Người Việt cố giàu lên
ĐỂ LÀM G̀?
(TUẤN KHANH)
Trong những ngày mưa ngập lụt lội
nhiều nơi tại Việt Nam, có một người
đàn ông đi xe hơi hạng đắt tiền đă
giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn
đă lên đến thắt lưng, để lại chiếc
xe của ḿnh một cách đau đớn bất lực.
Như hàng vạn người nghèo khó khác đă ngụp lặn,
lội qua gịng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc
xe honda, xe đạp của ḿnh để về nhà, người
đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi
không lời đáp về tương lai mà tiền của
là vô nghĩa trước những biến động
đang ập đến ngay cửa nhà ḿnh.
Qua những biểu đạt than phiền
về ngập lụt khắp nơi, qua các trang mạng hay
báo chí, có thể thấy rằng không phải con người
Việt Nam đă quá sức chịu đựng, mà họ
như sực tỉnh trước một giấc mộng
dài được vỗ về bởi những người
lănh đạo về sự hoa lệ của đô thị,
về những chỉ số phát triển .. nhưng chỉ trong tíc tắc đă lộ
ra rằng mọi thứ chỉ là sân khấu tạm thời
rực rỡ. Khi cánh màn nhung và những lời tuyên bố
vừa dứt, hiện thực đă hiện ra tàn nhẫn
với tương lai về nhà đen ng̣m.
Người Việt rầm rộ làm giàu từ
nhiều năm nay, tập bỏ quên mọi thứ khác
chung quanh ḿnh, mà tưởng chừng miếng cơm manh áo
no đủ sẽ giải quyết tất cả, nhưng
mọi thứ lại không phải như vậy.
Chưa bao giờ người Việt ào ạt
in và ngấu nghiến đọc những công thức dạy
làm giàu, dạy thành đạt như bây giờ. Thậm chí
liều thuốc cường dương dựng đứng
giấc mơ thành đạt của Mă Vân (Jack Ma) cũng
được nhắc đi nhắc lại như một
kim chỉ nam "quá 35 tuổi
mà c̣n nghèo là tại bạn". Thế
nhưng những phong trào uống, chích các loại thuốc
như vậy không hề có việc ghi chú chống chỉ
định rằng việc thành đạt nóng, phải
giàu có cho bằng được đôi khi cũng tạo ra
loại ác thú núp kín sau bộ mặt niềm nở với
đồng loại của ḿnh.
Rất nhiều người trẻ ở
Việt Nam muốn nhanh giàu có, nên đă bơm hoá chất
vào heo gà và rau xanh, hoặc trở thành những kẻ cướp
máu lạnh. Tệ hơn nữa là những kẻ luồn
lách và làm giàu bằng gian lận và tham nhũng tiền thuế
của nhân dân. Làm giàu và khoe giàu đă trở thành một tín
chỉ quan trọng để vuơn lên, leo vào một chuồng
trại khác trong xă hội Việt Nam hôm nay. Già hay trẻ cũng
vậy! Sự tôn thờ vật chất đă có rất nhiều
ví dụ đau ḷng như con giết cha mẹ để lấy
nhà, lấy đất cho đời thụ hưởng.
Nhưng rồi sự giàu có đó, sự
tách biệt hănh tiến đó bất chợt vỡ toang
như những chiếc bong bóng xà pḥng khi cơn mưa
đem lụt lội đến. Họ nhận ra rằng
mặt bằng cuộc sống không an sinh, khônh có ǵ cân bằng
với giáo dục, môi trường, an ninh .. Mọi hợp đồng bảo hiểm
chỉ là tṛ tận thu chứ không hề cứu rỗi lúc
tai ương. Mọi lời hứa vĩ đại trôi
qua năm tháng, ch́m vào hiện thực. Tương tự như sự kiện "ngày đen tối" của thị trường chứng khoán
Việt Nam ảnh hưởng bởi thị trường
chứng khoán Trung Quốc, trong tháng 9/2015 với gần 10 tỷ
USD bốc hơi trong vài ngày, đă nhắc khéo rằng
dường như mọi lâu đài đang được
dựng lên bằng ảo tưởng của một
đám đông, và bằng thực tế đáng giá của một
vài kẻ đứng sau cánh gà.
