SU'U TÂ`M 3

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.PGHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | SU'U TÂ`M .. TIN | SU'U TÂ`M .. TÊ'U | NU. CU'̉'I VA(N HO.C | SLIDESHOW | THO* NHA.C | CHUYÊ.N LA. KHO' TIN
TA.P GHI 7

Chuyện đi nghỉ hè

 

CHUYỆN ĐI NGHỈ HÈ

(Huy Phương)

 

Tôi thường được bạn bè kể chuyện đi nghỉ hè và giới thiệu cho nhiều tour du lịch, phần đông được kể tới như những chuyến đi ngắn ngày, đi được nhiều nước, nhưng tôi cũng đã thấm thía những chuyến tham quan, du khách phải theo sát chương trình đã vạch sẵn, buổi sáng đúng giờ nào thức dậy, mấy giờ xuống phòng ăn, mấy giờ ra xe, buổi sáng đi những đâu, trưa ghé ăn ở đâu, chiều về chỗ nào. Giờ giấc đã được công ty tổ chức ấn định, đều phải răm rắp theo, nếu không muốn bỏ lại đằng sau như chính sách giáo dục của ông Bush (no one left behind). Về đến phòng ngủ thì đầu cũng đau mà tứ chi bải hoải, nhất là cặp giò, nếu lúc đó mà có một màn “massage chân” thì đáng đồng tiền bát gạo, nhưng tiếc là mình không phải đang ở Thái Lan hay Saigon mà ở tại một thủ đô nào đó của Âu Châu. Đi đến nước thứ năm, thì buổi tối nằm xuống là ngủ như chết, sáng nghe tiếng điện thoại báo thức tự động của khách sạn cũng không buồn mở mắt nữa.

 

Tôi vừa đi “nghỉ hè” về, mà lại về từ phi trường Luân Đôn sau ngày 11 tháng 7- 2006, ngày khủng bố dọa cho nổ những chuyến máy bay phát xuất từ nước Anh đến Hoa kỳ, nên chuyến đi thành một cực hình vì phải chịu sự lục soát từ trong ra ngoài, gây bao nhiêu nỗi phiền toái, mỏi mệt. Một chai nước mới mua xong chưa kịp uống, một chai dầu cạo râu, một ống kem đánh răng đã bị vứt vào thùng rác, kéo lê chiếc xách tay đi qua những nhân viên an ninh vừa được tăng cường, tôi không còn mang cảm tưởng mình là một du khách, sắp trở về đất Mỹ, mà là một kẻ bị tình nghi được nhân viên an ninh theo dõi. Trên những chuyến bay gần đây, vì thời buổi khó khăn, những hàng ghế được xếp gần lại khiến cho một người Á Đông nhỏ thó cũng khó lòng cựa quậy. Một chuyến bay dài bốn năm tiếng cũng chỉ được phát một ly nước lạnh nhỏ, một cái bánh ngọt cũng phải mua. Tôi nghĩ giá các công ty hàng không tăng giá máy bay chút đỉnh nhưng phục vụ ăn uống tươm tất, có lẽ hành khách sẽ vui lòng hơn, vì khi chúng ta lấy vé, dù có hơn thua vài ba chục đồng cũng chẳng sao.

 

Ở nhà thì ăn uống còn phải kiêng khem, nay đi Tàu thì dầu mỡ, đi Tây thì thèm cơm, đến Ý thì không thể nào nuốt nổi hết một đĩa macaroni. Không ai có thời gian nhàn hạ để tìm ra một nhà hàng Tàu hay Việt Nam nằm đâu đó để tìm lại một thức ăn đã quen “cơm với cá như mạ với con”.

 

Ở Nice là đất du lịch trong những ngày hè thì đầy những du khách, đầy từ trong phòng ngủ, ra đến đường, xuống tới bãi biển, toàn là người, đi trên đường phải cẩn thận không va vào người khác, và đạp phải “mìn bẫy” của loài chó để lại trên mặt đường. Buổi trưa mang chiếu xuống bãi biển cũng khó tìm ta chỗ nằm, buổi tối vào những nhà hàng trên con đường sát biển nhiều khi phải xếp hàng. Đi nghỉ hè, mà buổi sáng các ông bà, cô cậu du khách mặc “quần xà lỏn” còn “tranh thủ” chạy trên đường cho tan mỡ, ở các nhà hàng @internet người ta còn vào check mail mỗi ngày thì còn gì gọi là “nghỉ” và “ngơi” nữa cho đúng với danh từ nghỉ hè. Ngay cả ngủ người ta cũng phải dè xẻn, không lẽ mua cái vé máy bay sang đến đây bạc nghìn mà chỉ để ngủ thì quả là phí của đời. Vì vậy về tới nhà, ai cũng phờ, vì múi giờ, vì mệt mỏi, phải một tuần sau mới lấy lại sức.

