SU'U TÂ`M 23

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | TA.P GHI 48 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | CHUYÊ.N CÔ? | CU'̉'I CHÚT CHO'I | LINKS | THÚ VI. | HU'U~ ÍCH | PHIM HAY | CÂ?N THÂ.N | CHÚ Ư | CHÚ Ư [tt] | CHÚ Ư 1 | HÂ'P DÂN~ | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | SU'U TÂ`M TÊ'U

BÀI VIÊ'T 3

 

Án tù cho Ngh Sỹ, có s không?

(Nhc sĩ TUN KHANH)

 

 

Một ngày sau phiên xử án hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh B́nh ở Sài G̣n, tôi gọi điện cho một anh bạn nhà văn và hỏi đùa "Nghe án tù cho nghệ sĩ chưa ? Sợ không?".

 

Tôi nghe bên kia đầu dây bật lên một tiếng cười sảng khoái, một giọng cười miền Nam an nhiên.

 

Việt Khang và Trần Vũ Anh B́nh cũng đă an nhiên nhận những mức án rất nhiều năm cho các bài hát của họ, những bài hát hoàn toàn phản ánh hiện thực đời Việt Nam hơn là thù địch, chống phá ǵ đó như lời của những vị quan ṭa không rơ mặt đă nêu trong buổi sáng ngày 30-10-2012.

 

Những bài hát đă vụt nổi tiếng bất ngờ ngay sau tiếng búa ṭa, vượt quá tầm kiểm soát của những người căm ghét nó, hoặc đang giả vờ căm ghét nó.

 

Đây không phải là lần đầu tiên giới nghệ sĩ Việt Nam chứng kiến những án tù cho đồng nghiệp của ḿnh.

 

Từ những năm xa xôi của thế kỷ 20, người ta đă chứng kiến án tù cho Hoàng Hưng, Phan Đan, Đặng Đ́nh Hưng .. những lưu đầy của Phùng Quán, Văn Cao .. Sau năm 1975, đă lần lượt có các án tù cho Doăn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Nhă Ca, Dương Nghiễm Mậu ..

 

Nhưng rất lâu rồi, chuyện bắt tội một nghệ sĩ với quyền tự do sáng tác của họ đă là chuyện xa xưa, tưởng chừng như đă chỉ c̣n trong những ngày tháng mông muội nào đó.

 

Lao tù không phải là chuyện lạ

Nói như vậy, để hiểu rằng trong lịch sử riêng của giới văn nghệ sĩ Việt Nam, lao tù không phải là chuyện lạ. Nhưng dường như bất chấp những nguy nan đó, việc phản ánh những hiện thực của giới nghệ sĩ bằng cách viết, cách hát, vẫn xuất hiện một cách rất an nhiên.

 

Việc bắt giữ Việt Khang và Trần Vũ Anh B́nh đă tạo nên một làn sóng phản ứng khó lường. Thậm chí với cộng đồng người Việt đă xa quê hương và xa những con người Việt thế hệ mới trong nước, họ cũng đă bày tỏ sự sửng sốt của ḿnh, khi nghe có những con người đang đối diện với lao tù chỉ v́ ca hát, bằng cách xuống đường và chia sẻ những chữ kư hết sức "ấn tượng".

 

Nhưng đâu chỉ là chuyện người Việt với nhau, tuy xa cách địa lư, nhưng dường như sợi dây vô h́nh của nền văn minh loài người đều tạo ra những phản ứng nối kết giống nhau, như cái cách thế giới đă phản ứng trước việc cô bé Malala Yousafzai bị Taliban bắn vào đầu hay việc Putin cho giam giữ nhóm nhạc Pussy Riot.

 

Đôi khi những phán quyết đưa ra, nó không chỉ làm hủy hoại đời của một con người, mà ngược lại c̣n có thể tạo ra một lực phản hồi, phá hủy mọi danh tiếng và sự bền vững của hệ thống đưa ra bản án đó.

