SU'U TÂ`M 23

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | TA.P GHI 48 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | CHUYÊ.N CÔ? | CU'̉'I CHÚT CHO'I | LINKS | THÚ VI. | HU'U~ ÍCH | PHIM HAY | CÂ?N THÂ.N | CHÚ Ư | CHÚ Ư [tt] | CHÚ Ư 1 | HÂ'P DÂN~ | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | SU'U TÂ`M TÊ'U

TA.P GHI 12

 

S K DIU CA T̀NH YÊU

(Chuyện kể của cô Nguyễn Thị An Lành, Nghệ An)

- Đoàn Dự ghi chép -

 

Kính thưa quư vị độc giả,

Cách đây không lâu, tôi (Nguyễn Thị An Lành -ĐD) đọc báo, thấy có đăng tin về câu chuyện của chị Nguyễn Thị Phương, người phụ nữ nằm liệt giường suốt 9 năm trời, và anh Trương Văn Chín, một người đàn ông khỏe mạnh b́nh thường, đă v́ t́nh yêu cũng như t́nh thương sâu sắc mà hy sinh cuộc đời, chấp nhận làm chồng của chị mặc dầu chị bị tật nguyền, không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Hạnh phúc của họ đă đơm hoa kết trái trong một phép lạ không thể tin nổi. Đó là họ có một đứa con được sinh ra từ t́nh yêu, từ nỗi thống khổ cả về thể xác lẫn tinh thần của người đàn bà bị liệt nửa người, cũng như từ sự hy sinh cao cả của người đàn ông. Có lẽ trời đă thương xót, ban cho họ một thiên thần bé nhỏ để sưởi ấm ḷng họ.

 

Tôi đọc và đă khóc rất nhiều. Tôi nghĩ đến mẹ tôi, người đàn bà có số phận hơi giống chị Phương. Mẹ tôi cũng bị liệt nửa người nhưng cuộc đời mẹ tôi h́nh như có phần đau đớn hơn, éo le hơn và "ghềnh thác" hơn. Trước đây, tôi thường nghĩ chuyện của mẹ tôi là một câu chuyện kỳ lạ, hi hữu, khó có thể có một chuyện thứ hai tương tự như vậy trên đời. Nhưng té ra, trong cuộc sống vẫn có những chuyện về t́nh cảm của những con người kỳ lạ, như chuyện anh Trương Văn Chín và chị Nguyễn Thị Phương chẳng hạn.

 

Câu chuyện của cha mẹ tôi bắt đầu như thế này:

 

Cha và mẹ tôi là bạn học cùng lớp suốt 10 năm học. Ở ngoài Bắc trước đây, học sinh học theo hệ thống 10 năm, tức hết lớp 10 là hết trung học. Sau đó mẹ tôi thi đậu vào đại học c̣n cha tôi th́ đậu vào một trường trung cấp, cả hai đều ở kư túc xá của trường ḿnh trên tỉnh.

 

Mẹ tôi kể rằng chuyện t́nh cảm của mẹ lúc c̣n học trung học rất éo le. Ngày ấy, mẹ tôi là bí thư chi đoàn của lớp, vừa học giỏi, vừa hát hay lại vừa xinh đẹp nhất trường. Trong khi đó th́ cha tôi là một học sinh tầm thường trong lớp. Điểm nổi bật nhất của cậu học tṛ này là ít nói, sống khép kín, gần như không được ai biết đến. Oái oăm thay cậu lại thầm yêu mẹ tôi, cô nữ bí thư xuất sắc của lớp. Tuy nhiên, h́nh ảnh chiếm trọn trái tim mẹ tôi không phải cậu học sinh đó mà là ông thầy dạy môn Văn trong lớp, bí thư đoàn trường, trẻ tuổi, đẹp trai, chưa lập gia đ́nh. Thế nên, dù biết "người câm như hến" mang mối t́nh si nhưng mẹ tôi vẫn không để ư đến cậu.

 

Mới học lớp 10, tức cuối cấp III, 16 tuổi nhưng mẹ tôi đă lao vào yêu đương, lén lút vụng trộm như con thiêu thân lao đầu vào lửa với ông thầy đẹp trai, nói hay như gió đó. Yêu thầy, mẹ tôi quyết tâm thi đậu vào Đại học Sư Phạm cũng cùng khoa Văn để được bằng thầy. Trong khi đó th́ cậu học sinh "con người ít nói" trong lớp chỉ đậu vào trường Trung cấp Công Nghiệp.

