Tư
duy Việt có lạc điệu ?
(NGUYỄN
GIANG)
Điểm
qua 100 người được trang Foreign Policy
chọn làm "những khối óc toàn
cầu" năm 2012 điều đầu tiên tôi
nhận thấy là không có ai từ Việt Nam.
Các
tên tuổi người Việt hoặc gốc
Việt ở nước ngoài mà báo
chí trong nước nhắc đến như
gương sáng trong nhiều lĩnh vực cũng
không lọt vào danh sách "100
global thinkers".
Không
thể nói hơn 90 triệu người Việt
Nam trên toàn cầu thuộc nhóm không suy nghĩ
gì. Nhưng có vẻ như các bộ óc
Việt trong và ngoài nước đang lo
những chuyện khác, không "cộng
hưởng" cùng nhân loại. Hoặc
chúng ta cũng nặng lòng ưu tư về
các việc riêng, việc chung và có nhiều
hoạt động nhưng vì tiếng nói quá
yếu nên thế giới không biết đến. Ta
cũng có thể bác bỏ "bảng phong
thần" của Foreign Policy và cho rằng họ
thiên vị.
Thế
giới nghĩ gì?
Nhưng
kể cả như vậy có lẽ cũng cần
biết họ đang "thiên vị" với
những ai và xu hướng gì trên thế
giới. Trước hết, nếu ai bảo
Foreign Policy nghiêng về các nhân vật Phương Tây
thì sẽ sai lầm. Vì con số các
gương mặt châu Á (Miến Điện, Trung
Quốc), hoặc từ Thế giới Ả
Rập và Hồi giáo năm nay chiếm con số
đông đảo. Các tên tuổi từ Châu Phi, Nga,
Đông Âu, vùng Balkan cũng không ít.
Foreign
Policy xác nhận hai nhân vật cùng đứng
số một là bà Aung
San Suu Kyi và tổng thống Thein Sein của Miến Điện:
"Tạo cảm
hứng đặc biệt nhất là hai nhân
vật hàng đầu anh hùng và hiếm có
được vinh danh: bà Aung San Suu Kyi, nhà
bất đồng chính kiến từng bị
tù, và ông Thein Sein, vị tướng lâu năm.
Họ cùng nắm tay để mở lối
cho một trong số chế độ độc tài
tàn tệ nhất thế giới."
Tuy
nêu tên nhiều nhân vật đấu tranh, các văn
nghệ sỹ và các blogger có tác
động chính trị từ Trung Quốc, Nga
đến Pakistan, Foreign Policy cũng không coi nhẹ vai
trò của những người giàu có
và các chính khách.
Tổng
thống Malawi, bà Joyce Banda được ca
ngợi nhờ ý tưởng về một
châu Phi "sạch sẽ", ít tham nhũng, hay
cựu ứng viên Phó Tổng thống Mỹ,
Paul Ryan về ý tưởng cho ngân sách tiết
kiệm công quỹ.
Cả
hai ông bà Bill và Melinda Gates, tỷ phú làm
từ thiện, đều đứng tên trong danh
sách năm nay.
Như
thế, làm chính trị hay có nhiều tiền
tự nó không có gì là xấu, thậm
chí còn rất tốt nếu họ thực
sự muốn thúc
đẩy xã hội tiến lên.
Tổng
thống Tunisia, ông Moncef Marzouki đứng thứ
hai vì là người "nuôi dưỡng
tinh thần Mùa Xuân Ả Rập". Với
báo chí ở Việt Nam, chắc sự
vinh danh này sẽ giúp điều chỉnh lại
quan niệm rằng Mùa Xuân Ả Rập là
điều gì đó xấu xa, mang tính
'phản loạn'.
Vì
khi chính tổng thống của Tunesia ủng hộ
Mùa Xuân Ả Rập thì đây đã là
một phong trào 'chính thống' của một khu
vực thế giới có nền văn minh lâu
đời, dân số trẻ, năng động,
bản sắc tôn giáo mãnh liệt.
Dân
chủ trẻ tuổi
Ngoài
ra, không thể phủ nhận tinh thần "dân chủ
bình dân" mà Foreign Policy đề cao.
