Nhà
thơ TÔ KIỀU NGÂN từ
đời lính đến Tao Đàn
(VĂN
QUANG - Viết từ Sài G̣n)
Lâu lắm rồi,
tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng tôi cùng ở
chung một thành phố Sài G̣n. Được tin anh từ
trần vào ngày 20-10 vừa qua khiến tôi ngỡ ngàng. Sau
khi xác nhận, tôi gọi điện thoại cho Huy Sơn ở
Mỹ trước tiên v́ Huy Sơn và Tô Kiều Ngân cùng tôi từng
có thời gian dài cùng làm việc trong ṭa soạn 3 tờ báo
của Quân Đội là Bán nguyệt san Chiến Sĩ Cộng
Ḥa, Nguyệt san Phụng Sự và tuần báo Thông Tin Chiến
Sĩ.
Sau này Huy
Sơn được chuyển sang Bộ Tư Lệnh
Không Quân làm tờ báo Lư Tưởng với Hoàng Song Liêm. Huy
Sơn, sau khi ở tù cải tạo ra, đi Mỹ theo diện
HO.
Tô Kiều
Ngân và tôi không đi theo diện HO, mỗi người có một
lư do riêng. Tô Kiều Ngân ở lại, có gia đ́nh vợ
con, có nhà cửa đàng hoàng. C̣n tôi lông bông ở trọ, ở
chui hết trong chợ Bàn Cờ đến Trương
Minh Giảng rồi đến chợ An Đông, cuối
cùng về cái chung cư Nguyễn Thiện Thuật và là "dân
ABC đi ở thuê" với bốn năm cái "không".
Vợ con đi tuốt hết nên trở thành độc
thân thứ thiệt, không đồng xu dính túi, không bạn
bè, không nghề ngỗng ǵ mặc dù qua 12 năm, 2 tháng 26
ngày ở "trại cải tạo", tôi trồng rau muống
rất giỏi. Khối đội phải nhờ tôi đến
gieo hạt rau muống cho khu ruộng mới. Tôi gieo hạt
đều lắm và .. có tay nên ruộng nào cũng tốt.
Thế mà về Sài G̣n thất nghiệp nặng. Tôi cứ
nh́n mấy cài hè phố mới được đào xới
lên để lát gạch mới, và ước ao rằng chỗ
đó cho tôi trồng rau muống th́ thành phố không thiếu
rau. Cái ước mơ thật ngu xuẩn, vậy mà khi c̣n
ở trong cái gọi là "trại cải tạo",
đôi khi tôi lại cho điều đó có thể thành sự
thật! Bởi 12 năm, người ta dạy chúng tôi
được có thế thôi và thành phố vào những
năm đó toàn dép lốp, nón cối làm chuẩn th́ việc
trồng rau ở hè phố gọi là "tăng gia sản
xuất" cũng có thể được lắm chứ.
Hè phố là một sự "lăng phí của bọn tư sản".
Ư nghĩ chưa hẳn là hoàn toàn ngu xuẩn.
Tôi không rơ anh
Tô Kiều Ngân được tha về năm nào và cũng
không biết anh ở đâu. Cái ngơ Phan Văn Trị,
nơi anh ở trước kia, tôi có đến một hai
lần, nhưng không chắc anh c̣n ở đó không. Sau này
tôi mới biết tin anh ở mạn B́nh Thạnh và rất
ít khi lên trung tâm thành phố gặp bạn bè. Anh có những nơi vui chơi
riêng ở miền "ngoại ô". Cho đến khi vợ
chồng anh Trần Thiện Hiệp tổ chức kỷ
niệm lễ thành hôn vàng bạc 40 hay 50 năm ǵ đó, khoảng
năm 2007-2008 tôi mới gặp lại Tô Kiều Ngân. Anh có
vẻ khỏe mạnh hơn lần cuối chúng tôi gặp
nhau trong "trại cải tạo" ở Sơn La, vào
khoảng năm 1977-78.
Mừng
cho người chết trong nhà tù "cải tạo"
Anh Tô Kiều
Ngân không ở cùng trại tù với tôi, anh đi "lao
động" bị ngă găy tay, phải đưa về
trạm xá gần trại giam tôi ở từ năm 1976 khi
được đưa ra Sơn La "học tập".