 

Mẹ tôi đă yêu hết ḷng nhưng t́nh yêu của mẹ không được đáp ứng chung thủy như mẹ tưởng tượng. Khi mẹ từ trường ĐHSP Vinh, vượt 60km về trường cũ ở nơi quê nhà để báo tin cho ông thầy biết là ḿnh có thai, hậu quả của việc đă quá si mê, vượt rào, ăn cơm trước kẻng, th́ mẹ choáng váng phát hiện ra có một cô nữ bí thư chi đoàn khác cũng trẻ trung, xinh đẹp như mẹ hai năm về trước, đang quấn quưt với thầy bí thư đoàn trường, người yêu của mẹ.

 

Mặc dầu choáng váng, điên dại nhưng mẹ tôi vẫn kiên nhẫn chờ cho cuộc ḥ hẹn giữa thầy với cô học tṛ trẻ đẹp kết thúc, để gặp và nói chuyện với thầy về cái thai mà mẹ đang mang trong bụng. Bản chất của vị bí thư đoàn trường đẹp trai, thần tượng của bao nhiêu nữ sinh trong trường đă bộc lộ rơ khi thầy thẳng thừng trả lời: "Em bỏ cái thai đó đi! Cuộc sống c̣n dài, ai biết trước tương lai ra sao mà đă vội nói đến chuyện cưới hỏi, sinh con sinh cái. Anh chưa sẵn sàng cho việc làm chồng làm cha lúc này!".

 

Mẹ đau khổ, thất thểu đón xe trở về trường đại học, nước mắt ḥa với nước mắt.

 

Khi chuyến xe đ̣ ban đêm chạy đến gần cầu Bến Thủy, cách trường ĐHSP mấy cây số, mẹ kêu cho xe dừng lại. Mẹ xuống xe, tới đầu cầu và tuyệt vọng với ư nghĩ là phải tự tử, phải chết đi để tránh mọi sự phiền phức. Mẹ - một cô gái mới 18 tuổi - thời của mẹ việc phá thai không phải dễ dàng. Mẹ không biết phá ở đâu và phá bằng cách nào. Ngoài ra, có thai trong khi c̣n đang đi học sẽ bị nhà trường kiểm điểm, kỷ luật, đồng thời cũng là nỗi ô nhục rất lớn cho cả gia đ́nh, họ hàng thân thuộc. Mẹ đă đến bước đường cùng.

Không kịp nghĩ ǵ nữa, mẹ liều nhắm mắt gieo ḿnh xuống sông trong đêm tăm tối mịt mùng.

 

Nhưng số phận không cho phép mẹ trốn chạy nỗi khổ đau dễ dàng như vậy. Lúc mẹ c̣n đang đứng đợi xe đ̣ để trở về trường th́ "người bạn ít nói cùng lớp" trước đây cũng có mặt trên chiếc xe đó. Cậu chỉ đậu vào trường Trung cấp Công nghiệp cách trường ĐHSP của mẹ hơn 3 cây số. Thứ bảy tuần nào cậu cũng đến trước cửa kư túc xá của mẹ để "trồng cây si" cho dẫu biết mẹ đă có người yêu là ông thầy dạy Văn, bí thư đoàn trường, trẻ tuổi, đẹp trai, một trời một vực so với cậu. Mẹ cũng đă nói rơ với cậu rằng giữa cậu với mẹ chỉ là bạn cùng lớp, không có ǵ khác. Mặc, cậu vẫn thầm yêu mẹ, làm như trên đời này ngoài mẹ ra không c̣n một cô gái nào khác chiếm nổi trái tim cậu. Trên chuyến xe khách ấy, cậu nh́n thấy mẹ lên xe với đôi mắt sưng húp v́ khóc nhiều. Nhưng vốn nhút nhát, cậu chỉ lặng lẽ ngồi quan sát từ phía đằng sau. Khi xe chạy đến gần đầu cầu Bến Thủy, thấy mẹ đột ngột kêu xe dừng lại rồi mẹ xuống xe, thậm chí quên cả không xách theo chiếc ba lô nhỏ, hành trang của ḿnh. Cậu rất ngạc nhiên, thoáng suy nghĩ rồi cũng xuống xe, xách hai chiếc ba lô, lẳng lặng đi theo sau.

