Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ tt | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | HU'U~ ÍCH 3 | HU'U~ ÍCH 4 | HU'U~ ÍCH 5 | HU'U~ ÍCH 6 | TÀI T̀NH | -DÔ.C -DÁO | LINKS | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | CU'̉'I CHÚT CHO'I 1 | CU'̉'I CHÚT CHO'I 2 | CU'̉'I CHÚT CHO'I 3 | CU'̉'I CHÚT CHO'I 4 | CU'̉'I CHÚT CHO'I 5 | VUI TU'O'I | GIÚP hay GIÊ'T ?

TA.P GHI 14

hoavang_lado_ua_dep.jpg

 

 

BC TRANH TĨNH VT

(Trần Mộng Tú)

 

 

Ngày 13 tháng 6 của năm 1975, Chị và bố mẹ rời trại Pendleton theo người bảo trợ cũng là người bạn trong giới truyền thông Mỹ từ hồi c̣n ở Việt Nam, đến thành phố Encino, California. Khi chị rời trại ngày thứ sáu 13, mấy người bạn cùng lều bảo chẳng nên ra trại vào ngày này, không tốt đâu. Nhưng người bảo trợ nói, chị có cha mẹ già, không nên ở lâu trong trại, ban đêm lạnh, không tốt cho sức khỏe hai cụ. Cá nhân chị th́ chẳng c̣n tin vào may rủi ǵ nữa. Cả một cái tháng tư năm nay, ngày nào không là ngày xấu đối với cả triệu người dân miền Nam.

 

Tạm trú nhà bạn được hai tuần, chị t́m được việc làm ngay, nhờ vợ bạn là người Nhật, giới thiệu chị đến phỏng vấn trong một ngân hàng Nhật. Có lẽ thứ sáu,13 lại là ngày may của chị (đành phải tin vào vận may vậy) nên chị được chọn vào làm Bank Teller, là một, trong ba người cùng tới xin việc hôm đó.

 

Chị rời nhà bảo trợ ở Encino, thuê được căn chúng cư, một pḥng ngủ, có sẵn đồ đạc ở cách nơi chị làm có ba ngă tư, ngân hàng Mitsui Bank trong World Trade Center, Los Angeles.

 

Mỗi ngày, chị đi bộ đến sở làm. Tính từ ngày rời Việt Nam 21 tháng 4, tới Mỹ chưa được hơn hai tháng, không có xe, bằng lái xe cũng chưa có, đi bộ là giải pháp đúng và hay nhất.

 

Dọn mấy cái bao quần áo của ba người vào nhà, rồi mới bắt đầu đi mua những dụng cụ nhà bếp ở Garage Sale, Goodwill; chăn gối ở K-mart. Căn chúng cư có hai pḥng. Một pḥng ngủ duy nhất nhường cho ba mẹ, một pḥng nữa vừa là pḥng khách, pḥng ăn liền với bếp. Chiếc sofa dài kê sát ở góc tường, ban ngày là nơi tiếp khách (nếu có khách), ban đêm là giường ngủ của chị. Lúc đó c̣n trẻ, dễ ngủ, lại biết cái thân phận di tản nên tự cho thế là may mắn lắm rồi.

 

Nơi cư ngụ tạm yên ổn, chỗ làm tốt, công việc một phát ngân viên trong ngân hàng chỉ cần cẩn thận và nghe chỉ dẫn của xếp. Với số lương $520 Mỹ kim một tháng, chị coi như ḿnh đă may mắn hội nhập nhanh hơn một số người thân.

 

Một buổi tối cuối tuần, chị dọp dẹp nhà cửa, nh́n lên tường thấy trống quá, chị tự nhủ, sáng mai sau khi đi nhà thờ, ḿnh nên đi t́m mua một tấm tranh treo trên tường. Chưa biết là loại tranh nào, nhưng ít ra cũng phải làm cho bức tường ở giữa pḥng ấm áp một chút chứ.

