TÔI THẤY HOANG TÀN TRÊN TUỔI XANH
(NS Tuấn Khanh)
Đó là một buổi chiểu của
năm 1987. Một buổi chiều mà tôi cứ hay bị kư
ức lôi về căn pḥng tối thăm thẳm không lời
đáp. Đó là năm thứ 2 trung cấp, tôi đang theo học
ở Nhạc Viện TP. Buổi chiều với giờ học
Trích giảng Âm nhạc của thầy Trương Hữu
Lang. Cả lớp bỗng sững lại. Gương mặt ông thấy cũng bối
rối khi bà bí thư Đảng Uỷ Nguyệt Anh dẫn
theo một công an viên đến lạnh lùng gọi tên một
người bạn của tôi bước ra khỏi lớp.
Anh Trịnh Bằng Phi, học contrabass, luống cuống
nghe thông báo rồi quay lại bàn gom sách vở ra về. Từ
đó về sau, tôi không bao giờ gặp lại anh
được nữa. Anh Phi bị
đuổi học bất ngờ v́ người ta t́m thấy
ba anh là một sĩ quan của
chế độ VNCH. Khi ấy anh chưa được
25 tuổi, nhưng đă là một trong những tay chơi
contrabass hiếm hoi đủ thể chất và tŕnh độ
của miền Nam, thế nhưng anh bị xô ngă một
tương lai, v́ lư lịch. Trong suốt những năm
theo học ở các trường đại học, tôi học
khôn được một chuyện là ở quê hương
ḿnh, lư lịch có thể giúp một người đi xa
đến bao nhiêu, và ngược lại, có thể tàn phá
hành tŕnh đến tương lai nhanh đến nhường
nào.
Cho đến hôm nay, khi câu chuyện về
anh thanh niên 30 tuổi nhận chức giám đốc Sở
ở tỉnh Quảng Nam bị đưa vào các cuộc
tranh căi, tôi lại đọc thấy các phát ngôn trên các trang
báo của Nhà nước bảo vệ cho vị giám đốc
Sở trẻ trung ấy bằng những lời lẽ
nhân ái mà tôi và thế hệ tôi chỉ có mơ mới thấy.
Trả lời phỏng vấn của báo
Người Đưa Tin, ông Nguyễn Viết Chức,
nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục
Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Viện
trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long, nói
rằng người tài không cần xét là con ai. C̣n độc giả Vu Gia th́ viết trên
VietnamNet rằng "nhắc
đến lư lịch làm ǵ?". Tôi chúc
phúc cho anh giám đốc Sở 30 tuổi ấy. Và hy vọng rằng nếu anh may mắn
được bảo vệ ở đủ chiều cho
chức vị ấy, hăy cố gắng chứng minh khả
năng của ḿnh với đất quê Quảng Nam nghèo
khó. Anh hăy chứng minh là một người lănh đạo
minh bạch và tử tế để vượt qua mọi
cái nh́n ghẻ lạnh của dân chúng lúc này. Anh ta may mắn hơn những người
bạn của tôi, của thế hệ tôi.
Những ai từng học qua ở Nhạc
Viện vào cuối thập niên 90 chắc đều c̣n nhớ
tay chơi viola tài hoa Phúc Hải. Anh
được nhận học ở Nhạc Viện bởi
ngay từ lúc thi tuyển, các thầy cô chuyên môn đă nhận
ra đó là một tài năng hiếm có. Những năm cuối
của bậc đại học, Phúc Hải được
các chuyên gia âm nhạc của Nga đến nghe và lập tức
chọn để cho học bổng tu nghiệp ở
Moscow. Cũng như mọi câu chuyện lăng mạn về
âm nhạc, như Đặng Thái Sơn, sinh viên Phúc Hải
có thể thử sức ḿnh ở một môi trường
thử thách với tài năng của anh. Thế nhưng vào
buổi chiều hôm đó, Phúc Hải được tin anh
không được nhận học bổng đi du học,
v́ ba của anh là thành phần của
chế độ cũ. Thầy tôi, giáo sư Đinh
Sơn, một đảng viên có hơn 30 tuổi đảng,
là người ra sức bảo vệ sinh viên Phúc Hải
nhưng rồi thất bại. Ông buồn
bă nói với tôi rằng có lẽ ở đất nước
này, chuyện lư lịch là một cái bẫy công khai nhưng
ai cũng phải bị vướng một lần.