 

Thấy mẹ đứng bất động như pho tượng bên cạnh thành cầu, cậu đoán rằng mẹ có chuyện ǵ buồn lắm nên mới có những cử chỉ lạ lùng như vậy. Trong lúc cậu c̣n đang chần chừ, chưa biết phải giải quyết thế nào th́ mẹ đă gieo ḿnh xuống sông. Cậu kinh hoảng, kêu thét lên và lao tới định níu mẹ lại nhưng không kịp, mẹ đă rơi xuống sông sát với mé cầu.

 

Tiếng hô hoán kêu cứu của chàng thanh niên khiến ông lái đ̣ đang gác mái chèo nằm ngủ trên đ̣ ở gần chân cầu. Ông là người chuyên làm việc từ thiện, đă bao năm nay đi vớt xác người chết đuối hoặc người nhảy xuống sông tự tử. Trong đêm tối, phải khó khăn lắm ông và cậu thanh niên mới t́m thấy "xác" của mẹ đang bị mắc ở gần chân cầu. Cái nhảy xuống sông của mẹ sát với đầu cầu đă làm cho mẹ không bị nước cuốn đi nhưng bị đập đầu vào băi đá cạn, khiến mẹ bị liệt năo một thời gian dài.

 

Mẹ nằm bệnh viện, "bảo lưu" (?) kết quả học tập, và người bạn ít nói cùng lớp là kẻ duy nhất ở bên cạnh mẹ khi mẹ đă tới tận cùng của sự khốn khổ. Hôn mê mất hơn một tuần, khi mẹ tỉnh lại th́ thấy người bạn cũ ở bên cạnh như người thân yêu nhất. Cậu kư vào mọi giấy tờ thủ tục để bệnh viện làm phẫu thuật cho mẹ, như một người chồng sắp cưới. Cái thai không giữ được v́ cú va đập quá mạnh.

 

Mẹ nằm nhà thương, tương đối đă qua được cơn nguy kịch, qua được ranh giới giữa cái sống và cái chết, bấy giờ cậu mới báo tin cho ông bà ngoại, tức cha mẹ của mẹ ở quê nhà, được biết.

 

Không thể nói hết nỗi bàng hoàng của ông bà ngoại khi chứng kiến mẹ bị băng bó, nằm bất động trên giường bệnh, đầu tóc cạo trắng xóa do phải mổ cấp cứu trên đầu. Ông bà ngoại bị sốc và quá đau khổ trước tai nạn của con gái. Sau khi nghe bác sĩ thuật lại toàn bộ sự việc: mẹ bị tai nạn ra sao, nhảy cầu tự tử như thế nào, rồi cái thai trong bụng bị sẩy do cú va đập mạnh. Con gái ông bà có chửa trong khi mới 18 tuổi c̣n đang đi học? Ông bà ngoại không thể giữ b́nh tĩnh được nữa, bèn gặp cậu bạn cùng lớp của mẹ để hỏi cho rơ ràng, v́ lâu nay ông bà biết hai đứa là bạn học chung một lớp. Không ngờ, cậu bạn cúi đầu, nhận hết mọi tội lỗi về ḿnh và thừa nhận chính ḿnh là tác giả cái bào thai trong bụng con gái ông bà, khiến cô phải nhảy cầu tự tử. Ông bà ngoại không c̣n sức để đau khổ được nữa. Bà ngoại chỉ vào mặt cậu, chửi mắng cậu thậm tệ, c̣n ông ngoại th́ làm đơn tố cáo lên trường Trung cấp Công Nghiệp, nơi cậu đang học năm thứ hai để nhà trường đuổi học cậu.

 

Sau tai nạn, mẹ bị liệt hai chân, tinh thần dao động nặng. Trước sự oan trái của người bạn cũ, mẹ chỉ biết khóc. Mẹ không thể học tiếp Đại học Sư Phạm được nữa. Giấc mơ t́nh yêu và ước vọng trở thành cô giáo dạy văn cấp III của mẹ đă bị dập tắt phũ phàng. Mẹ đối diện với thực tế bi thảm, không niềm tin, không tương lai và quá đau đớn về sự bội bạc của người yêu, cũng như tuyệt vọng về t́nh trạng sức khỏe của ḿnh. Mẹ giờ đây trở thành con người tàn phế, phải rời giảng đường đại học để được cha mẹ thuê xe chở đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác với hy vọng phục hồi được chức năng đôi chân.

 

Mặc dầu ông bà ngoại đă gặp ban giám hiệu trường ĐHSP tŕnh bày hoàn cảnh và xin bảo lưu kết quả học tập của mẹ trong hai năm qua, nhưng mẹ nhất quyết không nghĩ đến việc trở lại giảng đường để tiếp tục giấc mơ trở thành giáo viên cấp III của ḿnh nữa. Mẹ nằm trong bệnh viện, trong những cơn đau đớn cả về thể xác cũng như tinh thần.

