Home | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | TA.P GHI 48 | TA.P GHI 49 | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | SUY NGÂM~ 11 | SUY NGÂM~ 12 | SUY NGÂM~ 13 | SUY NGÂM~ 14 | SUY NGÂM~ 15 | SUY NGÂM~ 16 | SUY NGÂM~ 17 | SUY NGÂM~ 18 | SUY NGÂM~ 19 | SUY NGÂM~ 20 | THO' HAY | THO' HAY [tt] | THO' HAY 1 | THO' HAY 2 | THO' HAY 3 | THO' HAY 4 | TÀI TÌNH | CU'Ò'I CHÚT CHO'I | CU'Ò'I CHÚT CHO'I [tt] | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 1 | LINKS | NHA.C HAY | VÊ` VN | -DE.P | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | TUYÊ.T VÒ'I !!! | -DÔ.C -DÁO | THÚ VI. | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | CÂ?N THÂ.N | CÂ?N THÂ.N [tt] | VINH~ BIÊ.T !!! | VINH~ BIÊ.T !!! *

BÀI VIÊ'T

 

 

TÍN HIU t THIÊN TÂN

 

(Ngô Nhân Dụng)

 

 

Vụ nổ ở thành phố cảng Thiên Tân (Tianjin, 天津) ngày 12 tháng Tám 2015 xẩy ra trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc đang đi qua một cuộc khủng hoảng do các mâu thuẫn nội tại căng thẳng làm rung chuyển cả hệ thống chính trị Đặng Tiểu Bình dựng lên từ hơn 30 năm nay.

 

Đặng Tiểu Bình chứng kiến cảnh kinh tế thất bại, xã hội hỗn độn trong thời Mao Trạch Đông, cho nên đã đặt nền tảng cho một chế độ ổn định. Thứ nhất, về kinh tế cho phép tư nhân được làm ăn để gia tăng sản xuất. Thứ hai, về chính trị quyền lực thuộc một tập thể thay đổi mỗi 10 năm, trong đó không một cá nhân nào được nắm vai trò khống chế. Thứ ba, về ngoại giao theo chủ trương "thao quang dưỡng hối" (韜光養晦) không khoe khoang sức mạnh quân sự.

 

Bất cứ mô hình nào cũng có giới hạn; nhất là khi xã hội thay đổi nhanh chóng. Khi mô hình chính trị, kinh tế không thích ứng được với những thay đổi lớn trong xã hội, sẽ không tránh được khủng hoảng. Hiện nay Trung Quốc đang bước vào giai đoạn đó; cơn khủng hoảng sẽ trở nên trầm trọng nếu giới lãnh đạo đảng Cộng sản không khéo giải quyết.

 

Nhược điểm lớn nhất trong mô hình Đặng Tiểu Bình là tính chất khép kín, trong khi sự tiến bộ của loài người (cũng như tất cả cuộc tiến hóa trong thiên nhiên) chỉ có thể đạt được trong những hệ thống mở. Đặng Tiểu Bình vẫn không thoát khỏi những di sản tinh thần của những chế độ khép kín từ thế kỷ 15, khi Nhà Minh, nhà Thanh cai trị nước Trung Hoa; di sản đó lại được Mao Trạch Đông đẩy tới cực điểm với chiêu bài mới là chủ nghĩa cộng sản. Đảng Cộng sản cai trị nước Trung Hoa không khác gì các hoàng đế trong Tử Cấm Thành. Họ còn khép kín hơn các vua quan đời trước; với khẩu hiệu vô sản chuyên chính kiểm soát từ miếng ăn, quần áo mặc cho tới lời nói, ý nghĩ trong đời sống hàng ngày của mọi người dân. Chế độ đó có thể hữu hiệu khi mọi người đều nghèo, đều đói, ai cũng chỉ lo thỏa mãn những nhu cầu hạ đẳng, sơ khai nhất. Nhưng khi người ta thấy đủ ăn, đủ mặc, tương quan kinh tế và xã hội phức tạp hơn, thì một hệ thống khép kín sẽ bị rạn nứt vì sức đẩy từ bên trong do các mâu thuẫn mới tạo nên. Nếu không thay đổi để thích ứng, cơn khủng hoảng sẽ làm chế độ lung lay.

 

Đặng Tiểu Bình chưa thoát ra khỏi cái mô hình hệ thống khép kín, đã trùm trên cả nước Trung Hoa từ 600 năm nay. Công tác lãnh đạo tập thể diễn ra trong vòng bí mật, tiêu biểu là những cuộc nghỉ hè tập thể của các thủ lãnh tại Bắc Đới Hà (Beidaihe, 北戴河) vào tháng Tám mỗi năm. Trong thời gian gần một tháng, Bắc Đới Hà biến thành khối óc của cả nước, các cán bộ cao cấp tới đó giải trí và thảo luận "việc đảng, việc nước". Nhưng tất cả được giấu kín, không một người dân hay một nhà báo nào được phép biết ai có mặt, ai không, ngày nào tới, ngày nào đi. Tất nhiên, dân chúng không thể biết họ gặp nhau ở đó nói những chuyện gì, họ quyết định số phận của dân chúng ra sao. Một hệ thống khép kín như vậy tất nhiên đẻ ra nạn lạm quyền, tham nhũng, và những cuộc tranh chấp quyền hành nội bộ với những đòn ngầm chí tử.