Cũng
vì thế, họ để thiếu nữ Pakistan
15 tuổi, Malala Yousafzai, (thứ 6), trên cả Tổng
thống Barack Obama (thứ 7). Blogger trẻ tuổi
này, xuất phát từ ham muốn
được đi học, đã thành
người anh hùng dám đứng lên
chống lại Taliban và tất cả những
ý thức hệ cổ hủ của họ. Malala
bị phe Taliban bắn trọng thương nhưng
được cứu thoát và
được đề cử dự giải
Nobel không phải chỉ vì ngòi bút sắc
bén (viết blog từ năm 12 tuổi) mà
vì lòng dũng cảm của cô đã tạo
ra một phong trào xã hội rộng khắp.
Nhưng
Foreign Policy đề cao cả các sáng kiến công
nghệ và các nhân vật có tư duy phát
kiến mở đường cho nhân loại
hoặc đang vận dụng công nghệ vào kinh
doanh có tầm ảnh hưởng sâu rộng.
Đó là lý do các nhân vật như Sebastian
Thrun, Andrew Ng, Sheryl Sandberg (Facebook), Marissa Mayer (Yahoo), Eugene
Karspersky .. có tên trong danh sách.
Nhìn
vào châu Á, ngoài Miến Điện như
đã nêu, sự có mặt của các
nhân vật Trung Quốc cũng là một bài
học cho Việt Nam để dự đoán
quốc tế mong đợi gì từ một
quốc gia Đông Nam Á.
Từ
Trung Quốc có nghệ sĩ độc lập
Ngải Vị Vị, nhà đấu tranh Trần Quang
Thành, nhà vận động môi sinh Mã Quân
thuộc nhóm nổi bật nhờ các hoạt
động v́ cộng đồng, hay triệu phú
Lý Khai Phục người Mỹ gốc
Đài Loan từng lãnh đạo Google China.
Nhưng Foreign Policy cũng nêu tên Giáo sư Vương
Tập Tư (Wang Jisi), học giả giảng tại
Trường Đảng ở Bắc Kinh
vì ông liên tục "nói
thẳng cho người Mỹ biết Trung Quốc
nghĩ gì về Hoa Kỳ". Như thế,
để được nêu danh là nhà tư
tưởng toàn cầu không cứ phải là
tiếng nói đối lập với chính
quyền nhưng nhất thiết
phải là tiếng nói thẳng và thật.
Nhìn
lại danh sách "100 global thinkers" của Foreign
Policy, có thể thấy ba xu hướng
lớn:
-
Dân quyền lan rộng với các tác nhân tham gia
đòi tạo thay đổi ngày càng rộng
và tuổi càng trẻ.
-
Nỗ lực hợp tác gia tăng từ
cả khu vực công, tư và doanh nghiệp
để tìm giải pháp toàn cầu cả
về kinh tế, chính trị, xã hội và môi
trường.
-
Công nghệ mới mở rộng không gian
đối thoại và lan tỏa của thông tin,
thách thức sự chần chừ, chậm
trễ hoặc bất minh trong mọi lĩnh
vực.
Nhưng
quan trọng hơn cả là lòng dũng
cảm và tinh thần dám làm, dám chịu.
Như
ví dụ của Yevgenia Chirikova, nhà vận động
môi sinh từ Nga. Vốn là một nữ doanh
nhân thành công, bà chỉ bắt đầu
hoạt động xã hội khi đứng ra
vận động cứu khu rừng Khimki gần
Moscow khỏi một dự án xây
đường cao tốc. Cuộc đấu tranh
đã khiến bà bị cảnh sát Nga
bắt giam nhiều lần nhưng bà vẫn
tiếp tục theo đuổi lý tưởng 'mỗi người
cứu một cây xanh' mà bà cho là cần
thiết cho đất nước.
Việt
Nam và người Việt toàn cầu
chắc chắn cũng đang tham gia và
chịu tác động của những làn
sóng này trên mọi lĩnh vực kể trên
nhưng đáng tiếc rằng chúng ta hiện
tạm thuộc nhóm đi theo, nghĩ theo,
ít ra là theo cách nhìn của một tạp
chí quốc tế.
Hy
vọng sang năm tình hình sẽ khác.
NGUYỄN
GIANG
-
Source: BBC -
(Ngọc Sơn
sưu
tầm,
Ngọc
Trân chuyển)