 

Từ một cô gái sôi nổi, vui tính và nhiều ước mơ, mẹ biến thành một người bị tự ti mặc cảm, luôn luôn nghĩ đến cái chết. Mẹ bám riết lấy ư nghĩ sẽ t́m cách tự tử để kết thúc t́nh trạng chán chường và bi đát đó.

 

Khi tất cả bạn bè, người thân của mẹ không c̣n năng lui tới, thăm hỏi, an ủi mẹ được nữa v́ họ phải trở về với công việc học hành hay với đời sống riêng tư, th́ người duy nhất c̣n lại gần gũi với mẹ chỉ là người bạn ít nói ngày xưa. Cậu đă bị đuổi học nên quyết định đi học nghề sửa xe gắn máy. Những lúc rảnh rang, cậu lén đến bệnh viện thăm nom và khuyến khích mẹ, khuyên nhủ mẹ hăy có can đảm vượt qua số phận. Ông bà ngoại vẫn căm ghét cậu, không tha thứ tội lỗi của cậu nên không chấp nhận cho cậu đến chăm sóc mẹ.

 

Thấy cậu oan uổng quá, đến lúc này mẹ mới nói với ông bà ngoại tất cả sự thật. Ông bà ngoại lặng người, bàng hoàng trước sự thú nhận của con gái. Nghe xong, ông ngoại khóc và nói với mẹ: "Con ơi, con nợ người ta món nợ quá lớn rồi. C̣n cái tội của cha mẹ th́ không thể nào rửa sạch được!". Rồi ông ngoại lại khóc, ông đi t́m cậu thanh niên, quỳ xuống trước mặt cậu - một người chỉ đáng tuổi con của ông - để xin cậu tha thứ cho sự hiểu lầm và những thiệt tḥi ông đă gây ra cho cậu. Cậu cuống quít đỡ ông dậy, rồi cả hai cùng khóc. Vốn tính ít lời, cậu chỉ vắn tắt nói với ông ngoại: "Xin cha cho phép con trông nom HT. Con yêu cô ấy lắm!". Cậu chỉ nói được có vậy và ông ngoại lại khóc nức nở.

 

Cậu vừa học nghề vừa làm thêm ở trung tâm sửa chữa xe gắn máy. Cuối ngày, cậu lại vào bệnh viện với mẹ, chăm sóc tận t́nh và chu đáo như một người chồng, đó là điều mà cả mẹ lẫn ông bà ngoại cùng mọi người chung quanh đều rất ngạc nhiên, không thể giải thích được. Một thanh niên lành lặn, đầy sức sống, c̣n độc thân cũng như chưa từng có người yêu theo đúng nghĩa của nó, lại quyết tâm dành hết t́nh yêu cho một cô gái đă tàn phế cả tinh thần lẫn thể xác? Những vết thương ḷng của cô đối với người "thầy" tệ bạc trước đây có thể lành được không? Không ai hiểu nổi tại sao cậu lại quyết định gắn bó cuộc đời ḿnh với người con gái đă yêu người khác như thế.

 

Cha mẹ cậu khi biết chuyện này đă phản đối kịch liệt. Ông bà đến tận bệnh viện gặp ông bà ngoại và nói: "Ông bà đau khổ như thế nào về tai nạn của cháu HT th́ đừng bắt chúng tôi phải đau khổ như vậy khi thấy con trai chúng tôi quá mê muội, suốt đời sẽ phải gánh cái gánh nặng v́ cháu HT".

 

Mặc cho cha mẹ ḿnh khóc lóc van xin, thậm chí đe dọa sẽ từ bỏ nếu con trai cứ nhất định gắn bó với đứa con gái tật nguyền trên chiếc xe lăn, cậu vẫn một ḷng, không hề suy suyển.

 

Mẹ tôi không chịu nổi sự đàm tiếu của dư luận cũng như phản ứng của phía bên gia đ́nh người con trai, hơn nữa lại bị mặc cảm về sự tàn tật, nên bèn bí mật bỏ nhà ra đi với chiếc xe lăn.

 

Không ai có thể h́nh dung được mẹ đă ra đi với t́nh trạng cơ thể như vậy. Mẹ bỏ đi đâu với hai bàn tay trắng và đôi chân tật nguyền, ngay cả vấn đề vệ sinh cá nhân cũng không tự ḿnh lo được?

