NHẦM
"Nhầm" có thể trở
thành một trong những từ ngữ của năm của
người Việt. "Nhầm" xứng đáng trở
thành tên gọi trong một chương lịch sử hiện
đại của người Việt.
Chưa bao giờ người ta chứng
kiến việc "nhầm" trở nên thịnh hành ở
Việt Nam như bây giờ. Trong vụ hàng ngàn cây xanh bị
chặt đổ đầy những câu hỏi, như một
vụ án công chưa có câu trả lời, người chịu
trách nhiệm chính thức là ai, th́ lại có tin hàng loạt
cán bộ cấp be bé bị kiểm điểm. Có nhầm
không? Người Việt đủ thông minh để hiểu
rằng thủ phạm chính vẫn ở đâu đó trong
các dinh thự cao rộng, vụ kiểm điểm chỉ
là một thủ pháp để xoa dịu sự bất b́nh
của đám đông.
Lănh đạo Hà Nội nói rằng
họ rút kinh nghiệm về việc chặt cây mà không tham
khảo ư kiến dân chúng, nhưng bên cạnh những lời
trần t́nh đó, người ta chứng kiến các sinh
viên đi dán thông báo bảo vệ cây xanh bị công an, dân
pḥng sách nhiễu, những chiếc nơ thiện chí về
môi trường bị xé đi một cách lạnh lùng và chủ
tâm. Một cuộc tuần hành hoà b́nh kêu gọi bảo vệ
cây xanh cũng vây trong không khí căng thẳng như chống
bạo động. Ai đang nhầm ở đây, về một
sự kiện có sinh hoạt dân sự b́nh thường bị
đè nặng bởi các áp lực mơ hồ nào đó?
Những cây xà cừ cao khoẻ bị
nhầm là cây chết, hư hỏng. Gỗ vàng tâm bị nhầm
là gỗ mỡ .. Chúng ta đang nhầm rất nhiều thứ,
bao gồm nhầm cả việc đặt để những
người vào vị trí quản lư nhưng lại không có
khả năng, luôn
nhầm những chuyện quan trọng, gây hoạ cho không biết bao nhiêu
người về sau.
Rất nhiều quan chức khi mắc
sai lầm, vẫn hay nói rằng đám đông, xă hội
đă hiểu nhầm ư của họ. Điều đáng
nói là những vị quan chức đó vẫn luôn đúng
đắn, chỉ có một xă hội hiểu nhầm. Có
khi trí tuệ của đám đông lên đến 80 triệu
người, bằng cả một dân tộc, vẫn bị
coi là hiểu "nhầm". Dân gian không vô cớ mà h́nh
thành rất nhiều các thành ngữ mỉa mai như "lỗi
của thằng đánh máy", "bán vé số thu nhập
rất cao", "coi pháo hoa để quên nghèo" .. tất
cả cũng chỉ xuất phát từ việc "nhầm"
của miệng nhà quan. Họ nhầm về nhân dân, và nhân
dân đều nhầm về họ.
Trong một truyện cười về
nhà triết học Đức F. W. Nietzsche (1844-1900), hậu
thế nói rằng khi ông sắp mất, báo chí đứng
đầy quanh giường và hỏi rằng toàn bộ học
thuật phức tạp của ông, đă có truyền nhân
nào kế tục không. Nietzsche thều thào chỉ tay về
một cậu học tṛ thẹn thùng đứng ở gần
cửa. "Nó. Chính nó .." Tất cả mọi phóng viên
đều ùa sang cậu học tṛ đó. Duy nhất một
nhà báo không chen chân kịp, đành ở lại và hỏi
Nietzsche rằng "Cậu ấy thế nào?". Nietzsche
th́ thào trong hơi thở cuối "Nó là
người hiểu sai mọi thứ".
Ai
trên đất Việt hôm nay, đă quá vội vă, khiến
"nhầm" về mọi thứ?
