Chuyện
đời
nằm
trong gian bếp
(Nguyễn
Vĩnh Nguyên)
Bếp
là mang trong ḿnh cả thế giới.
Điều này không dễ mấy ai nhận ra.
Ngay cả
ông Marcus Tullius Cicero, một triết gia hàng đầu trong
thời La Mă cổ đại, cũng đă bỏ qua vai
tṛ của nhà bếp khi nói đại ư, với ông, cuộc
đời chỉ cần một thư viện đầy sách
và một
khu vườn là đủ. Coi trọng thức
ăn tinh thần mà bỏ qua thức ăn vật chất
sẽ dẫn đến một sai lầm khó lường,
đó là con người sẽ chẳng t́m thấy cái
nghĩa lư hưởng thụ giá trị rất đỗi
tinh thần trong chuyện ăn uống và niềm vui bếp
núc.
Hẳn thế,
nên người ta vẫn bĩu môi cho qua một điều
hệ trọng nào đó sau khi thở dài: "Úi dào, chuyện
bếp núc ấy mà". "Bếp núc" trở thành cách
nói chỉ những sự việc không chính thức, chuyện
"hậu trường".
Điều
này có căn nguyên của nó. Trong bố trí không gian nhà truyền
thống của người Việt, gian bếp thường
được bố trí ở phía sau, vị trí khuất so
với gian chính là pḥng khách và các pḥng nghỉ. Có lẽ do ở
xứ nhiệt đới, người ta ngại việc
nấu nướng để khói, mùi dầu mỡ, thức
ăn toả ra làm bức bối hôi hám nhà cửa. Mặt
khác, người Việt kín đáo trong chuyện ăn uống,
ngại khách lạ ghé mắt ngó vào gian bếp, đánh giá
chuyện ăn uống, vật chất trong nhà. Trải qua
nhiều giai đoạn lịch sử đói kém, khốn
khó, miếng
ăn từng bị coi là miếng nhục,
người ăn c̣n khó ngẩng mặt lên khỏi bát, nhà
bếp th́ có ǵ mà phải tôn vinh lên tầm .. ngoại giao thế
giới.
Chuyện bếp
núc, v́ vậy, tượng trưng cho chuyện vặt của
các bà, các chị, chẳng quang minh chính đại hay chính sử
chút nào. Thế mới dẫn tới cái hệ luỵ này: một
anh đi tán gái, si mê một cô thôn nữ con nhà lành chỉ v́
mỗi lần đến chơi nhà đều được
nàng đăi vài món ngon, làm anh chàng cứ mơ tưởng rằng
mai mốt cưới về hẳn ngày ngày sẽ
được nàng nấu cho những bữa ăn hợp
khẩu vị. Nào ngờ, mọi thứ sụp đổ
sau vụ hôn nhân vội vàng thiếu minh bạch và chưa
qua khảo sát kỹ càng kia: cưới về chị vợ
thường xuyên để t́nh trạng bếp không nhóm lửa.
Chuyện đă rồi, đem tâm sự với bà già vợ,
anh mới hay, những bữa ăn ngon trước đây
không phải do vợ anh nấu, mà do chính bà già vợ ra tay
để giúp con gái sớm có chồng. Anh trai nọ hẳn
không giận mẹ vợ hay vợ ḿnh đâu. Mà giận v́
cái chái bếp nằm khuất mắt, gây ra những ngộ
nhận đưa đến t́nh trạng bất cập mà
anh phải sống chung suốt một đời kia.
Tránh t́nh thế
nông nỗi đó, mới có chuyện ngày trước, mẹ
chồng thường chọn nàng dâu bằng cách đi xuống
bếp, ngó nghiêng sự ngăn nắp, gọn gàng, nh́n thao
tác nấu nướng, thẩm định vài món ăn nàng
nấu để rồi cho điểm số về đức
hạnh. Chẳng phải ai cũng đủ cái uy quyền
để tiến thẳng vào vương quốc của
nàng dâu, thực thi công việc thanh tra giám sát gắt gỏng
như các bà mẹ chồng đâu! Vậy mới dễ thấu
v́ sao có cái thói thường mẹ chồng nàng dâu lục
đục bếp núc mà sinh ra lắm sự nhùng nhằng
khó ở.