 

Cả nhà bổ đi t́m. Cha tôi - bây giờ tôi dùng tiếng "cha" thay v́ tiếng "cậu" hay tiếng "người thanh niên ấy" xa lạ trước đây - tất tưởi trên những chiếc xe Bắc-Nam để đi t́m mẹ. Tuyệt nhiên không thấy tăm hơi. Cả nhà đă nghĩ đến trường hợp xấu nhất là có thể mẹ đă nhảy xuống con sông nào đó tự tử. Ông bà ngoại tôi đi báo với công an về sự mất tích của mẹ. Cha tôi ngược xuôi sông ng̣i và những nơi cha đoán có thể mẹ đă t́m đến cái chết; cũng không loại trừ khả năng mẹ tá túc ở đâu đó để sống cuộc sống ẩn dật, trốn tránh t́nh cảm của cha cũng như những lời b́nh phẩm của thiên hạ và trốn tránh những dằn vặt trong ḷng.

 

Không ai biết được rằng, mẹ đă quen biết một cô cùng cảnh ngộ, đă từng nằm điều trị trong bệnh viện với mẹ, nhờ cô khi về th́ liên hệ giùm với trung tâm khuyết tật ở tận Ban Mê Thuột thuộc tỉnh Đắc Lắc. Khi đă biết rơ t́nh h́nh, mẹ nhờ cô mua vé xe, đưa mẹ lên xe tuyến Bắc-Nam để vào trung tâm dành cho người khuyết tật này. Mẹ muốn đi thật xa để xóa bỏ quá khứ đau buồn đồng thời để cha có cơ hội lập gia đ́nh với người con gái khác, sẽ sống hạnh phúc hơn là sống với mẹ. Mẹ không muốn suốt đời cha phải gánh chịu bất công v́ mẹ.

 

Nhưng mẹ đă lầm. T́nh yêu của cha lớn và kỳ lạ hơn mẹ tưởng tượng. Cha đă t́m mẹ ṛng ră suốt hai năm trời. Cứ mấy tháng một lần, khi nào dành dụm được chút tiền lương từ trung tâm sửa chữa xe gắn máy, cha lại xin nghỉ ít lâu để đi t́m mẹ. Cũng may công việc sửa xe gắn máy của cha rất thịnh hành và có thu nhập cao. Cha khéo tay, giỏi nghề nên ngoài việc làm ở trung tâm, cha c̣n có các khách hàng đem xe tới nhà nhờ sửa, nên tiền kiếm được không phải là ít. Tuy nhiên, suốt 2 năm trời, bao nhiêu tiền kiếm được cha tiêu xài vào việc đi t́m mẹ.

 

Không ai giải thích nổi t́nh yêu của cha. Trong trái tim cha chỉ có h́nh bóng của mẹ. Dù hai chân mẹ đă tàn phế, tâm hồn mẹ đă nhàu nát v́ đă trao lầm t́nh cảm cho kẻ bội bạc, nhưng cha vẫn yêu mẹ và chỉ có một h́nh bóng của mẹ mà thôi. Không một trung tâm khuyết tật nào mà cha không tới, hoặc liên lạc bằng thư từ, hay bằng điện thoại, về người con gái bị liệt hai chân tên là HT với địa chỉ, quê quán cụ thể.

 

Cuối cùng, có lẽ trời phật cũng thương xót tấm ḷng của cha dành cho mẹ nên đă cho cha gặp được mẹ. Nghe tin mẹ ở trung tâm khuyết tật Ban Mê Thuột, lập tức cha thu xếp vào ngay trong đó.

 

Lần đầu tiên sau 2 năm bỏ nhà ra đi, trông thấy cha, mẹ oà lên khóc và gục đầu vào ngực cha. Mẹ không thể hiểu tại sao một con người đă bị tật nguyền v́ lầm lẫn như mẹ lại được hưởng t́nh yêu hiện tại. Người con trai ấy mặc dầu ít nói nhưng đă có mặt bên cạnh mẹ những lúc mẹ đau khổ nhất, tuyệt vọng nhất và khốn quẫn nhất.