Không chỉ Hà Nội, mà ngay ở
Sài G̣n, những hàng cây cao lớn, sống hơn nửa thế
kỷ đang bị im lặng hạ gục trong các công
viên, trên các con đường ở G̣ Vấp. Những hàng
cây cũng khoẻ mạnh và không tội t́nh ǵ. Cuộc sống
đang bị triệt hạ âm thầm mà chỉ có số
đông dân chúng là nạn nhân. Điều đó th́ không thể
nhầm.
Con sông Đồng Nai cũng đang
chuẩn bị lấp để cho một dự án làm ra
tiền nào đó. Hôm nay lấp được một phần,
sẽ không lâu lấp đến những phần khác. Hàng
triệu con người sống với sông nước ở
miền Nam sẽ chịu tai hoạ từ những kẻ
phác thảo các dự án từ pḥng máy lạnh và nước
đóng chai. Tương lai khốn khó và tài nguyên tự nhiên
của đất nước cạn đi là một điều
không thể "nhầm", thậm chí khi một ngày nào
đó những người trách nhiệm vẫn phủi
tay, hô to rằng ḿnh "nhầm".
Tất cả mọi chuyển động
đều làm ra tiền. Đánh dấu một cái cây cần
chặt thôi đă có tiền hơn nửa triệu bạc,
th́ không lư ǵ tiền tỷ không được làm ra từ
các câu chuyện mà dân chúng phẫn nộ.
Trên đất nước Phượng
hoàng hôm nay, quá nhiều những kẻ may túi ba gang đeo
bám và trục lợi cho bản thân ḿnh. Phượng hoàng rồi
cũng phải kiệt sức trong sự tử tế của
ḿnh và không thể nào c̣n cất cánh nổi. Ngay trong cái chết
của nó, ắt cũng kéo theo không biết bao nhiêu kẻ
ôm bám cùng những chiếc túi khổng lồ mà luôn "nhầm"
là may chỉ với ba gang.
Mùa hè năm ngoái, chúng tôi chứng kiến
quán cà phê vỉa hè mất đi hàng cây xanh quyến rũ của
nó. Tàng cây to lớn từ sân của một công ty nhô cao,
vượt qua hàng rào, trở thành một khoảng râm mát và
xanh tươi của ngă tư đường. Chúng tôi vẫn
hay hẹn nhau ngồi dưới bóng cây và gọi một
ly cà phê - không c̣n quan trọng là ngon hay dở - chỉ là
để được ngắm một con đường
vỉa hè dài, đầy hoa nắng, gió nhè nhẹ thổi.
Phải sống ở Sài G̣n qua những
ngày mưa dầm, những ngày nắng điên cuồng .. mới
thấy tàng cây ấy thú vị đến dường nào
trong một đô thị được nuôi lớn bằng
sự lăng mạn, mà lăng mạn ấy th́ nay cứ bị
tước mất một cách chầm chậm và hiển
nhiên.
Ngày cái cây xanh to lớn không c̣n, giống
như một người đàn bà đẹp bị bí mật
mang đi, không gian đó nhanh chóng vô vị. Mảng tường
và giao lộ quen thuộc đột nhiên thay đổi. Mọi
thứ sáng rực và trơ trẽn như một căn nhà
đột nhiên không c̣n nóc nữa, giống như một bức
tranh được lấp vội bằng một tông màu chói
ḷa của tay chép tranh ngu xuẩn và tham lam.
Những ly cà phê đột ngột
tệ hơn bao giờ hết. Những câu chuyện không
c̣n sự hấp dẫn, người có ghé th́ cũng vội
vă ra đi. Ngă tư trở về với xác thịt bê-tông
vô nghĩa của ḿnh. Người chủ quán buồn buồn
nói rằng ngày trước, khi anh c̣n làm bảo vệ cho
chính công ty nhà nước đó, anh đă ước rằng
khi nghỉ hưu th́ sẽ mượn tàng cây này làm chốn
mưu sinh thanh b́nh cho ḿnh. Nhưng giờ th́ thanh b́nh ấy,
anh cũng không định được. Những người
khách thưa dần. Người chủ quán có khi đọc
hết 3 tờ báo vẫn không ai gọi. Nắng đay nghiến
vào từng phiến gạch nứt nẻ nơi vỉa hè.
