SU'U TÂ`M 3

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.PGHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | SU'U TÂ`M .. TIN | SU'U TÂ`M .. TÊ'U | NU. CU'̉'I VA(N HO.C | SLIDESHOW | THO* NHA.C | CHUYÊ.N LA. KHO' TIN

TA.P GHI 26

MỞ HÀNG

 

MỞ HÀNG

(Saigon Cô Nương)

 

 

Không biết ngoài VN ta, còn quốc gia nào trên thế giới có tục lệ mở hàng?

 

Để bắt đầu một năm buôn bán mới, sẽ có mở hàng đầu năm, ngày này rất quan trọng vì người chủ phải mở lịch hoặc coi thầy để lựa chọn ngày tốt. Cửa hàng, công ty, xí ngiệp lớn thường thuê hẳn đoàn lân tới múa gây không khí tưng bừng náo nhiệt. Ngoài ra còn nhờ người mau mắn đến xông hàng để việc buôn bán được thơm lây mà suông sẻ, nhặm lẹ suốt năm.

 

Mở hàng đầu năm bao giờ cũng có cúng bái. Ngoài hoa quả hương nến, cửa hàng to có thể cúng gà luộc hay nguyên con heo quay, cửa hàng nhỏ mỗi thứ một miếng tượng trưng ‘tam sinh’. Việc cúng kiếng thật quan trọng vì bên cạnh những yếu tố cần thiết trong buôn bán như hàng hóa dồi dào, giá cả hợp lý... thì bao giờ cũng cần thêm sự hỗ trợ của sức mạnh vô hình: thần Tài, ông Địa hay đình miễu xa gần nơi tỉnh thành này, đỉnh núi nọ. Đầu năm cúng một lần thời gian cách quãng lâu quá e thần linh có quên mà xao nhãng đi chăng, để nhắc ông thần Tài hằng ngày nhớ đến thì mỗi sáng người bán hàng đều đặn cúng mở hàng. Người trần xơi gì cúng thần cái nấy, trước cúng sau ăn. Cho nên nhiều khi không phải hoa quả, hương nến... mà tiện lợi gọn gàng là ly cà phê đen, ổ bánh mì và điếu thuốc lá châm sẵn đàng hoàng gài vào tay thần. Ôi, thành tâm và chân thật đến thế là cùng. Có vị thần nào nỡ đành lòng ngơ đi.

 

Trong thói quen buôn bán thì việc mở hàng rất quan trọng. Người ta tin tưởng người khách đầu tiên nhẹ vía thì hoạt động trong ngày sẽ ảnh hưởng tinh thần mở hàng nhanh nhảu đó, nghĩa là sẽ đông khách và khách nào cũng cũng lẹ làng móc tiền. Sáng sớm muốn khỏi bị mắng xéo, bị chửi, làm dữ thì người mua nhắm chừng có ý định mua món hàng đó hay không rồi hãy hỏi và trả giá, chứ đừng hỏi cho biết, xong lại bỏ đi hỏi tiếp... hàng khác. Tệ lắm nếu không muốn mua cũng nên trả nhiều giá và trả nhanh liền liền như bảy ngàn, bảy ngàn rưởi, tám ngàn, tám ngàn rưởi... hoặc chín mươi mốt, chín mươi hai, chín muơi ba ngàn... để có cớ bỏ đi. Người bán tỏ vẻ nhanh nhảu không kém. Giá đó chưa đủ vốn, bán không được, cám ơn cô. Cám ơn đây là cám ơn sự mau mắn. Tuy nhiên có trường hợp chiếc áo được kêu hai trăm ngàn. Sáu chục, bảy chục, tám chục nha... Tưởng trả rẻ tới một phần ba để bỏ đi không ngờ bị níu lại bán ngay, hễ trả giá là phải mua nên khách đành ‘ngậm ngùi’ mở ví dù biết bị hớ hoặc món hàng chưa thích lắm. Cho nên trả giá thật thấp hay là suy nghĩ thật chín trước khi hỏi kẻo dễ bị bà bán hàng đốt vía lắm, khách còn đứng đấy bà sấn sổ quẹt ngay que diêm đốt mảnh giấy cuộn quơ khắp sạp hàng như thể dằn mặt, khách hàng lẹ chân bước khuất ngay kẻo về nhà hồn vía bị hao hụt, tha hồ ốm lăn ốm lóc...!