 

Cha và mẹ đă có nhau trong hoàn cảnh như vậy sau bao cố gắng t́m kiếm của cha. Để mẹ đỡ bị tự ti, cha trở về nhà thu xếp rồi vào lập nghiệp ở Ban Mê Thuột. Cha xin với trung tâm khuyết tật cho ḿnh mở một cửa tiệm sửa xe nho nhỏ ngay trước cổng trung tâm gần bên lề đường, vừa để kiếm tiền nuôi mẹ vừa để dạy miễn phí nghề sửa xe cho những người trong trung tâm tương đối c̣n khá lành lặn, có thể học được. Việc làm ăn dần dần khấm khá, các cô chú trong trung tâm rất quư mến, coi cha như người thân thiết cùng trong trung tâm mặc dầu cha là "người ngoài", không bị khuyết tật.

 

 

Quư vị ơi, kể đến đây tôi lại bật khóc. Tôi xúc động như vậy không hiểu quư vị có cho là mau nước mắt hay không? Nhưng sự thật tôi rất kính mến cha tôi. Tôi thường hănh diện với ư nghĩ rằng dù mẹ tôi có lầm lẫn trong thời tuổi trẻ nhưng trời phật đă thương xót, ban cho chúng tôi có một người cha như vậy. Cha mẹ tôi sinh ra tôi và một đứa em trai nữa. Hạnh phúc đă đến với mẹ tôi khi sinh được hai đứa con, một trai một gái. Mặc dầu bị liệt nửa người nhưng khả năng sinh nở của mẹ vẫn b́nh thường. Có thể là do ông trời đă nhón tay làm phúc cho mẹ, để mẹ có được thiên chức của người vợ là sinh được con để bù lại cho t́nh yêu kỳ lạ hết sức rộng lớn của cha. Mẹ không đi lại được, mọi việc vệ sinh cá nhân, rồi mang thai, rồi sinh nở, tất cả đều do cha lo. Chúng tôi sinh ra trong trạm y tế nhưng sau đó cha chăm sóc từ lúc c̣n đỏ hỏn cho đến khi trưởng thành.

 

Tuy nhiên, cuộc đời của mẹ chưa hết những phép mầu. Khi tôi lên 5 tuổi, có hai cha con ông cụ lang thuốc người dân tộc thiểu số, t́nh cờ chở nhau đi ngang qua th́ xe bị hỏng, bèn ghé vào cửa hàng của cha để nhờ sửa chữa. Thấy mẹ ngồi trên xe lăn, trong khi chờ đợi, thầy lang bắt mạch giùm rồi nói rằng có thể chữa cho mẹ đi lại được nhưng phải thật kiên tŕ.

 

Cha không hy vọng nhiều song vẫn theo cụ vào bản lấy thuốc cho mẹ uống. Sau một năm trời ṛng ră được cụ chữa chạy, mẹ tôi đă đứng dậy và đi lại được, tự làm những việc lặt vặt như vệ sinh cá nhân và đi lại trong nhà. Tuy nhiên, do bị liệt khá lâu nên hai chân của mẹ c̣n yếu, chỉ mới đi lại được khoảng ngắn, nhưng đó cũng là một điều may mắn quá sức tưởng tượng, không c̣n phải lệ thuộc vào chiếc xe lăn nữa. Mẹ rất sung sướng và càng biết ơn cha hơn. Mẹ thường nói cái ơn của cha kiếp này mẹ không trả được.

 

Cha mẹ tôi đă sống hạnh phúc bên nhau gần 25 năm nay. Hai chị em tôi đều đă lớn và có công ăn việc làm. Năm nào tết đến, chúng tôi cũng theo cha mẹ về quê ăn tết. Ông bà nội, ông bà ngoại hai bên đă hết phân vân về cuộc hôn nhân của cha mẹ tôi và rất tự hào về sự yêu thương, chăm sóc của cha tôi đối với mẹ tôi.

 

 

Vậy đó, t́nh yêu kỳ lạ của cha tôi là như vậy. Rất nhiều lần tôi tự hỏi trên đời này có bao nhiêu người đàn ông có tấm ḷng rộng mở như cha tôi. Thế nhưng, càng lớn lên, đi làm và tiếp xúc nhiều, tôi hiểu ra rằng trên đời có vô vàn những người tốt. Ḷng tốt ấy có thể bị coi là bất b́nh thường, thậm chí bị chê trách là trái tự nhiên, song nó vẫn xảy ra, và như một phép mầu kỳ diệu, nó mang hạnh phúc đến cho những người kém may mắn, phải không thưa quư vị?

 

 

Nguyễn Thị An Lành kể, ĐOÀN DỰ ghi chép

 

(Luly Ha sưu tm, Ngươn Trn chuyn)

 

 

website counter