Dịp đó, nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là
Vũ Văn Sâm, ở cùng đội trồng rau với
tôi, anh bị đau gan đến vàng mắt. Ban đầu
c̣n được ở lại trại, không phải đi
lao động. Tôi có nhiệm vụ "thó" một ít
rau sống, cung cấp cho anh hàng ngày. Nhưng khi bệnh
t́nh quá nặng, Thục Vũ được đưa sang
bệnh xá. Nói là bệnh xá, chứ ở đây cũng chẳng
có thuốc men ǵ chữa chạy cho bệnh nhân. Thậm chí
mỗi lần lên khám bệnh xong, anh y tá bôi cho tí dầu cù
là vào tay rồi bảo về uống đi hoặc nằm
ngửa cổ ra để "cán bộ y tế" nhỏ
cho vài giọt nước củ tỏi vào mũi. Thế
là xong. Bệnh nhân nặng chỉ c̣n việc nằm chờ
chết. Thục Vũ cũng ở trong trường hợp
ấy.
Một buổi
sáng sớm, tôi đang lúi húi trồng luống xu hào, bỗng
thấy bên ḿnh có cái ǵ kêu phần phật. Từ từ
ngước lên, tôi thấy một mảnh quần trây-di
rách bị gió thổi bay lắc lư làm nên tiếng động
nghe cũng .. vui tai. Tôi nhận ra ông Phan Lạc Phúc, khoác chiếc
áo trây di cũng tả tơi "đồng bộ" với
cái quần rách. Nước mắt ông Phúc chảy rất chậm
trên mặt, ông nghẹn ngào cất tiếng:
- Thằng
Sâm chết ở bệnh xá đêm qua rồi.
Tôi lặng
người, bởi mới hôm qua, tôi lẻn sang bệnh xá
thăm, Thục Vũ đưa cho tôi hai gói thuốc lào nhỏ,
anh nói: "Tôi mệt không hút thuốc được nữa".
Ngồi nói chuyện vài phút, anh Tô Kiều Ngân ở trạm
xá này cũng đến ngồi chơi. Tôi thấy Thục
Vũ vẫn c̣n khỏe, vậy mà đêm qua đă ra đi.
Sau đó, anh
Tô Kiều Ngân nói với tôi lời an ủi đúng nhất,
ngắn nhất và cũng bi thảm nhất: "Mừng cho nó, từ nay nó không c̣n biết đói rét và không
ai hành hạ được nó nữa".
Đám
tang Thục Vũ, h́nh ảnh bi thảm nhất trong cuộc
đời chúng tôi
Nhưng vào
buổi chiều năm 1977, khi đồi núi Sơn La bắt
đầu chạng vạng, chúng tôi đang làm những công
việc cuối cùng ở vườn rau th́ bất chợt
nh́n sang lối ra từ bệnh xá một khung cảnh hết
sức đau ḷng. Trên con đường đá cũ nhỏ,
ṿng theo sườn núi cao vút chập chùng, cách vườn
rau là cái ao, đám tang bắt đầu di chuyển chậm
chạp. Hai anh cai tù vác súng AK đi đầu, theo sau là một
anh tù cầm vài nén nhang, đến 4 anh tù khiêng cỗ quan
tài mộc, sau cùng lại là 2 anh cai tù vác súng AK. Suốt con
đường dài âm u đó, chỉ có đám người ấy
lặng lẽ chuyển động như những bóng ma.
Ở vùng
đồi núi bóng tối đổ xuống rất nhanh,
mang theo sương mù mỏng dăng ngang triền dốc dựng
đứng như những bức tường đá của
nhà giam thiên nhiên, chẳng cách nào thoát ra được. Chúng
tôi biết chắc đó là đám ma Vũ Văn Sâm tức
nhạc sĩ Thục Vũ. Tất cả hơn ba chục
tù nhân trong đội rau đứng ngẩn ra, dán mắt
nh́n theo cái đám ma thê thảm ấy. Ông Phan Lạc Phúc,
đến bên tôi, không nói lời nào, quay mặt đi giấu
nước mắt. Nh́n sang phía bên trạm xá, Tô Kiều Ngân
và mấy anh bác sĩ trẻ cũng là tù, đứng sau
hàng rào kẽm gai cũng ngơ ngẩn. Ngân vẫy tay cho
tôi và anh Phan Lạc Phúc chẳng biết để làm ǵ. Là
một sự cảm thông tận cùng hay nói lời từ biệt.