 

Vô số chua ngoa, đanh đá quanh việc mở hàng được kể lại. Chuyện miền Bắc chắc là trước thời vua Minh Mạng ban chiếu cấm quần không đáy, bà nọ vẫn mặc chiếc xống cổ truyền đi chợ chọn trầu cau, chẳng hiểu mua bán ra sao, chắc cò kè trả giá không thuận bỏ đi, bà bị người bán đốt vía. Thế nhưng tỏ rõ là tay cao thủ không vừa, đâu có chịu lép vế dễ dàng bị ‘chơi’ như vậy. Bà xoè váy ngồi trùm lên đống trầu cau kêu rầm lên ‘Ối giời ơi, nó đốt vía tôi rồi, tôi có chín vía, nó đốt mất ba rồi, làm sao tôi về nhà được...’. Người bán tím mặt, chẳng nói chẳng rằng thu dọn hàng hóa chạy về một mạch. Thử hỏi chợ đông đúc bao nhiêu người chứng kiến cảnh ăn vạ đó còn ai dám vào mua hàng nữa, tại vì hồi ngày xửa ngày xưa đó phụ nữ chỉ mặc độc chiếc váy thôi, chứ làm gì có cái thứ phụ tùng mà danh từ thời nay gọi văn vẻ là... nội y !

 

Càng ngày, kẻ bán càng nhiều hơn người mua, cạnh tranh khốc liệt, buôn bán khó khăn nên dân buôn bán, chính xác là chỉ có dân bán lẻ thôi, không cởi mở dễ dàng hơn thì chớ lại đặt ra đủ thứ mở hàng tỉ mỉ. Mở hàng giấc sáng, mở hàng giấc trưa hay chiều; mới mở hàng rổ rau muống nhưng chưa mở hàng mớ rau lang, đống khoai từ; mở hàng phần nạc dăm nhưng chưa có ai hỏi miếng thịt đùi, tảng mông sấn... Người bán có thể lời ít một chút để mở hàng lấy may còn không lỡ gặp bà ‘chằn ăn trăn quấn’ nài nỉ không được tha hồ giằng co, hàng bán đã vợi vẫn vin cớ mở hàng để buộc khách mua cho bằng được. Gặp những bà như thế thật sợ vì chỉ cầm món hàng lên xem, lỡ dại hỏi giá là bị gài ngay chiêu ‘Mua mở hàng’ bất kể sáng trưa chiều tối ngay cả gần đóng cửa dẹp tiệm, người khách yếu tay xem chừng không còn đường rút lui, đành mua một lần xanh mặt, lần sau kệch, có đi chợ tránh xa cửa hàng đó ra, hết dám dòm ngó, hỏi han.

 

Chị Bích Hậu sống ở Canada ba mươi hai năm mới về Hà Nội lần đầu. Buổi sáng lang thang ra chợ hỏi mua quả bưởi, chưa rành tiền Việt nên khi nghe loáng thoáng tiếng ‘hai’, chưa rõ hai gì, chị bèn hỏi lại ‘hai ngàn à ?’. Tưởng bị trả giá, bà bán hàng chua ngoa quát đốp ngay một phát ‘Hai chục ngàn chứ hai ngàn thì hai năm nữa hãy hỏi. Biến !’. Chị Bích Hậu khiếp quá, vội vàng ‘biến’ ngay thật, vừa biến vừa nhìn quanh xem đi cùng với câu đuổi khách khủng khiếp ấy, có kèm theo sự đe dọa là mình sẽ bị hành hung chăng.

 

Người bán nêu lý do Cha mẹ không giống, giống người sớm mai ! Khách cứ cù cưa khiến ‘rông’ cả buổi, ế ườn ra đấy thì mệt lắm. Trời khi nắng khi mưa, hàng khi đắt khi ế biết đổ thừa ai được ngoài người đầu tiên chạm đến hàng trong ngày. Bởi vậy nhiều bà chọn người mở hàng. Không thể ngày nào cũng mua hành tỏi nên M.Vân được một chị ngoài chợ Bình Tây nhờ sáng nào cũng ghé qua đưa tay đảo xới hộ thúng hành tỏi vài cái. Muôn sự đều do vía người mở hàng cả ! Nhờ niềm tin mãnh liệt đó mà hàng bán chạy mới lạ ?! Thành thử nhiều người ngại đi chợ sớm quá, cứ đợi muộn một chút cho chắc ăn, không mua còn rời chân được, không bị người bán hàng mặt xưng mày xỉa, háy hó lườm nguýt.