 

Năm nay là lần đầu tiên kể từ thời Mao Trạch Đông, cuộc nghỉ hè tập thể ở Bắc Đới Hà chính thức được bãi bỏ. Tập Cận Bình còn cho báo nhà nước loan tin rằng kể từ nay những cuộc thảo luận về chính sách của đảng và nhà nước sẽ diễn ra ngay tại Bắc Kinh và sẽ được công khai hóa.

 

Có phải Tập Cận Bình muốn thay đổi mô hình khép kín của Đặng Tiểu Bình hay không? Khó đoán được, vì các người lãnh đạo nước Tàu xưa nay mưu mô rất thâm hiểm. Ông ta có thể đã bãi bỏ cuộc nghỉ hè tập thể năm nay vì không muốn phải gặp mặt những Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, vân vân. Nhất là không muốn cho những người đó cơ hội lên tiếng chỉ trích mình trước mặt bá quan văn võ; trong khi người Trung Hoa vẫn còn giữ đầu óc "kính lão đắc thọ!". Các lãnh tụ cũ có thể lợi dụng cuộc nghỉ hè tập thể ở Bắc Đới Hà để xuất hiện và ra tay hạ uy tín của Tập Cận Bình, phục hận cho các tay chân thủ túc như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn San, Lệnh Kế Hoạch, vân vân, đã bị Tập Cận Bình làm nhục qua các vụ án tham nhũng.

 

Tháng trước Tập Cận Bình đã cho các tờ báo của đảng cộng sản đăng một loạt bài chỉ trích các nhà lãnh đạo về hưu vẫn can thiệp vào chính sách của chính quyền đương thời, tiếp tục bảo vệ mạng lưới tay chân lũng đoạn cả chính quyền các địa phương. Chưa bao giờ Nhân Dân nhật báo đưa ra những ý kiến nhắm thẳng vào các cựu thủ lãnh như vậy. Hiện tượng này cho thấy địa vị của Tập Cận Bình vẫn chưa hoàn toàn vững chắc, còn phải lo đối đầu với nhiều địch thủ đáng sợ.

 

Cảnh đấu đá lẫn nhau luôn luôn diễn ra trong một hệ thống chính trị khép kín, nhưng chỉ trong vòng bí mật giữa các nhóm lãnh tụ với nhau. Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã hạ thủ Bạc Hy Lai, một người của phe Giang Trạch Dân. Tập Cận Bình liên kết với Hồ và Ôn trong trận đấu này, nhưng sau đó đã thanh toán các đàn em của Hồ Cẩm Đào như Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch. Trận đấu đang tới hồi quyết liệt để chuẩn bị cho đại hội đảng năm 2017. Khi đó, năm người trong Thường vụ Bộ Chính Trị sẽ nghỉ chỉ còn Tập Cận Bình và Lý Khắc Trường.

 

Chúng ta cũng đang chứng kiến cảnh các nhà chính trị ở Mỹ đang giành nhau làm ứng cử viên tổng thống năm 2016. Cảnh tượng náo động đó diễn ra trước mắt công chúng, phơi bầy trước báo chí cả thế giới. Ở Trung Quốc cảnh giành giật quyền hành diễn ra trong bóng tối, người dân không được phép ghé mắt nhìn. Không khác gì ở Việt Nam.

 

Đó là đặc điểm của hệ thống chính trị khép kín do Mao Trạch Đông dựng lên và Đặng Tiểu Bình duy trì, cho tới nay bản chất không thay đổi.

 

Nhưng một hệ thống khép kín như vậy không thích hợp với đời sống kinh tế hiện đại. Cho nên Trung Quốc đã trải qua một cơn khủng hoảng thị trường chứng khoán và khủng hoảng hối đoái, cả hai tới nay vẫn chưa thấy ngõ thoát. Kinh tế hiện đại dựa trên thị trường đòi hỏi một cái khung hệ thống mở. Mọi nền kinh tế bình thường đều trải qua các chu kỳ lên xuống, đó là một luật tự nhiên. Kinh tế lên đến một mức nào đó thì phải xuống, cũng như sau mùa Hạ, mùa Thu, sẽ tới mùa Đông. Phải có những cây cỏ chết đi để làm phân bón cho các loài thảo mộc khác sống và phát triển mạnh hơn. Trong nền kinh tế phải có các công ty phá sản, có khi cả một ngành hoạt động kinh tế được xóa bỏ vì lỗi thời. Hệ thống khép kín không cho phép quá trình tự nhiên đó được tuần tự triển khai; các bế tắc cứ tích tụ, chồng chất lên nhau. Hệ thống chính trị khép kín khiến cho các quyết định thay đổi kinh tế không thể thực hiện được nhanh chóng vì thế lực nào cũng muốn bảo vệ các quyền lợi đang được hưởng. Đó là mối họa của mô hình Đặng Tiểu Bình mà Trung Cộng đang phải đối phó.