Mấy tay
coi tù cũng đứng lặng, nh́n chúng tôi và họ hiểu
rằng lúc đó dù bắt chúng tôi thu dụng cụ về
trại cũng chẳng ai chịu về, dù có bị bắn
tại chỗ. Tất cả đứng như tượng
gỗ dơi theo đám tang đi trong buổi hoàng hôn lạnh
ngắt, dần khuất vào cuối con đường cong
phía chân núi. Sương mù bắt đầu tỏa xuống.
Ai đó bỗng cất lên tiếng hát "Sơn La âm u núi
khuất trong sương mù. Đoàn thù tha hương cất
bước lê trên đường ..". Một bài hát
xưa cũ của những nhà cách mạng thương tiếc
những chiến sĩ bị giặc bắt cầm tù ở
Sơn La. Sao lúc này nó hợp với chúng tôi thế.
H́nh ảnh
cái đám ma Thục Vũ c̣n in đậm trong tâm khảm
chúng tôi cho đến bây giờ. Tôi chắc anh Tô Kiều
Ngân, đến cuối đời cũng chưa quên
được h́nh ảnh này. Nó trở thành những kỷ
niệm rất riêng nhưng cũng lại rất chung của
những ai đă từng sống dở chết dở qua
những cái được gọi là "trại cải tạo".
Tô
Kiều Ngân và cuộc đời binh nghiệp
Có lẽ nhiều
thính giả và độc giả biết đến anh Tô Kiều
Ngân qua "Tiếng sáo Tao đàn" hơn là biết đến
"đời lính" của anh. Tôi th́ khác, tôi biết anh
từ khi cùng làm chung trong mấy tờ báo của quân đội.
Trở lại
chuyện xưa, khi tôi mới được lệnh về
Nha Chiến Tranh Tâm Lư lúc đó c̣n trực thuộc Bộ Quốc
Pḥng, (sau này mới đổi tên thành Tổng Cục Chiến
Tranh Chính Trị trực thuộc Bộ Tổng Tham
Mưu), từ năm 1957, khi tôi bắt đầu về
làm Trưởng Ban Báo Chí (hồi đó chưa được
gọi là Pḥng), tôi phụ trách điều hành chung. Hồi
đó anh Tô Kiều Ngân phụ trách tờ báo có tên là "Quân
Đội", sau này cụ Ngô Đ́nh Nhu yêu cầu đổi
tên, nên chúng tôi đề nghị và được chấp
thuận đổi tên thành báo "Chiến Sĩ Cộng
Ḥa", ra nửa tháng một kỳ. Báo dành chung cho mọi
quân nhân. Tờ nguyệt san Phụng Sự, dành cho sĩ
quan do anh Huy Sơn phụ trách. Ṭa soạn vỏn vẹn chỉ
có chừng 10 người, bởi việc in ấn đă do
nhà thầu đảm nhiệm hàng năm. Chúng tôi chịu
trách nhiệm biên tập phần nội dung. Ngoài 3 người
chúng tôi c̣n các anh Viêm Hồng, Lư Quảng, Phy Phy .. Sau này, khi
Cục Tâm Lư Chiến về đường Hồng Thập
Tự mới có thêm Huy Vân, Tường Linh, Vũ Công Uẩn.
Rồi c̣n có cả anh Đỗ Tốn, tác giả "Hoa
Vông Vang" trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, cũng về
làm việc tại Ban Báo Chí. Nhưng ông "công tử con
quan" đó chỉ đến cho có mặt rồi lại
phóng xe đi. Anh lớn tuổi và cũng là nhà văn thuộc
hệ đàn anh, vả lại anh về đó chẳng c̣n
bao lâu đến ngày giải ngũ. Sau nữa có thêm Thanh
Nam tái ngũ về làm báo CSCH cùng chúng tôi.
Khi mới
bước chân vào "nghề làm báo" tôi chỉ là anh viết
lách, chưa hề quen với nghề nghiệp này. Công việc
mới tuy có thích hợp với khả năng và mong đợi
của tôi, nhưng thật ra nghề làm báo chẳng giống
nghề viết lách tí nào. Nghề đọc văn người
khác, chọn bài và sửa bài không dễ dàng.
Bạn có biết
bài học đầu tiên trong nghề làm báo của tôi là ǵ
không? Đó là nghề sửa morrasse, tức là làm "thầy
c̣". Những năm ấy, tất cả báo chí VN c̣n in
typo, sắp chữ bằng tay rồi làm bản kẽm,
h́nh ảnh làm clicher cho vào khuôn. Báo Quân Đội không phải
kiểm duyệt nên không bị "đục bỏ".