 

Đúng là chuyện mở hàng ngày càng mở rộng. Hàng mua rồi muốn đổi ráng canh buổi chiều người ta sắp dẹp chợ, đừng đến sáng sớm chưa mở hàng, chẳng những bị từ chối không được đổi mà nhiều phần còn bị nghe mắng, xua như xua tà. Không chỉ có buôn bán lạp xạp tạp hóa, hàng gánh, hàng sạp, hàng rong... mới có chuyện mở hàng mà cửa tiệm lớn, nhà hàng to cũng không chừa; không phải hàng bán vật dụng quần áo mà hàng ăn cũng vậy luôn. Nhất là hàng ăn, múc thức ăn ra là không có lý do đổi lại. Một tiệm vốn là quán cơm bình dân, lâu ngày làm ăn phát đạt tiến lên thành công ty trách nhiệm hữu hạn, gần đây sản xuất thêm món cá cơm chiên giòn được nhiều Việt kiều mua về làm quà. Trời cho ăn lộc nên quán bán không hở tay, những cửa hàng kế bên bán ngon như vậy, bằng giá hay rẻ hơn nhưng thiên hạ cứ mua cho được thương hiệu này. Tới giờ cơm trưa và chiều, xe đậu kín đường. Từ một mặt hàng nhỏ nay thành hai cửa hàng, tám gian nguy nga, bề thế đối diện nhau.

 

Buôn bán có phát triển nhưng công ty to tát này vẫn giữ nguyên nguồn gốc xa xưa của mình là thái độ và cung cách làm ăn của một quán ăn bình dân lề đường, tức là rất anh chị ! Tuần rồi, vợ chồng tham tán tòa đại sứ VN vào ăn trưa, ông kêu món mực xào, nhưng khi dọn ra mới nhận thấy nồng mùi ngũ vị hương, vốn dị ứng với mùi hương nồng nặc này nên đĩa thức ăn chưa chạm tới, ông yêu cầu người phục vụ đổi cho món tôm rang bởi quán cơm không giống như nhà hàng là thức ăn được chiên xào nấu nướng một lần, khi khách gọi cứ thế xúc ra từ... thau chứ không xào nấu từng đĩa như nhà hàng. 11 giờ rồi, đã có nhiều khách hàng vào ăn trưa nhưng riêng món mực ngũ vị hương này chắc chưa có khách mở hàng nên quán ăn dứt khoát không cho đổi, đổi rồi xui, suốt ngày thực khách sẽ kêu món mực xào rồi trả lại thì sao. Thế là lời qua tiếng lại, khi bà tham tán lên tiếng, cả đám bồi bàn, giữ xe, gia nhân, con chủ, em chủ, cháu chủ... cùng nhào vô đánh hội đồng. Ông tham tán thế cô phải van xin không xong, đến khi thực khách ngồi quanh đó can ngăn thì hai vợ chồng ông mới chạy kịp ra ngoài kêu taxi thoát thân. Bà vợ bị đánh, tát, thoi, thục, thụi... đến bay cả đôi bông tai, bầm tím cả phần ngực và lưng, vùng cổ tê buốt nằm bệnh viện bốn ngày vẫn còn choáng, chưa tự đi lại được.

 

Chuyện đánh người dằn mặt này đã mang sang công an phường, rồi lên quận nhưng chưa có kết quả vì còn đợi điều tra. Không biết thực sự hai bên đúng sai thế nào. Có điều quán ăn sừng sỏ tới nỗi chỉ vì thực khách muốn đổi một đĩa thức ăn mà dám a-lát-xô đánh người dễ dàng như vậy chắc chắn cũng có thế lực sau lưng, đã thường xuyên ‘biết điều’ với chính quyền địa phương. Trường hợp dân thường chìm xuồng ngay không tăm tích. Thử xem kỳ này, chức tham tán hơn hay tiền hơn ? Bồi thường ít tiền thuốc men, viết bản kiểm điểm rút kinh nghiệm (... cho lần đánh lộn sau, nhớ chỉ thoi nhẹ vào mũi thôi nhé) rồi cũng xong. Thực khách nhớ tên quán cơm này, lỡ kêu món nào không dùng được thì nộp đủ tiền đứng lên, đừng lắm lời mà có ngày... bể hàm, tét mí mắt, trặc cổ... Mà thôi, nói chung khi cần bất kỳ một loại giao dịch, dịch vụ nào, dù mình bỏ tiền ra thì cũng nên nhớ những luật bất thành văn trên, ‘Khách hàng là thượng đế’ là câu khẩu hiệu nhan nhản khắp nơi, nhưng giống như mọi khẩu hiệu, nó chỉ là... khẩu hiệu, tức là chỉ nêu lên cho vui, còn khách hàng thì phải tự biết... thân.

 

 

SAIGON CÔ NƯƠNG

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

website counter