 

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức công bố chủ trương "thị trường hóa" nền kinh tế. Tập Cận Bình muốn thị trường đóng "vai trò quyết định" thay vì guồng máy thư lại nhà nước. Nhưng trong khi kinh tế muốn được cởi mở và tự do hơn, thì chính trị vẫn cưỡng lại, muốn duy trì quyền kiểm soát toàn diện của đảng cộng sản. Đó là mối mâu thuẫn khó giải quyết. Tập Cận Bình chỉ có thể thoát khỏi cảnh bế tắc này nếu nhận được thêm sức đẩy từ dưới lên, khi chính người dân Trung Hoa đứng lên đòi thay đổi.

 

Vì vậy, vụ tai nạn ở Thiên Tân có thể là một cơ hội. Các kho hàng của Công ty Tiếp liệu Quốc tế Thụy Hải (Rui Hai International Logistics, 瑞海国际物流公司, người Trung Hoa dịch Logistics là Vật Lưu) nổ và bốc cháy làm hơn 100 người chết đã làm lộ rõ tình trạng hủ lậu của cả hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị của Cộng sản Trung Quốc.

 

Điều gây ra bất mãn nhất là các tai nạn trong cơ xưởng đã xẩy ra bao nhiêu năm nay nhưng guồng máy cai trị của đảng Cộng sản vẫn hoàn toàn bất lực. Người dân đã nhìn thấy cả hệ thống chính trị hoàn toàn "vô cảm" trước đời sống của người dân bình thường! Bao nhiêu nhà máy hóa học được dựng lên ở ngay nơi dân cư đông đúc. Từ Tháng Tư đến giờ, đã có năm vụ nổ ở các cơ xưởng hóa học tại các thành phố, tổng cộng 12 vụ kể từ đầu năm. Năm 2014, một nhà máy làm phụ tùng xe hơi phát nổ giết chết 75 người. Tháng Sáu năm 2013, một cơ xưởng làm thịt gà ở Đức Huệ (Dehui, 德惠), tỉnh Cát Lâm bốc cháy; trong số 350 công nhân đang làm việc có 119 người chết vì các cửa ra vào bị khóa chặt! Tháng Tư vừa qua, nhà máy sản xuất chất paraxylene (PX) ở Chương Châu (Zhangzhou 漳州), tỉnh Phúc Kiến (Fujian, 福建) bị nổ lần thứ hai trong vòng 20 tháng! Chất paraxylene có thể gây độc cũng được chứa trong kho hàng nổ cháy ở Thiên Tân, cũng như nhiều hóa chất nguy hiểm khác.

 

Đảng Cộng sản Trung Quốc nhắm mắt trước các tai họa lao động và công nghiệp, dù biết rằng nguy hiểm cho công chúng. Vì họ chỉ nghĩ đến nhu cầu sản xuất, lúc nào cũng lo "vượt chỉ tiêu", bất chấp sức khỏe và mạng sống con người. Trong năm 2014, có 68,061 công nhân Trung Quốc chết vì tai nạn tại sở làm, theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Tính ra mỗi ngày 186 người chết vì tai nạn lao động, trong dân số 1.3 tỷ người. Ở nước Mỹ, mỗi ngày chỉ có 12 công nhân chết vì tai nạn lao động, trong dân số 320 triệu.

 

Hơn 400 người dân ở Thiên Tân đã tự động biểu tình phản đối nhà nước; nhưng đây không phải là lần đầu tiên. Năm 2009, dân Phúc Kiến đã biểu tình chống một nhà máy gây nhiễm độc chất chì trong nước dùng. Năm 2011, những cuộc biểu tình ở Đại Liên (Dalian, 大連), tỉnh Liêu Ninh đã bắt buộc nhà cầm quyền phải đóng cửa một nhà máy hóa học. Mỗi ngày trung bình có 500 cuộc biểu tình lớn nhỏ trong lục địa Trung Hoa, phần lớn với lý do chống tham nhũng.

 

Nhưng tham nhũng, lộng quyền, và tai nạn lao động, vân vân, chỉ là hậu quả của một chế độ khép kín, với một đảng độc tài nắm toàn quyền cai trị. Khi nào người dân Trung Quốc ý thức được các quyền công dân của họ, đứng lên đòi t do dân ch để tự bảo vệ quyền sống an toàn, lúc đó nước Trung Hoa mới thay đổi được. Tai họa của người dân Thiên Tân có thể gửi một tín hiệu đi khắp nơi cho những người đang sống dưới chế độ độc tài toàn trị biết họ phải làm gì nếu muốn được sống xứng đáng như những con người.

 

NGÔ NHÂN DNG

 

(A Trinh sưu tầm và chuyển)

 

 

website counter