Bếp núc vẫn
là chuyện các bà, các cô, các mẹ. Bếp không đi vào trung
tâm của những đại-tự-sự bao giờ. Mặc
dù vậy, th́ đôi khi những thứ bị coi "ngoại
vi" kia lại nảy sinh thật nhiều cảm xúc. V́
nó gần gũi, thân thương, tác động đến
tâm trí, trái tim con người xuyên qua năm giác quan mỗi
người một cách trực tiếp. Trong mỗi con
người ở xứ sở văn minh Thần Nông này,
âm thanh ống thổi lửa của bà mỗi sớm, tiếng
lửa cười trên bếp mỗi chiều, mùi khói bếp
chờn vờn có thể là những "kư hiệu" vắt
ra được cả một suối nước mắt
hoài niệm. Trong bài thơ Giang hồ rất nổi tiếng
của Trần Hữu Quang, có hai câu này: "Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt/ Nghe tiếng
cơm sôi cũng nhớ nhà". Hiếm có tay thi sĩ
nào nắm bắt được cái "t́nh trong / mặt
ngoài" đầy phức tạp trong tâm hồn lăng tử
chọc trời khuấy nước ngang tàng kia lại có
lúc bị quật ngă bởi cái thăm thẳm u hoài nuối
tiếc trong một âm thanh ấp úng gợi nhớ rất
đỗi .. bếp núc đến vậy.
Th́ cũng sự
đời tréo ngoe. Cũng tại cái ông Khổng Tử
xưa bốc quá liều vị thuốc có tên chữ "lễ"
vào trong chuyện ăn uống, thành ra nó làm cho cái suy
nghĩ tâm t́nh của con người về miếng ăn
và những thứ liên quan đến miếng ăn ra vẻ
như xa cách, tầm thường, ít màu sắc hưởng
thụ, khoan khoái mà kiểu cách, dửng dưng.
Hệ luỵ
nhăn tiền là có chuyện những thứ con người gắn
bó thân quen vậy mà cứ luôn cố làm ra vẻ lạnh
lùng, xa lạ, rồi ôm mối dày ṿ thắc thỏm một
ḿnh, khó bề sẻ chia (sợ nói nhiều tới ăn uống,
bếp núc th́ bị "đánh giá" là kẻ phàm phu, tầm
thường, không "quân tử").
Tội nghiệp,
v́ ít được giăi bày, sẻ chia, biểu hiện t́nh
cảm, mà cái góc bếp quen thuộc dân dă với chân kiềng,
chạn tre bám đầy bồ hóng cứ rưng rức hồng
ánh lửa trong tâm trí, vách tường mộc mạc in bóng
h́nh bao người thân yêu suốt những dặm dài rong ruổi.
Thế rồi, thành ẩn ức. Một hôm nào đó những
biểu tượng đó cồn cào thức dậy làm mưa
gió trong tâm tưởng kẻ hoài hương. Các ông thi
sĩ, nhạc sĩ th́ thi nhau ca ngợi cái bóng khói ngún ngún
toả trên những mái tranh chiều mà gọi đó là thứ
khói hoàng hôn hay khói lam chiều ǵ ǵ đó. Giấy mực chữ
nghĩa sẵn ẩn ức, chỉ cần khẽ khơi
ra là cái bếp nghèo hèn được đẩy lên hàng
vũ trụ rộng lớn. Choáng ngợp mùi đời.
Nhà bếp từ
chỗ lục đục thấp hèn phi chính thống
được lôi ra ngay cạnh bàn khách đường
hoàng ngạo nghễ, được trang điểm tút tỉa
chưng diện. Học người Tây, coi ăn uống
là hưởng thụ, là thưởng thức, con người
thời mới tự tin vỗ ngực rằng, ta sống
trong nhà bếp c̣n nhiều hơn trong pḥng ngủ, pḥng
khách. Tư duy xoay chuyển rồi. Nhà bếp mới là
nơi cần được phô trương. Thời bếp
không khói (dùng bếp điện, bếp gas), nhân vật
chính của bếp - cái kiềng ba chân - chỉ c̣n nằm
trong tục ngữ, nhưng ngọn lửa không v́ thế
mà mất đi sự ấm cúng cho từng gia cảnh. Chức
năng vẫn là nơi sản xuất ra biết bao món
ngon, nơi để biết bao người trổ tài,
chia sẻ sự hiểu biết trong ăn uống một
cách sành điệu, công khai.