Tôi chúc cho tất cả những bạn trẻ
làm quan ở tuổi thanh xuân phơi phới hôm nay, sẽ không có những ngày
tháng hoang tàn như bạn bè tôi. Dù bên
tai tôi nghe vẫn vo ve những xảo ngữ về chuyện
lư lịch không quan trọng, tôi vẫn mong đất nước
này người tài có thể cống hiến, và tham vọng
cha truyền con nối chức vụ chỉ hiếm hoi ở
bọn đê tiện. Buồn chán, anh sinh viên Phúc Hải tài
năng mà tôi biết đă bỏ trường và bỏ hẳn
đàn. Sau đó ít lâu anh đi nước ngoài theo diện
H.O. Anh là một trong nhiều trường hợp
không may về lư lịch.
Lư lịch không phải là chuyện của
hôm qua hay hôm nay mới trở thành chuyện bàn căi, mà Việt
Nam đă từ lâu ghi nhận câu chuyện của nghệ sĩ
Đặng Thái Sơn với lư lịch có cha Đặng
Đ́nh Hưng, là một nghệ sĩ bị chỉ định
cư trú kèm theo dơi của công an v́ đă tham gia các phong trào
Trăm Hoa Đua Nở, Nhân Văn Giai Phẩm. Nếu không
có nghệ sĩ dương cầm người Nga Issac Katz
ra sức bảo vệ và t́m đủ mọi cách để
mang ra khỏi Việt Nam vào năm 1974, th́ chưa chắc
thế giới đă có một Khôi nguyên người Châu Á
giải Chopin quốc tế tại Warsaw, Balan vào 1980.
Chúng ta không muốn nói về lư lịch. Thật
vậy. Nhưng rơ ràng lư lịch đă là một hiện thực bất khả
biện trên đất nước này, và đă gieo không ít
hoang tàn lên tuổi trẻ của chúng ta và nhiều người
khác. Vậy
hăy đối diện với nó, tṛ chuyện với nó, chứ
đừng tảng lờ và giả nhân giả nghĩa. Tháng 9/2015, tôi gặp lại anh Nguyễn
Hoàng Phương, từng là một trong những tay chơi
Oboe xuất sắc của khoa kèn và dàn nhạc giao hưởng
của Sài G̣n. Năm 1993, anh Phương cũng từng
được cử dự tuyển đi du học ở
Nga, như một trong những hạt nhân xuất sắc của
dàn nhạc giao hưởng thành phố. Thế nhưng
trước vài giờ vào pḥng thi tuyển với chuyên gia
người Nga, anh được thông báo của bên giáo vụ
cho biết anh không đủ tư cách dự tuyển, cũng
do có ba là sĩ quan VNCH - dù ba anh
đă rời trại cải tạo và về nhà vài năm
trước đó.
C̣n rất nhiều người mà tôi
chưa thể kể hết ở đây. C̣n rất nhiều những câu chuyện
mà thỉnh thoảng, khi chúng tôi ngồi lại, buồn
ngơ ngác v́ chỉ thấy hoang tàn trên tuổi xanh của
thế hệ ḿnh. Chẳng bao giờ chúng ta có thể thấu
hiểu được mất mát nếu cứ giả vờ
như những kẻ bại liệt lương tri và ư thức.
Mất mát sẽ là một bài học gần
gũi và nhân ái nhất để nhận ra rằng lư lịch
chỉ là chuyện vặt cần phải bước qua, nếu
tuổi trẻ sớm được trao cho cơ hội
để cống hiến danh dự, trách nhiệm cho tổ
quốc. Nhưng tuổi trẻ sẽ măi măi hoang tàn, nếu
chỉ biết nh́n quê hương như những phần
ăn giấm giúi cho nhau dưới gầm bàn quyền lực.
Tuổi trẻ đó, thời đại đó, không khác ǵ
dành loài dă thú.
NS TUẤN KHANH
(NNS sưu tầm, Ngoc Tran chuyển)