Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ tt | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | HU'U~ ÍCH 3 | HU'U~ ÍCH 4 | HU'U~ ÍCH 5 | HU'U~ ÍCH 6 | TÀI TÌNH | -DÔ.C -DÁO | LINKS | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | CU'Ò'I CHÚT CHO'I | CU'Ò'I CHÚT CHO'I [tt] | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 1 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 2 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 3 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 4 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 5 | VUI TU'O'I | GIÚP hay GIÊ'T ?

HU'U~ ÍCH 1

 

 

KHI NÀO cần đổ xăng ???

 

 

Đổ xăng có thể làm hại xe?

Cái tiêu đề trên đây nghe rất mù mờ, nhưng không thể viết dài hơn, nên xin giải thích như sau: Cách thức và thói quen đổ xăng có thể làm hại đến máy xe nhiều lắm. Câu này nghe lạ, bởi vì tưởng rằng chỉ có phẩm chất xăng tốt xăng xấu mới ảnh hưởng, ai dè cách thức đổ xăng cũng ảnh hưởng máy xe nữa sao?

 

Vậy có bao nhiêu cách thức đổ xăng? Đổ xăng thì chỉ có một cách là đến trạm xăng, bắt vòi rồi dí vào .. bình. Không ai có thể làm khác hơn, có khác chỉ là thời điểm: Có người mới xài được nửa bình đã vào Refill, người khác phải chờ cho tới giọt cuối cùng, và kim xăng chạy quá chữ E (empty, bình xăng hết sạch!) mới đưa xe vào trạm. Hai thói quen này, hay gọi cách khác là 2 cách đổ xăng này, đưa đến những hậu quả rất khác biệt cho đầu máy. Không biết đổ xăng sớm thì có thể tiết kiệm thêm được xu nào không, nhưng chắc chắn đổ xăng trễ, chờ cho tới khi bình xăng cạn tới giọt cuối cùng mới tiếp thêm là một thói quen xấu, rất có hại cho xe. Chúng ta sẽ phân tích tại sao.

 

Không kể những "quán" xăng ven đường chúng ta đã từng biết hồi còn ở Việt Nam, những trạm xăng được hoạt động hợp pháp trên toàn nước Mỹ đều được giám sát kỹ càng, nên không có chuyện bán xăng pha nước, pha dầu, xăng dỏm, xăng giả. Sự khác biệt giữa các con số 87 - 89 - 91 ghi trên các cây xăng là chỉ về bậc xăng (Grade), tức là độ Octane được pha thêm vào theo sự đòi hỏi của từng loại máy. Nó tuyệt nhiên không biểu thị phẩm chất xăng tốt hơn hay xấu hơn. Trong đa số trường hợp, chúng ta có thể đổ loại xăng 87 (rẻ tiền hơn cả) là cũng đủ, trừ khi nhà sản xuất xe chỉ thị rõ phải dùng một bậc xăng khác (89 hoặc 91). Như vậy, phẩm chất các loại xăng mua tại trạm không phải là vấn đề. Vấn đề chỉ xảy ra khi chúng ta chờ tới lúc xăng trong bình đã xuống quá thấp, hoặc thậm chí cạn khô mới đổ thêm.

 

Dù cẩn thận thế nào chăng nữa, xăng không thể nào không có chút vẩn cặn, trước tiên là từ quá trình luyện lọc, rồi qua các bể xăng trong lúc vận chuyển, lúc lưu trữ .. và sau cùng được bơm vào bình xăng trong xe. Sau 5 năm, 10 năm, 15 năm sử dụng, có tới hàng ngàn, hoặc hàng vạn gallon xăng đã chảy vào bình, rồi từ bình được tiếp vào máy.

 

Số lượng xăng khổng lồ đó không ít thì nhiều cũng để lại những vẩn cặn, lắng xuống đáy bình xăng, bình thường thì nằm im dưới đó, và chỉ được khuấy động khi mức xăng xuống quá thấp. Mức xăng càng xuống thấp, nó càng khuấy động nhiều chất dơ. Lái một cái xe với kim xăng sát xuống gần chữ E (có người còn để kim chạy quá chữ E, và lấy làm mừng vì xe vẫn đủ xăng để chạy) là chúng ta đã liều lĩnh đưa những chất dơ này vào hệ thống tiếp xăng, rồi từ đó vào trong máy. Xăng bẩn là đây, chứ không phải là từ các cây xăng đưa vào.

 

Cũng may, dòng xăng còn phải chảy qua một màng lọc (fuel filter) để cản lại các chất dơ trước khi tiếp vào hệ thống Fuel Injectors. Nhưng màng lọc không thể cản lại tất cả, nhất là khi bạn có thói quen chờ đến khi bình xăng cạn tới đáy mới đi refill.

 

Ông Karl Brauer, chủ bút của Edmunds.com, một trang mạng có uy tín về các vấn đề cơ khí ô tô, phát biểu, "Nếu những vẩn cặn này vào được tới máy, chắc chắn nó sẽ gây ra sẹo sứt và tổn hại lớn", làm đầu máy tê liệt, hoặc hoạt động dưới tầm công suất. Để sửa chữa, bạn có thể phải làm các điều sau đây:

 

Thay lọc xăng (fuel filter): Công tác này nhẹ nhất, nhưng nó không đơn giản như thay lọc khí (Air Filter).

Thông hệ thống tiếp xăng (fuel system):

Thay ống phun xăng (fuel injectors)

 

Và nói dại, nếu có vẩn cặn lọt lọt vào được tận "nội cung", được piston chà sát, gây sứt sẹo trong lòng xi lanh, thì sự thiệt hại không biết thế nào mà kể: Tới mức này thì có lẽ phải thay cả đầu máy, nếu bạn vẫn muốn giữ lại cái xác xe.

Để xảy ra các trục trặc này, tốn kém phải chi ra ít là bạc trăm, trung bình vài ba trăm, trầm trọng có thể lên tới vài ngàn.

 

Biện pháp đề phòng

Có 2 điều người sử dụng xe nên thực hiện để khỏi xảy ra những bất trắc vừa kể:

 

- Đừng chạy xe cho tới giọt xăng cuối cùng mới vào trạm để fill up. Tốt nhất khi xe mới đốt hết chừng nửa bình, bắt đầu lo kiếm chỗ Refill là vừa. Hoặc găng lắm cũng đừng xuống dưới mức ¼ bình xăng. Xét cho cùng, chúng ta đâu tốn kém gì hơn khi đi đổ xăng sớm.

 

- Thay màng lọc xăng (fuel filter): Nếu giữ được điều kiện trên, và giả sử bạn luôn luôn dùng xăng đúng phẩm chất từ các cây xăng lớn, buôn bán hợp pháp ở Hoa Kỳ, thì Fuel Filter có thể trụ được đến 50,000 dặm mới phải thay. Với tuổi thọ cao như vậy, Fuel Filter không đến nỗi làm phiền chúng ta lắm.

 

Nói tóm lại, chạy xe và dùng xe mang lại nhiều niềm vui, miễn là chủ xe có một chút ý thức về bảo trì và săn sóc. Nhiều việc chúng ta tự làm được, hoặc nếu phải mang ra cho thợ thì tốn kém cũng được giảm đến mức tối thiểu, không ảnh hưởng bao nhiêu tới niềm vui của chúng ta khi ngồi sau tay lái.

 

 

HAO SMITH

 

(LiemHuynh sưu tầm, Liêng Hương chuyển)

 

 

website counter