe câu
chuyện này. Cậu nói: chú đó sắp đi Mỹ rồi
nên bữa nay chú kêu con ra ngân hàng mở tài khoản để
mai mốt chú chuyển tiền về.
3.
Chuyện này
nghe một bạn sinh viên kể. Bạn nói trước nhà
bạn nghèo lắm, mẹ bạn bán vé số ở Quận
Tám và bạn cũng đi bán phụ mẹ. Nếu bạn
học buổi sáng th́ sẽ phụ mẹ bán buổi chiều
và ngược lại, nhà chỉ có hai mẹ con.
Có một chú
thợ hồ ở gần nhà, nói là gần nhà chứ thực
ra là ở một cái cḥi trong xóm hẻm sâu sát bờ kinh, chú
này mỗi khi nhậu thường hay mua vé số của
hai mẹ con cậu. Chú này mua không nhiều, mỗi lần
chỉ mua hai vé, nhưng điều đáng nhớ là sau khi
trả tiền hai vé th́ chú sẽ cho lại cậu một
vé, và lúc nào cũng căn dặn: nhớ giữ lại hen
mầy, phải th́ cùng đổi đời.
Và cậu
đổi đời thiệt, một lần cặp vé số
định mệnh đă trúng giải độc đắc.
Người vợ của chú thợ hồ khi biết chồng
ḿnh trúng số độc đắc đă nổi ḷng tham
và muốn đ̣i lại tờ vé số mà chú đă cho cậu
buổi chiều trước đó. Nhưng chú thợ hồ
đă kiên quyết không đ̣i lại, chú c̣n dùng tiền
trúng số đă cả xóm một bữa nhậu linh
đ́nh.
Có vốn, mẹ
cậu không bán vé số nữa mà chuyển ra mở quán
ăn sáng và cuộc sống của hai mẹ con đă khá
hơn trước rất nhiều. Chỉ riêng chú thợ
hồ th́ vẫn làm thợ hồ, bây giờ chú mua vé số
của người khác nhưng tật cũ vẫn không bỏ,
mua hai vé và cho lại người bán một vé. Chú luôn dặn:
nhớ giữ lại hen mầy, phải th́ cùng đổi
đời.
4.
Ông chạy
xe ôm ở Quận 10 nhưng nhà ông th́ ở tận ngă
tư An Sương, vợ ông th́ bán vé số nên ông thường
đậu xe kế bên bà. Hai người mang cơm theo
ăn buổi sáng và buổi trưa, buổi chiều th́ trả
vé về sớm rồi cùng ăn ở nhà.
Quê ông bà ở
Cần Giuộc. Bữa nọ thấy có người trông
dáng như ở quê lên, tới ghé cho ông bà hai con gà, một
buồng chuối và một giỏ đệm đầy cá
trê phi, con nào con nấy mập ú, vàng óng. Tôi ṭ ṃ hỏi: bà
con dưới quê gửi lên hả chú? Ông cười, nói
đúng ở quê gửi lên nhưng mà hông phải của bà
con, thằng đó nó chiếm đất của tui đó chớ.
Nhà ông có nhiều
anh em, cha ông có chia cho ông ba công ruộng ở quê. Ruộng
đất phèn nên một năm chỉ trồng được
một vụ mà lại có mùa trúng mùa thất nên ông bỏ
đó lên Sài G̣n chạy xe ôm. Ruộng bỏ hoang lại nằm
xa xóm nên không ai coi. Một lần ông về quê và phát hiện
ruộng của ḿnh có người chiếm mất. Đó
là một gia đ́nh nghèo, hai vợ chồng và bốn đứa
con nheo nhóc, trước họ sống theo ghe nhưng cái ghe
nát quá nên cả gia đ́nh dắt nhau lên bờ kiếm
đất hoang lập nghiệp, cũng bị đuổi
cùng đường mới tới đây.
Mới đầu
ông cũng làm căng, thưa lên xă rồi nhờ bà con tới
đ̣i kịch liệt lắm, nhưng do đất nhà từ
xưa không có giấy tờ, lúc chia cũng không lập di
chúc nên khó nói lư. Rồi ông phát hiện bà vợ ḿnh bị tiểu
đường nặng nên thời gian của ông chủ yếu
ở bên bà, ông không thiết đ̣i đất nữa. Một
lần về quê đám giỗ ông đă kư giấy cho gia
đ́nh nghèo nọ ba công đất luôn.
Ông nói, ḿnh
cũng nghèo mà thấy tụi nó c̣n nghèo hơn. Ḿnh già rồi,
sống nay chết mai, thôi coi như làm phước cho tụi
nó. Cũng được cái là vợ chồng nó cũng biết
điều, nhận tía má luôn, đem lên cho đồ hoài,
ăn hổng hết.
5.
Sài G̣n rộng,
rộng lắm, nên chuyện ở Sài G̣n người ta hay
kêu là: chuyện nhỏ.
ĐÀM HÀ PHÚ
(Diễm
Xưa sưu tầm và chuyển)