 

Chị đi loanh quanh Garage Sale, Goodwill, và mấy cái tiệm tàng tàng rẻ tiền, chẳng t́m ra bức tranh nào ưng ư. Mấy cái tranh in phong cảnh băi biển, hay thành phố, hoa lá, trông tất cả đều vô hồn làm sao! Chị cứ cầm lên, bỏ xuống, cuối cùng về tay không. Chị đi hai ba lần cuối tuần như thế, cũng chẳng được bức nào thích mà vừa túi tiền. Túi tiền của chị lúc đó hạn chế lắm. Cuối cùng chị quyết định. Tại sao ḿnh không tự vẽ một bức tranh nhỉ? Ở Việt Nam chị có vào trường Mỹ Thuật Gia Định học vẽ một thời gian mà.

 

Chị đi làm, hỏi đồng nghiệp mua dụng cụ vẽ ở đâu? Và chị chọn vẽ mầu nước thay v́ sơn dầu cho rẻ hơn.Vẽ ch́ than trông buồn lắm, mà không phải họa sĩ thứ thiệt dễ trông thấy cái vụng. Chị thuộc loại "Họa sĩ vụng". Cuối cùng chị mua giấy và một số mầu nước về. Chị bắt đầu vẽ một bức tranh tĩnh vật:

 

Chị không ngờ bức tranh tĩnh vật chị bắt đầu năm 1975, chị tiếp tục vẽ đến bây giờ, bức tranh vẫn dở dang. Chắc nó không bao giờ hoàn thành.

 

Khi chị dựng cái giá vẽ lên, chị phân vân không biết nên bắt đầu vẽ cái ǵ vào đó. Quả táo, ổ bánh ḿ, chai rượu, b́nh hoa là những thứ họa sĩ hay cho vào tranh tĩnh vật. Với chị, những thứ ấy chẳng nói lên được cái ǵ thuộc về đời sống của chị.

 

Chị nghĩ ḿnh nên vẽ vào đây những ǵ ḿnh đem theo ở quê nhà, nhờ bức tranh giữ cho chị. Kẻo thời gian và đời sống của một người di tản rất dễ làm mất đi những ǵ thuộc về quá khứ. Làm sao chị biết cuộc đời sẽ thổi chị đi tới đâu nữa, sau khi cơn giông băo hăi hùng đó đă cuốn chị trôi xa ngàn vạn dặm.

 

Trong cái túi di tản, khi hấp tấp ra đi, chị mang theo chẳng nhiều ǵ, nhưng chị cũng phải lựa ra. Cái túi đó có: Một chiếc áo dài nội hóa, một cây son môi, cuốn Kiều, cuốn Chinh Phụ Ngâm, ba bộ quần áo thay đổi hàng ngày và ba trăm Mỹ kim (vẫn để dành, chưa tiêu đến đồng nào) ít đồng bạc Việt Nam c̣n sót lại.

 

Năm 1975 chị vẽ vào trong tranh: Cây son màu Terra Cotta (màu hồng đất). Chị nhớ cây son này anh ấy mua cho chị vào một ngày gần Tết, trong Passage Eden, lúc đó hai người mới đính hôn. Chị đă mặc chiếc áo dài màu cam nhạt, thoa son màu hồng đất cùng anh đi chúc Tết, đi chơi với bạn hữu của hai gia đ́nh. Chị nhớ lại, mỗi lần nh́n màu son trên môi, chị thấy nó đẹp như mối t́nh của hai người: cái màu hồng của cánh hoa pha mầu nâu của đất, thật nhẹ nhàng nhưng sao vẫn nồng nàn quá đỗi.

 

Chị vẽ thêm cuốn Kiều, cuốn Chinh Phụ Ngâm và vạt áo dài mầu cam nhạt. Bức tranh treo trên tường năm đó, nền trắng với một vệt son môi nằm bên hai cuốn sách màu nâu nhàn nhạt, có vạt áo dài màu cam ngọt ngào vắt ngang.