Tuy nhiên làm thầy c̣ cũng không dễ. Phải biết các
kư hiệu thay thế chữ nghĩa. Ngoài ra c̣n phải biết
"dàn trang", biết tŕnh bày từng bài dài ngắn sao
cho đúng khuôn khổ tờ báo .. Đó là chút xíu về "kỹ
thuật" mà tôi phải học qua các anh Tô Kiều Ngân và
Huy Sơn. Tôi và hai anh ấy cùng sửa morrasse, nhưng
đến dernière morrasse cho nhà in chạy máy th́ tôi phải
kư.
Tô
Kiều Ngân rời khỏi báo Quân Đội
Cuộc
đời binh nghiệp của Tô Kiều Ngân khởi thủy
từ khi làm tờ báo Tiếng Kèn của Địa
Phương Quân ngoài Huế. Năm 1953, anh được
đồng hóa vào quân đội và đưa gia đ́nh từ
Huế vào Saigon.
Chúng tôi cùng
làm chung trong Ban Báo Chí từ năm 1957, lúc đó anh mang cấp
chuẩn úy. Cho đến khi dọn về Hồng Thập
Tự, gần cầu Thị Nghè. Một năm sau, tôi
được lệnh đi Quân Khu 3 thành lập Đại
Đội Văn Nghệ cho quân khu này dưới quyền
tướng Đỗ Cao Trí. Đại đội này có cả
sự đóng góp rất quan trọng của nhạc sĩ
Anh Bằng.
Khi Đại
đội thành lập xong, đi tŕnh diễn được
ở các tỉnh thuộc quân khu, tôi trở lại Nha CTTL.
Lúc đó Pḥng Tài Liệu do anh Vũ Quang Ninh làm trưởng
pḥng đang thu thập tài liệu để làm cuốn "Trăm
hoa đua nở" về vụ án "Nhân văn giai phẩm
tại miền Bắc". Tôi lại được lệnh
về đây phụ giúp anh Ninh thu thập và phân tích những
tài liệu này.
Bỗng một
buổi sáng, vào khoảng năm 1960, tôi được lệnh
trở lại Ban Báo Chí ngay. Khi trở lại ṭa soạn
tôi mới biết anh Tô Kiều Ngân vừa được
thuyên chuyển đi đơn vị khác, cũng trong ngành
Chiến tranh chính trị (CTCT). Quả thật tôi không hề
biết v́ lư do nào. Có thể v́ nhu cầu công vụ và
cũng có thể v́ những lư do khác. Tôi cũng không thể
t́m hiểu rơ hơn.
Anh đến
tuổi được giải ngũ năm 1974 khi mang cấp
Thiếu Tá phục vụ tại Pḥng CTCT Trường Vơ Bị
Đà Lạt.
Lúc đó,
để đáp ứng quân số tăng, quân đội
có hơn một triệu quân nhân, tờ báo Chiến Sĩ Cộng
Ḥa phát hành 200.000 số một kỳ, tính ra mỗi tiểu
đội được 1 tờ.
Sau đó v́
nhu cầu tin tức chiến trường ngày một cao,
chúng tôi phải làm thêm tờ Thông Tin Chiến Sĩ, ra khổ
lớn hơn, tuần 1 kỳ gồm 8 trang.
Đến
"cuộc chơi" ở Ban Tao Đàn
Khoảng thời
gian tôi và anh Tô Kiều Ngân làm việc với nhau chừng
hơn 3 năm và cũng có khá nhiều kỷ niệm của
thời trai trẻ.
Tô Kiều
Ngân rất tài hoa và cũng đào hoa, nhưng anh rất it
khi đi ăn chơi cùng chúng tôi. Anh hơn tôi đến 6
tuổi và đă có gia đ́nh nên chơi khác với cánh c̣n "xê
li bạt" .. Tôi nhớ hồi đó Huy Sơn, Nguyễn
Ái Lữ và tôi, c̣n rách như cái mền, nhưng thứ bảy
chủ nhật lại ngứa chân muốn đi nhảy.
Ông Nguyễn Ái Lữ hiền như bụt, vài lần rủ
Tô Kiều Ngân, anh cũng không chịu đi. Anh dành th́ giờ
cho ban Tao Đàn.