 

Đến mỗi nơi, việc trước tiên và cần thiết là lại chụp ảnh để đem về dán vào tập ảnh, thiếu là không được. Có những lâu đài, những ngôi nhà thờ, những chiếc tháp, nhiều khi không đủ thời giờ để vào hay leo lên bên trong, đành phải làm theo kiểu “cỡi ngựa xem hoa”. Mà cái gì đó phải có kèm theo lời thuyết trình về lịch sử, nặng bao nhiêu tấn, ghép bằng bao nhiêu thanh sắt, xây bởi bao nhiêu viên gạch. Không có những lời thuyết trình này thì những món đi xem coi như không có giá trị. Người ta nói người Trung Hoa (ngày xưa) có thể leo lên một ngọn núi cao ở Hàng Châu để nhìn những đám mây mờ mịt và một dãy núi xa xa, nhưng người Mỹ khi leo lên đỉnh núi thì ở đó phải có một bức tượng cao lớn thế giới hay một ngọn tháp nghìn năm. Theo quan niệm này thì núi lớn, cây cao, biển rộng, nói chung là thiên nhiên có khả năng di dưỡng tinh thần của chúng ta hơn là những vật thể nhân tạo, vậy thì đi xem thác nước Niagara hơn là đến New York leo lên toà nhà chọc trời hay đến Washington DC xếp hàng lên Tháp Bút.

 

Đồng ý ngành du lịch hiện nay ở nhiều nước là kỹ nghệ kiếm ra tiền nhiều nhất, Pháp, Thái Lan hay Trung Quốc cũng vậy, nhưng cái thú du lịch để cho tâm hồn được phong phú hơn, theo nhà văn Lâm Ngữ Đường đã không còn nữa. Ông cho đó là lối du lịch “ngu xuẩn”, đẻ ra một hạng người du lịch gắn liền tấm lịch và cái đồng hồ, mấy giờ thì tới Vienne, ngày nào thì tới Budapest. Ông dùng chữ du lãm để nói về cái thú này, đến một nơi xa lạ, phong thoại, không đi dạo cửa hàng, không mua sắm, không mục đích, đi như một hướng đạo sinh lạc trong rừng. Đi chơi như vậy khi về nhà mới thấy mình không cần phải lệ thuộc vào cái máy computer hay cái điện thoại cầm tay nữa (trong bản văn là anh tài xế hay ông chủ hàng thịt).

 

Tuy vậy, ngày nay chúng ta thấy không thiếu những thanh niên không câu nệ phương tiện, giờ giấc đã đi du lịch như thế mà danh từ người Việt gọi là “Tây Ba Lô”. Họ có thể ngủ đường, ăn cơm trong quán bình dân, đi xe ôm, thích đâu thì ở đó dăm ngày, hay thuê xe đạp di một quãng đường hằng trăm cây số. Bạn thử tưởng tượng đi du lịch ở  Pháp mà được về miền quê, trọ trong nhà của một nhà nông, buổi sáng nghe tiếng chim gù hay tiếng gà gáy sáng, uống cà phê bà chủ nhà xay bằng máy quay tay, ăn trứng gà mới đẻ trong chuồng hay khúc xúc xích treo trên bếp lửa ám khói, ngồi trên bộ ghế bàn ăn bằng gỗ, gần gũi với người địa phương cho biết dân tình, văn hoá, chắc là thích thú không kém chuyện được trèo lên tháp Eiffel hay đi “bateau-mouche” trên sông Seine.

 

Bao giờ thì chúng ta có được cái thú, giăng võng giữ hai thân cây dừa trong một khu vườn đầy tiếng chim và có ngọn gió mát thổi hây hây, nằm đọc sách, khi đói thì ăn, khi buồn ngủ thì ngủ, hay “dựa gối ôm cần lâu chẳng được, cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Ở đó không có máy truyền hình, không cần check e mail, không có cả tiếng reo của điện thoại. Bây giờ đi nghỉ hè về, không những đã xuống cân, toàn thân ê ẩm mà công việc phải bù đầu. Gọi là “nghỉ” hè mà đi về thấy ai cũng than mệt mỏi, xuống cân, cần ngủ để lấy lại sức, chẳng như những ngày hè của một thời thơ ấu :“chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê, ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ !”

 

 

HUY PHƯƠNG

(Bai Chuyen)

website counter