 

Thời gian trôi như mộng, chảy một gịng sông đời. (*) Năm này sang tháng khác. Chị làm lại đời ḿnh. Sinh con, nuôi con, chăm nom cha mẹ già, rồi cha mẹ mất đi.

 

Chị vẽ thêm hai cây thập giá vào bức tranh tĩnh vật.

 

Đời sống quanh chị với bao nhiêu là tiếng động. Có những tiếng kêu vang vọng đến từ quê nhà xa ngút ngàn. Có tiếng kêu âm ỉ trong lồng ngực chị. Chị không biết vẽ tiếng động như thế nào, chị vẩy vào tranh những giọt mầu đỏ, những giọt màu tím than.

 

Con cái dọn ra khỏi nhà như chim vỗ cánh ra giàng. Rồi con gái chị thành người mẹ, con trai chị thành người cha. Soi gương thấy ḿnh tóc trắng. Chị vẽ vào bức tranh tĩnh vật một ḍng sông màu lục và những sợi tóc màu xám tro.

 

Bức tranh theo chị từ thành phố này qua thành phố khác, từ ngôi nhà này sang ngôi nhà kia. Mỗi nơi chị thêm vào một chút, lá cờ quốc gia trong tranh của chị cũng đứng im như gió đứng. Mỗi lần nh́n vào, chị như muốn mang hết hơi của ḿnh thổi vào nó, cho nó tung bay. Lá cờ không nhúc nhích, nước mắt chị lại trào ra.

 

Bức tranh im lặng, nhưng vùng biển quê hương chị th́ sóng đang gào, những tiếng gào trong họng biển, chị vụng về không diễn tả nổi. Chị quẹt trong tranh một mảng xanh đen loang lổ, đến bất tận.

 

Chị muốn vẽ về người dân Việt ở quê nhà, nhưng trí tưởng tượng của chị nghèo nàn quá, chị không biết dùng mảng màu nào để vẽ xuống những thăng trầm, những nghịch lư, những tương phản đang diễn ra nơi đó. Chị vẽ xuống một ṿng tṛn không màu.

 

Bức tranh toàn những mảng màu câm.

 

Tết âm lịch lại về, tháng 4 rồi lại đến.

 

Bốn mươi năm bức tranh tĩnh vật vẫn chưa hoàn thành. Chị nh́n bức tranh treo trên tường tự hỏi: Khi nào ḿnh sẽ ở trong bức tranh này? Chị cầm chiếc cọ loay hoay không biết, nếu vẽ, th́ ḿnh đặt ḿnh vào đâu? Ở trên cùng bức tranh nh́n xuống, hay ở dưới bức tranh nh́n lên. Ḿnh sẽ đứng trên một ngọn đồi đầy gió ở quê người hay ḿnh sẽ ngồi bên một băi biển, sóng êm, gió lặng ở quê nhà, hay ḿnh sẽ im ĺm như cây thập giá cạnh mẹ cha.

 

Bức tranh tĩnh vật không trả lời chị. Chị nh́n con số 1975 trên góc bức tranh. Chị ngửi thấy thoang thoảng trong không gian mùi hương trên bàn thờ của ngày 30 tết.

 

Chao ôi, đă bốn mươi năm rồi. Chị đứng lên đi mở tất cả cánh cửa trong nhà cho gió lùa vào.

 

 Ước ǵ gió thổi tất cả những ǵ chị vẽ trong tranh bay đi, bay đi.

 

Ước ǵ gió đưa chị về lại nơi chốn thân yêu của bốn mươi năm ngày xưa đó, và mọi sự ở nơi đó vẫn đứng lại như trong một bức tranh tĩnh vật, đợi chị về.

 

Em ước tuổi ḿnh như pháo đỏ

Người quên chưa đốt lúc xuân về .

(Thơ tmt)

 

 

TRN MNG TÚ

 

(Khánh Dung sưu tm và chuyn)

 

 

hoavang_lado_ua_dep.jpg

website counter