Đời bếp
đang lên. Cứ đi vào các showroom nội thất th́ biết,
lắm người không tiếc tiền để chi cho
các thiết bị để có một gian bếp thông minh.
Trong khi đó, pḥng khách th́ muôn đời vẫn thế, phải
tính toán lại các khoản đầu tư, v́ nhàm rồi,
ít sử dụng, chẳng có ǵ khám phá và tŕnh diễn ở
đó nữa.
Thân phận
của bếp không c̣n lủi thủi tội nghiệp,
không c̣n khuất ch́m như xưa, mà đă "rũ bùn
đứng dậy sáng loà" trong ngôi nhà hiện đại.
Ngồi trong
căn bếp mới, thật tinh tươm, người
ta cũng có dịp nói với nhau rằng, thôi th́ trở về
sống lại với bổn tính tự nhiên, để cho
cái sến rện nhớ nhung hoài niệm cũng thiệt
là tự nhiên bộc phát đi, cho nó thong dong t́nh trong ra sao
th́ mặt ngoài nó làm vậy.
Thế rồi
một hôm, có ai đó nói cho tôi nghe cái câu thành ngữ về
sự lăn xả. "Muốn
ăn th́ lăn vô bếp". Nghe đă dễ sợ.
H́nh như, nhờ cái phá vách ngăn, phi kiểu cách, bất
thiên kiến kỳ thị trong nh́n nhận không gian đó mà
cái chái bếp truyền thống đă được dời
từ ngoại vi vào trung tâm, từ tiểu tự sự
vào đại tự sự. Đùng một cái, gian bếp
được đưa ra ngay cạnh cửa chính trong các
căn hộ cao cấp, biểu dương lực lượng
xoong chảo, tỏi, hành, đầy mùi vị, đầy
thiết bị điện tử cáu cạnh, đầy
hi-tech, đầy hồ hởi, hả hê. Bếp, trong câu
thành ngữ trên đây không dừng ở không gian nhà bếp,
không khéo, c̣n là ẩn dụ về cả cái đời sống
nhân quần rộng lớn và đầy phức tạp. Ở
đó, muốn có mùi đời th́ phải trải biết
dấn thân.
Thân phận
bếp thay đổi. Văn minh bếp đă thay đổi.
Biểu tượng bếp, hẳn, đă khác đi.
Qua thời
khốn khó, thiếu thốn vật chất, người
Việt ḿnh đă đón nhận tâm thế sống hào sảng,
biết hưởng thụ hơn trong ẩm thực. Nhờ
hào sảng mà người ta nh́n ra được tính phổ
quát và biểu tượng đời sống đầy
đủ nhất từ cái không gian chế biến
lương thực, tạo ra nguồn thức ăn trong
ngôi nhà, căn hộ của ḿnh. Xắn tay vào bếp để
có cái ăn ngon. Dấn thân vào đời để mà sống
với, sống cùng, sống màu sắc, sống trọn vẹn,
b́nh đẳng với đời.
Chuyện
định vị lại gian bếp, trong lời ăn tiếng
nói, hoá ra phản ánh cả chuyện kiến trúc lại quan
điểm nhân sinh, tư duy và hành xử lại với
đời sống của con người vậy.
Bèn lấy
tư duy hiện đại mà mạo muội gửi đến
ngài Cicero cao quư một gợi ư nhỏ rằng: "Thưa
ngài, giá như khu vườn và thư viện của ngài một
hôm nào đó cũng nằm gọn trong .. gian nhà bếp th́
cuộc đời sẽ đầy đủ hơn muôn
phần!".
Nguyễn Vĩnh Nguyên
(Diễm Xưa
sưu
tầm
và chuyển)