Một chị bạn để dành
được ít tiền sau những năm dài vật lộn
mưu sinh, đă gọi hỏi tôi rằng có cách nào
đưa con đi du học nước ngoài thật nhanh.
Khi tôi hỏi lư do v́ sao chị gấp gáp như vậy, th́
câu trả lời - không phải
của riêng một người - rằng chị cảm thấy lo lắng
và muốn đưa con đến một môi trường
sống và giáo dục tốt hơn. Một thế hệ mới
của người Việt đang tự cào cấu với
khát vọng đổi thay cuộc sống của ḿnh
nhưng bất lực, nên đành chọn cách chạy
đi?
Câu chuyện của chị bạn xảy
đến cùng lúc với tin những học tṛ nghèo ở
Huế chưa đóng được học phí bị bêu
tên dưới cột cờ. Công ty Tôn Hoa Sen kêu gọi từ
thiện nhưng chặn nguồn nước của dân thiểu
số ở Đạ Mri đế ép lấy đất.
Công ty Tân Hiệp Phát th́ thay v́ xin lỗi người tiêu
dùng, băi nại cho người tố cáo sản phẩm lỗi
bị gài bẫy đi tù .. th́ thay
giám đốc người nước ngoài để rửa
mặt. Và ở Hà Nội, quan lại chia nhau cai trị
trong họ hàng của ḿnh ở huyện Mỹ Đức.
Đă có bao nhiêu người Việt đang gắng làm
giàu, chỉ để t́m cách cho ḿnh hay con em ḿnh rời xa
quê hương? Chắc không ít, và cũng chắc chắn
không phải là một khuynh hướng tạm thời.
Nhan nhản trên các trang báo, cũng như
tin nhắn rác, là các dịch vụ môi giới đầu
tư hay học nghề .. ám chỉ
việc ra đi, định cư ở nước ngoài. Một
người bạn làm công việc này cho biết lượng
người gọi vào, t́m hiểu, làm đơn hay hy vọng
đang tăng đến mức kinh ngạc, thậm chí diện
EB-5 của Mỹ, đ̣i hỏi phải có ít nhất 500.000
USD cũng vậy . Trong các bài phóng sự được dịch
từ báo nước ngoài cho thấy người Trung Quốc
làm ra tiền đang ùn ùn t́m cách chuyển tài sản ra khỏi
nước hoặc t́m cách di cư sang các nước
phương Tây. Chỉ tính trong 10 năm, từ năm 2000
đến 2011, Trung Quốc đă chảy máu hơn 3.500 tỷ
USD do người giàu Trung Quốc chuyển ra ngoài.
Chưa có con số thống kê nào về
người Việt Nam nhưng tin tức vẫn hay hé mở
cho biết các đại gia Việt luôn trong thế "an toàn" khi tất
cả nhà cửa, tài sản, gia đ́nh .. được sắp xếp ở Mỹ,
Canada .. thậm chí ở ngay Singapore. Cũng
như người Trung Quốc, họ đă cố gắng
làm giàu bằng mọi cách trên quê hương ḿnh nhưng
không chọn tồn tại ở nơi đó. Điều
này có ư nghĩa ǵ?
Có cái ǵ đó thật khó nghĩ về cách
vồ vập muốn làm giàu của người Việt
hôm nay, kể cả cách sau đó họ che mặt ra đi,
bất chấp Việt Nam vẫn đang sáng rực tên trên
các bản tin b́nh chọn là một trong những quốc gia
hạnh phúc và đáng sống nhất thế giới.
Trong bài thơ Quê hương của nhà
thơ Đỗ Trung Quân, đời thật đẹp với
những chùm khế ngọt.
Nhưng dường như một lớp người
Việt hôm nay không chỉ tranh nhau hái trái, đốn hạ
cây mà âm mưu sở hữu bán cả mảnh đất
cha ông đă trồng cây để đầy túi. Nhưng lạ
thay, sau đó họ lại lặng lẽ gói ghém ra đi thật xa. Người
Việt đang cố gắng làm giàu thật nhanh rồi
như vậy, v́ sao?
Xin đừng ai trả lời. Đừng
nói một lời nào cả. Chúng ta hăy cùng lặng im và suy ngẫm.
(Hết phần 1)
TUẤN KHANH
(Khánh Dung
sưu tầm và chuyển)