Lá không c̣n rơi bên chân ghế.
Không ai trong chúng tôi quay lại đó.
Mặc dù thỉnh thoảng đi ngang, tôi vẫn nh́n vào
nơi có tàng cây cũ, ngẫm nghĩ về một hiện
tại không thể tiếp diễn. Thành phố đă có rất
nhiều những hàng cây xanh bị hạ xuống. Ai biết
được mỗi cái cây đă gắn với một mảnh
đời nào, gắn kết ra sao với sự thơ mộng
nào của thành phố này? Không biết bao lâu th́ người
Việt mới có thể trồng nên những bóng cây cao lớn
cho ḿnh như vậy, nhưng để hạ xuống th́
chỉ trong khoảnh khắc. Như tiễn một người
quen ra nghĩa trang và hầu như không quay lại v́ cảm
giác mất mát, chúng tôi cũng không quay lại quán cà phê
đó, chỉ để không phải vẩn vơ nghĩ
đến một hàng cây.
Và chắc tôi nghĩ ḿnh sẽ không
quay lại Hà Nội, nơi thành phố ngập những
bóng cây. Người Hà Nội chắc cũng như tôi, sẽ
không quen khi thấy những tầng cao xanh của ḿnh bị
dỡ bỏ. Những tầng cây cao và xanh giống như
những thư viện thời gian bí ẩn, lưu giữ
linh hồn của một Hà Nội th́ thời tàu điện
leng keng đến những tiếng rao hàng sớm tối.
Chắc sẽ không c̣n nhiều thơ hay nhạc từ
chính trái tim của những người nghệ sĩ không
c̣n bóng râm đó. Ngày mà bản tin về chuyện Hà Nội
sẽ chặt bỏ đi 6.700 cây xanh của thành phố,
có ai nghe hoa lá xôn xao run rẩy?
Dĩ nhiên, những người chủ
trương hạ cây có những lư lẽ của ḿnh.
Nhưng nên nhớ rằng, mọi lư lẽ được
vận dụng chỉ để thuận lợi cho một
mục đích thực dụng đơn giản và mới
mẻ, đều phải mang đến một sự hy
sinh. Trong ngôi nhà tưởng chừng sẽ măi b́nh yên, một
ngày nào đó, đứa con với nhu cầu hiện đại
sẽ cảm thấy bà mẹ quê mùa của ḿnh là vật cản,
th́ đưa vào viện dưỡng lăo hay cho về quê, cũng
là một giải pháp buộc phải hy sinh.
Hà Nội có 29.600 cây xanh, với 6.700
cây bị chặt đi đồng nghĩa với bao nhiêu
không gian tươi mát bị mất đi? Bao nhiêu hơi thở
trong lành không c̣n? Bao nhiêu trái tim sẽ khô cằn với
nơi sinh sống của ḿnh?
Tháng 5 này, trời chắc sẽ nắng
gắt lắm. Tháng 5 này thuế bảo vệ môi trường
sẽ bắt đầu đánh vào tiền xăng thêm 3.000
đồng/lít. Bao nhiêu tiền bảo vệ môi trường
từ xăng có thể trả lại một lá phổi
trong lành của Hà Nội, hay của Sài G̣n trong những ngày
cây xanh gục ngă? Và bao nhiêu tiền nữa để những
người luôn muốn chặt bỏ đi cây xanh hiểu
rằng tiền không bao giờ mua được linh hồn
đô thị, tiền không thể cứu chuộc
được quá khứ, hay chính họ?
Đôi khi phải ngồi ở vỉa
hè, nh́n chiếc lá rơi cạnh chân ḿnh, mới hiểu.
------------------------------------
Tham khảo thêm:
http://thoiviet.com.vn/xa-hoi/ha-noi-quyet-chat-ha-6700-cay-xanh-tren-pho-c1a391161.html
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/tu-15-tang-thue-bao-ve-moi-truong-doi-voi-xang-len-3000-donglit-1042776.htm
NS TUẤN KHANH>
(Thanh
Long sưu tầm và chuyển)