 

Chưa bao giờ viên đạn như của phe Taliban bắn vào đầu cô bé Malala 14 tuổi (v́ Cô cổ vơ phái nữ được quyền đến trường [đi học] như nam giới) lại trở thành viên đạn bắn thẳng vào lương tâm thế giới như lúc này. Chưa bao giờ người ta nh́n ra sự tồi tệ của chính quyền công an trị Putin ở nước Nga như lúc này, qua song sắt của ba cô gái nhóm Pussy Riot (Hồi tháng 8, nhóm Pussy Riot bị bỏ tù v́ biểu diễn lời ca nhạo báng Điện Kremlin trong Thánh đường Chúa Cứu Thế ở Moscow ..).

 

Và ở Việt Nam, chưa bao giờ những kẻ bị kết án là Việt Khang và Trần Vũ Anh B́nh lại được chia sẻ và cảm mến như bây giờ.

 

Đôi khi, tôi tự hỏi không biết những người soạn bản án cho Việt Khang và Trần Vũ Anh B́nh có thật sự lắng nghe những bài hát của họ hay không? V́ nếu chỉ dựa trên những con chữ để định đoạt số phận, tôi nghĩ công bằng nhất là nên mở một loạt phiên ṭa nghiên cứu tái xét xử tất cả các nghệ sĩ, hay dễ dàng hơn là với các nhạc sĩ Việt Nam, từ Trịnh Công Sơn đến Phạm Duy và nhiều người khác nữa.

 

Dĩ nhiên, trong đó có cả tôi.

 

Quyền của người nghệ sĩ

Nói tới lắng nghe, tôi chợt nhớ đến nhiều t́nh huống khó quên.

 

Trong phim Schindler's List của đạo diễn Steven Spielberg, những tên lính phát xít Đức đang rầm rộ tiến vào các ngôi nhà của người Do Thái, đă đứng sững và lặng yên nghe đến dứt khúc nhạc dương cầm của một người đánh đàn tuyệt vọng.

 

Hoặc trong phim the Pianist của đạo diễn Roman Polanski, viên sĩ quan Đức Quốc Xă đă lột bỏ toàn bộ trạng thái thù địch để lắng nghe một nghệ sĩ Do Thái đàn những khúc nhạc được sáng tác các quốc gia đang đối đầu như Nga hay Ba Lan.

 

Kẻ thù vẫn biết lắng nghe nhau, chẳng lẽ những người chung ḍng máu và khát vọng dân tộc lại câm điếc với nhau ?

 

Trong các tuyên bố chính trị ở Việt Nam lúc này, người ta hay đọc thấy cụm từ "nhóm lợi ích".

 

Rơ ràng là phải có những nhóm lợi ích kinh tế bí mật nào đó đang đục khoét quốc gia và đang bị đánh động. Nhưng có hay không những nhóm lợi ích bí mật về chính trị nào đó cảm thấy bị bối rối và tức giận trước những cảnh báo về hiện thực tổ quốc của Việt Khang và Trần Vũ Anh B́nh, nên đă vội vàng khép tội họ?

 

Nếu không, tôi tự hỏi, họ đă phạm tội ǵ khi hát bằng t́nh yêu tổ quốc ḿnh?

 

Quyền phản ánh hiện thực - không phản bội lại nhân cách của ḿnh - là một giá trị tuyệt đối của người nghệ sĩ. Quyền đó được nh́n nhận bằng lương tâm và giá trị văn minh của con người, bất chấp một thể chế chính trị nào phủ nhận nó.

 

Chà đạp và từ chối quyền đó, cũng đồng nghĩa vinh danh giá trị của người nghệ sĩ và khẳng định thêm về sự tŕ trệ và lạc hậu của chính hệ thống đương trị.

 

- BBC, 1-11-12: Bài viết phản ánh quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một nhạc sĩ sống tại Sài G̣n -

 

 

Nhạc Sĩ TUN KHANH

 

(Ngọc Sơn sưu tầm, Ngọc Trân chuyển)

 

 

website counter