Đó là khoảng
thời gian từ 1957- 1960, anh Tô Kiều Ngân là một trong
những nhân vật chủ chốt của Ban Tao Đàn ở
Đài Phát Thanh Sài G̣n. Với hơn 20 năm trong cuộc
đời quân ngũ (1953-1974) th́ Tao Đàn đối với
anh chỉ là một cuộc chơi. Nhưng cuộc
chơi ấy lại để lại dấu ấn đậm
nét nhất, đáng giá nhất trong cuộc đời anh và
thi ca VN.
Theo anh Phan Lạc
Phúc th́ sự khai sinh và công việc của Ban Tao Đàn rất
đa dạng. Xin trích lược bài nhận định của
anh Phan Lạc Phúc tức kư giả Lô Răng:
Những
nhân vật then chốt của Ban Tao Đàn
"Người
khai sinh và điều khiển chương tŕnh Tao Đàn,
như cả nước đều biết, là thi sĩ
Đinh Hùng. Chương tŕnh Tao Đàn có thể chia ra làm 3
bộ phận. Bộ phận quan trọng nhất là ban
biên tập và diễn đọc gồm Đinh Hùng, Thanh
Nam, Thái Thủy; vài năm sau có Huy Quang Vũ Đức Vinh
từ Nha Trang vào cộng tác. Bộ phận thứ 2 là ban
ca ngâm gồm những tài tử nam, nữ tŕnh diễn
thường xuyên hay tùy hứng. Người "đa
năng" nhất trong ban Tao Đàn là Tô Kiều Ngân. Anh vừa
là tài tử diễn ngâm, vừa biên tập, vừa trong ban
nhạc. Tiếng sáo Tô Kiều Ngân réo rắt thường
được coi là "indicatif" của Tao Đàn, hợp
cùng tiếng đàn thập lục trầm bổng của
Bửu Lộc, tiếng piano trầm ấm trước của
Ngọc Bích, sau của Phạm Đ́nh Chương. Về
giọng ngâm nam ngoài họ Tô, c̣n có Hoàng Thư; một thời
giọng ngâm Thanh Hùng cũng có góp tiếng trên đài. Tô Kiều
Ngân tuy giọng không khỏe nhưng anh là người ngâm "khéo"
nhất, ngâm giọng Bắc, giọng Trung đều nhuyễn.
Hoàng Thư có chất giọng say sưa, mạnh mẽ
được đời nhớ măi trong Bài ca Ngư phủ
của Vũ Hoàng Chương. Thanh Hùng với giọng thổ
pha kim, xuất sắc trong những tác phẩm bi hùng. Có những
giọng ngâm không có mặt lâu năm trên đài nhưng vẫn
được đời ghi nhớ như Quách Đàm trong
những bài lục bát hay Thiếu Lang trong Hồ Trường
của Nguyễn Bá Trác.
Về giọng
ngâm nữ lúc khởi đầu phải nhắc tới cái
ngọt ngào của Giáng Hương nhưng các tay sành điệu
đều không thể nào quên giọng ngâm đổ hột
đặc sắc của bà Đàm Mộng Hoàn, một danh
tiếng vang lừng tại Khâm Thiên tiền chiến trong Tỳ
bà Hành. Giọng ngâm nữ nhiều năm làm thổn thức
trái tim thính giả là Hồ Điệp trong những bài
thơ nức nở TTKH. Về sau có một giọng nữ
như sương như khói làm khởi sắc những vần
ca dao dân tộc và những bài ca huyền sử. Đó là giọng
ngâm Hoàng Oanh" .. (ngưng trích).
Tiếng
sáo của những cảm xúc
Thật ra Tô
Kiều Ngân hoạt động trong nhiều lănh vực,
làm báo, viết văn (tác phẩm đầu tay của anh
là tập truyện ngắn "Người đi qua lô cốt"),
làm thơ, ngâm thơ, bài sáo anh thổi ở Tao Đàn do
chính anh sáng tác và đă xuất bản. Nhưng nổi tiếng
nhất vẫn là tiếng sáo Tao Đàn. Bây giờ người
ta nhớ đến tài năng tuyệt vời của anh
v́ tiếng sáo đó và giọng ngâm thơ mang âm điệu
Huế hơn tất cả những thứ khác. Nếu so
sánh với tiếng sáo của Nguyễn Đ́nh Nghĩa,
theo nhận xét của tôi, mỗi người có một cái
hay riêng. Tiếng sáo của Tô Kiều Ngân cất lên theo cảm
xúc từ bài thơ của tác giả và phong cách của
người ngâm thơ nên bay bổng và dễ làm rung động
ḷng người hơn. Tiếng sáo của Nguyễn
Đ́nh Nghĩa hay về bài bản. Nếu anh thổi một
bài như Thiên Thai, rất điêu luyện. Nhưng nhiều
thính giả vẫn nhớ họ Tô hơn.
Từ
biệt Tô Kiều Ngân, người cuối cùng của Tao
Đàn ra đi
Nhận
được tin Tô Kiều Ngân mất, sau khi điện
thoại cho Huy Sơn và Hoàng Song Liêm, tôi gọi cho Hàm Anh (c̣n
có bút danh là Sài G̣n Cô Nương), bởi Hàm Anh là con gái nhà
phê b́nh Thượng sĩ, trước đây ở cùng xóm
Phan Văn Trị với gia đ́nh anh Tô Kiều Ngân. Chúng
tôi mang ṿng hoa tới căn nhà khá đẹp của gia
đ́nh anh ở trong một xóm nhỏ thuộc quận B́nh
Thạnh.
Người
đón tiếp chúng tôi rất vồn vă chính là bà quả phụ
Tô Kiều Ngân. Nhưng tôi đă đọc cái cáo phó của
gia đ́nh trên một tờ báo nước ngoài. Nếu chú
ư, bạn sẽ thấy một sự .. hơi lạ.
Đó là có tới hai bà cùng kư tên chung là vợ. Một bà là Phạm Thị Th́n, một bà
là Lê Thị Kim Hoa. Một sự
"chính danh" ít thấy trên bản cáo phó nào. Tôi phải
ghi lại sự kiện này cho đúng, xin chia buồn đến
cả 2 gia đ́nh.
Tôi phải lựa
lời khơi gợi lại chuyện cũ xem có đúng
bà này là "đệ nhất phu nhân" thời xưa tôi
đă gặp không. May quá, đệ nhất phu nhân Tô Kiều
Ngân nhận ra tôi ngay. Chị ân cần nắm tay tôi thân thiết.
Các con trai, con gái anh, cả ḍng trước ḍng sau, cũng
thân mật như vậy. Con gái lớn của anh (là vợ
của nhà thơ Nguyễn Tôn Nhan, mất cách đây 2
năm) cũng tới thăm hỏi. Tôi có cảm tưởng
như gia đ́nh anh và tôi chưa xa nhau bao giờ.
Tôi và cháu Hàm
Anh cùng vào trước linh cữu anh, từ biệt người
bạn cũ. Anh ra đi là người cuối cùng cộng
tác thường xuyên, là trụ cột của ban Tao Đàn.
Nhà văn Tạ Quang Khôi tính nhẩm rằng:
- Thi sĩ
Đinh Hùng, trưởng ban Tao Đàn của đài phát
thanh Saigon, mất năm 1969 v́ ung thư bao tử. Hoàng
Thư, một giọng ngâm nam rất truyền cảm, mất
cách đây khoảng 20 năm ở Saigon. Hồ Điệp
mất tích trên đường vượt biên. Thanh Nam qua
đời năm 1985 ở Seattle (tiểu bang Washington) v́
ung thư cuống họng. Huy Quang Vũ Đức Vinh mất
cuối năm 2005 v́ bị tai biến mạch máu năo trong
khi bác sĩ đang giải phẫu để làm by pass (ở
Seattle). Thái Thủy ra đi v́ ung thư phổi ở Nam
Cali cách đây gần 3 năm.
Từ biệt
Tô Kiều Ngân, từ biệt nhóm Tao Đàn nhưng tiếng
sáo, giọng ngâm của Tao Đàn c̣n lại măi trong đời
sống thi ca Việt Nam và trong ḷng người Việt yêu
thơ khắp nơi.
VĂN
QUANG
26-10-2012
Bạn đọc
muốn nghe lại giọng ngâm của nhà thơ Tô Kiều
Ngân có thể vào đường dẫn này:
Thơ Áo lụa Hà Đông
của Nguyên Sa - Tô Kiều Ngân ngâm
https://www.youtube.com/watch?v=C3E5k60Cvig
(Nhat
Lung, BMH, KD cùng chuyển)